Tìm kiếm từ khóa

2003 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY

Đoàn đại biểu QĐND Việt Nam do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng tham mưu trưởng làm trưởng đoàn thăm và chúc Tết Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành ngày 20/1/2025.

NƠI ÁM ẢNH CHIẾN TRANH CHƯA BAO GIỜ KẾT THÚC

Tròn nửa thế kỷ đã qua, kể từ thời khắc hào hùng non sông liền một dải, đất nước trọn niềm vui. Những thương binh nặng của Trung tâm Ðiều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) vẫn khôn nguôi ám ảnh về cuộc chiến. Trong từng cơn đau nhức nhối nơi mỏm cụt hay hốc mắt, trong từng cơn co giật, tê buốt hay bỏng buốt dây thần kinh…mỗi khi “trái gió, trở trời”. Với những người đã không tiếc máu xương cho ngày thống nhất, đã gửi lại cả tuổi thanh xuân cùng sức trẻ nơi chiến trường ác liệt này, dường như chiến tranh chưa bao giờ kết thúc!
Quân đội Israel tập kết tại biên giới với Dải Gaza. Ảnh: ABC NEWS

Vòng xoáy bạo lực mới

Ngày 19/3 vừa qua, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) bắt đầu nối lại chiến dịch trên bộ tại khu vực trung và nam Dải Gaza, chiếm lại một phần khu vực quan trọng trong lãnh thổ này sau khi tiến hành không kích một hôm trước đó khiến hơn 400 người thiệt mạng, khoảng 1.000 người bị thương, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, phá vỡ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với phong trào vũ trang Hamas.
Các chuyên gia thủy sản trao đổi kinh nghiệm tại trang trại nghiên cứu tôm, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THỤC KHUÊ)

Xây khát vọng về ngành tôm Việt Nam

Nuôi tôm là một lĩnh vực trọng điểm của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Thế nhưng, có những thời điểm, nghề nuôi tôm đối mặt rất nhiều khó khăn, nhất là khi tôm gặp dịch bệnh không rõ nguyên nhân. Cứu tôm, đổi mới chiến lược phát triển nghề tôm giúp nông dân có thể làm giàu, để sản phẩm này của Việt Nam đủ sức cạnh tranh với bất kỳ nước nào trên thế giới - đó luôn là ước mơ của Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, người thường được gọi là “bác sĩ” của tôm.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam (thứ 2 từ trái sang), đang chỉ cái giếng mà phía địch vu cáo là hầm chiến đấu do ta đào trong Trại Davis (tháng 4/1975). (Ảnh: ĐINH QUỐC KỲ)

Nơi mặt trận không tiếng súng

Việc ký kết văn bản Hiệp định Paris là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, nhưng để các điều khoản của Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, đạt được mục tiêu thống nhất đất nước là nhiệm vụ có tính quyết định để thắng lợi trọn vẹn. Nhiệm vụ ấy được hai Phái đoàn đại biểu quân sự ta trong Ban Liên hợp quân sự Bốn bên (Hai bên Trung ương) hoàn thành xuất sắc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hiểm nghèo giữa vòng vây của kẻ thù. Mặt trận ngoại giao quân sự đã góp phần xứng đáng vào Chiến thắng ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, được Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh công nhận là “cánh quân thứ sáu”.
Vùng nuôi cá đặc sản ở Vũng Chùa-Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình: Cá nuôi lồng trên biển chết chưa rõ nguyên nhân

Nhiều năm nay, một số hộ dân ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tiến hành nuôi thủy sản là các loại cá đặc sản và ốc hương ở biển Vũng Chùa và phía trước Đảo Yến. Tuy nhiên, gần đây, cá nuôi trong lồng trên vùng biển này chết không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại trong sản xuất mà còn tạo ra sự lo lắng đối với người dân.
Người nuôi cá lồng bè ở hạ du sông Thu Bồn thiệt hại nặng vì cá chết hàng loạt.

Quản lý chặt mô hình nuôi cá lồng bè tự phát trên sông

Những năm qua, hoạt động nuôi cá lồng bè tự phát trên nhiều nhánh sông ở tỉnh Quảng Nam mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân, nhưng cũng khiến người dân đối mặt rủi ro thiệt hại nặng nếu xảy ra thiên tai. Mô hình này còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cục bộ, cản trở hoạt động giao thông đường thủy.
Anh Hồ Chử Vàng - nông dân điển hình làm kinh tế giỏi ở xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Hồ Chử Vàng - tấm gương nông dân xuất sắc ở Phìn Hồ

Từng gặp rất nhiều khó khăn, nghèo đói như một số người nông dân khác, song nhờ sự chăm chỉ cần cù và biết tính toán làm ăn theo cách “lấy ngắn nuôi dài”, anh Hồ Chử Vàng ở xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã vươn lên trở thành tấm gương nông dân xuất sắc làm kinh tế giỏi. Gia đình anh Vàng hiện nuôi đàn gia súc hàng trăm con, trừ chi phí công nuôi, mỗi năm anh Vàng lãi hơn 700 triệu đồng…
Thu hoạch cá đồng theo cách thức truyền thống của nông dân vùng ngọt tỉnh Cà Mau.

Xây lại mùa cá đồng U Minh hạ

Mùa hạn năm 2023, ông Nguyễn Văn Diễn, một nông dân ở vùng đệm rừng tràm Cà Mau, bắt được con cá lóc đồng nặng gần 2,8 kg, mang đi dự thi tại Vườn Quốc gia U Minh hạ và giành được Giải nhất ở hạng mục "con cá lóc đồng to nhất". Chuyện vui của ông Diễn nhưng khiến nhiều nông dân thứ thiệt ở miệt rừng U Minh hạ lại cảm thấy... không vui.
Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An kiểm tra tang vật thu giữ trong Chuyên án A 424.5p. (Ảnh: LÊ THẠCH)

Kiên quyết ngăn chặn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam

Nghệ An ở gần “tam giác vàng”, khu vực được xem là trung tâm sản xuất, buôn bán ma túy lớn trên thế giới. Thời gian qua, các đối tượng tội phạm đã móc nối, tìm cách vận chuyển “cái chết trắng” từ khu vực này qua Lào, rồi bằng các thủ đoạn tinh vi vận chuyển qua biên giới vào tỉnh Nghệ An, sau đó đưa đi các tỉnh, thành phố khác và sang nước khác để tiêu thụ.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu cho quê hương

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu cho quê hương

Vươn lên từ gian khó, từ mảnh đất còn oằn mình vì vết thương bom đạn, các cựu chiến binh Vĩnh Linh, Quảng Trị đã tỏa sáng tấm gương người lính bộ đội Cụ Hồ, cùng nhau phấn đấu làm kinh tế, giúp nhau làm giàu trên quê hương. Hơn 40 mô hình làm kinh tế giỏi của các cựu chiến binh là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần ấy.

Tùng “điên” giã từ cõi thực

Cái “điên” của Hoàng Hà Tùng dễ nhận diện ngay ở dáng vẻ bề ngoài: trang phục sặc sỡ quần yếm hoa vui mắt, tóc râu xơ xác, lẫn gương mặt dẫu nhàu nhĩ dấu vết thời gian cũng vẫn một kiểu ngơ ngác lành hiền rất đặc trưng nghệ sĩ. Bởi vậy cả cuộc đời rong chơi nghệ thuật dù được tưởng thưởng xứng đáng bằng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân thì Hoàng Hà Tùng vẫn chỉ là “Tùng điên” trong sự “xếch mé” mà đồng nghiệp, bạn bè, người thân, người hâm mộ gọi ông, theo một cách đầy yêu mến nuông chiều và gượng nhẹ...
Lãnh đạo Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch Krông Pắc hướng dẫn nông dân sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ để phát triển bền vững.

Sản xuất nông-lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển nông-lâm nghiệp. Tuy nhiên, những năm qua biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề, đe dọa sự phát triển bền vững của ngành nông-lâm nghiệp. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk chú trọng sản xuất nông-lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía nam Tổ quốc.

Những người lính nhà giàn

Những năm tháng ấy, chúng tôi đã phải đối mặt với sóng gió, với hiểm nguy rình rập từ hướng biển để đặt nền móng vững chắc cho chủ quyền Tổ quốc hôm nay. Câu chuyện tôi viết ra đây không phải về một Paven Kochagin của Liên Xô những năm 1930 mà là về những người lính nhà giàn dành trọn thanh xuân cho biển cả. Biết bao trận cuồng phong đã càn quét qua thềm lục địa phía nam, thế nhưng, lính nhà giàn vẫn sừng sững, hiên ngang nơi đầu sóng, sống trên thép và bền gan hơn thép.
Cá chết trắng bè nuôi ở lòng hồ thủy lợi Ia Mơ chưa rõ nguyên nhân.

Làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên lòng hồ Ia Mơ ở Gia Lai

Ngày 9/10, người dân nuôi cá trên lòng hồ thủy lợi Ia Mơ (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phát hiện cá nuôi lồng bè chết hàng loạt nổi trắng lồng bè mà chưa rõ nguyên nhân. Thấy cá chết hàng loạt, nhiều người dân đã thức trắng đêm kéo lồng bè ra vùng nước sâu giữa hồ nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình.
Cây xanh thành giá đỡ biển quảng cáo quán bia... (ảnh chụp trên một đường phố Hà Nội). Ảnh: Phú Xuyên

Nâng mức chế tài xử lý vi phạm

Hiện trạng cây chết khô bất thường tại nhiều tuyến phố đô thị cho thấy những khoảng trống trong công tác quản lý, bảo vệ cây xanh. Dù đã có nghị định, quy định cụ thể trong lĩnh vực này, song các vụ xử lý, xử phạt hành vi xâm hại cây còn quá ít ỏi. Giao trách nhiệm cụ thể đi đôi với tăng chế tài là những giải pháp quan trọng cần được tính đến.
Nông dân Hợp tác xã Tân Minh Đức dựng lại nhà màng, nhà lưới bị hư hỏng do bão số 3.

Phục hồi sản xuất nông nghiệp sau mưa bão

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 4.351 tỷ đồng; trong đó giá trị thiệt hại về trồng trọt khoảng 3.092 tỷ đồng; thiệt hại về chăn nuôi khoảng 131 tỷ đồng. Ngay sau khi bão đi qua, các cấp chính quyền, các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phục hồi sản xuất.
back to top