

1 “Không được gục ngã!”
Ngay cả trong giấc mơ, Diên cũng nghe thấy những thanh âm ấm áp đó.
Cuối thu.
Bọn tôi lang thang trong khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Bống đi trước. Cái áo đỏ như một cánh bướm của nó phấp phới trên lối mòn. Tôi đi giữa. Nhi cầm máy ảnh đi sau cùng. Mùi nhựa thông bị đốt cháy đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày...
Cơn mưa đột ngột trút xuống ngang chiều khiến đất trời dường như tối sầm lại, gió vít cành xuyên mộc cọ vào mái tôn thành những thanh âm rền rĩ. Huyên bồn chồn nhìn ra phía xa qua ô cửa sổ. Bên cạnh cô là màn hình máy tính nhấp nháy sáng mấy hàng chữ mầu đen buồn tẻ, vài cuốn sách úa mầu lật giở nhiều lần đến nỗi quăn mép góc, lọ bông trang chỉ có một đóa hoa duy nhất nở đỏ lập lòe. Ngoài kia là tháng sáu mưa. Mưa như thác đổ. Tất cả mọi ngả đường rừng giờ này hẳn đã ngập chìm trong nước.
Bọn tôi thức dậy khi Lô Lô Chải đã ngập trong nắng sớm. Tôi thì “về nhà”, còn vài người bạn thì theo tôi “về nhà”, là cái cách tôi gọi mỗi khi về miền núi. Núi rừng ở đâu nhà tôi ở đấy.
Chuyến tàu ra đảo dịp cuối năm chở khá nhiều báo chí các loại. Vài tháng tàu mới từ đất liền ra đảo, báo chí là “một món ăn không thể thiếu” cho người dân và bộ đội. Thông tin trên mạng xã hội khá nhiều, nhưng người dân ngoài đảo vẫn cảm thấy đất liền gần gụi hơn khi sáng sớm mở xem những trang báo mới cập đảo đêm qua còn nhàu nhĩ thấm màu gió cát.
Dạo này, cứ khoảng bốn giờ sáng là hắn thức giấc. Nhưng hắn không vội chui ra khỏi phòng, cứ nằm im ngẫm nghĩ. Tối hôm trước, mẹ hắn bảo. Mày gọi mẹ con cái Yên về đi, làm gì bên ấy mà lâu thế. Hắn nhìn bà mẹ tám mươi như nhìn một kỳ quan. Mẹ lạ thật. Gọi thế nào được, đang chữa cô-vít. Bà cụ không nói gì thêm. Ánh mắt bà hấp háy một câu hỏi “thế mày không mong vợ con à”.
Cơn mưa dứt, thành phố trở lại sạch bong. Những giọt mưa cuối cùng còn đọng trên những ngọn lá.
Lạc giữa những vì sao nhỏ bé
Đùa vui cùng thiên sứ
Hình như đâu vào hè năm 20xx, đúng dịp thành phố Vũng Tàu tổ chức Festival diều quốc tế. Tôi đến vào buổi tối, sau hành trình dài mệt mỏi, nhận phòng trọ trong một khách sạn ở bãi sau, rửa ráy qua loa, rồi đánh giấc thẳng cẳng đến sáng bạch.
Ông già mù đó chiều nào cũng ra ngồi trên cái gốc cây mù u bị cưa cụt. Ông đi một mình, con mắt không thấy ánh sáng mặt trời, chính trí nhớ của ông là thứ ánh sáng rõ ràng nhất và hữu dụng nhất lúc này, con đường vẫn mở ra trước ông không chút khó khăn gì. Cái vẻ tự tin đó, từ cái dáng lưng thẳng, hai vai dang rộng đánh cánh tay một cách khoan thai theo đôi chân bước, những bước phóng khoáng không chút do dự nào. Nhìn từ sau cái tấm lưng già đó, người ta khó biết ông bị mù. Chiều nay, ông lại vác cần câu cá và một mớ mồi ra bến Dốc Cái, buông dây cần từ chỗ cái gốc mù u cụt thân kia, cho đến khi lại hết một buổi chiều.
Cuối cùng thì tháng 11 cũng đến.
Trong suốt một năm dài, đây là tháng mà tôi mong chờ nhất, có lẽ vậy.
Sâm thức dậy, cảm nhận rất rõ luồng gió trong veo mỏng mảnh luồn qua khe cửa chưa đóng kỹ. Căn nhà yên tĩnh quá, tưởng như có thể nghe thấy tiếng của từng chân tóc vừa mới rơi khỏi da đầu. Mùa này tóc Sâm rụng nhiều đến mức gây ám ảnh. Vương vãi trên chăn gối, nền nhà, từ phòng ngủ ra đến bếp.
Trong suốt những cuộc hành trình của mình, những cuộc gặp ngẫu nhiên hay chủ ý, thoáng qua hay lâu dài, thì có lẽ đây là lần tôi bị một đôi mắt ám ảnh nhiều nhất. Đôi mắt của một cô gái, trong vóc dáng mỏi mệt của một bà mẹ. Không biết cô bao nhiêu tuổi, có lẽ 24 hoặc 25, cũng có thể ít hơn. Bên hông là một cô bé con chừng 5-6 tuổi. Đó là lúc tôi đang đi vào làng Chăm, gần đến thì gặp hai mẹ con đi ra. Cô không nói được tiếng Kinh, hỏi gì cũng lắc.
Mình đang chờ ợ ở giữa tháng 6. Hoặc giờ tháng 9 rồi cũng không chừng. Từ Lý đi, không ai xé lịch. Có thể tờ lịch mà mình vừa ngó đã đóng băng cái ngày Lý rời khỏi đây. Cổ rơi ra khỏi giường, rồi đi luôn lúc mình đang ngủ. Họ kể lúc nhốn nháo đó mình có thức dậy, ngồi ngáp ơi hời, nhìn họ đưa Lý ra cửa. Nhưng mình cứ ngồi thừ ra, đến vẫy tay chào cũng không. Chắc mình nghĩ đang mơ. Chiêm bao thì làm gì cho tốn sức. Mình đâu biết cổ đi là đi một nước, không quay lại. Họ có đưa hình Lý cho mình coi sau đó, cổ bận áo tía đắp khăn tía, không cái bóng nào đổ xuống bên giường. Chừng như chẳng ai đứng bên. Mình nói đắp vậy sao Lý nhìn ra cửa?
Nàng chưa bao giờ về quê chồng, chỉ nghe loáng thoáng vậy thôi. Chồng nàng sinh ra lớn lên ở thành phố, quê cũ chỉ là vài câu chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia mà nàng nghe tai được tai mất.
Chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ có ngày mình cầm dao phạt ngang vườn lá dong đang xanh ngăn ngắt như cái buổi trưa hôm nay.
Những cơn mưa xuân lất phất lan tỏa hương thơm man mác, bên sông những tiếng gà vọng qua cùng những cánh chim én chao nghiêng vào con phố nằm thoai thoải bên bãi ngoài đê đã trơ trụi những gốc đào. Ngọc Hân rảo bước qua những vườn đào chỉ còn trơ lại những gốc đào xấu xí, ế ẩm không bán được, chúng như loài đào hoang nở hoa bung kín từ gốc đến ngọn và lấp ló đâu đó nhú vài quả non rồi. Đám trẻ thuê trông đào về quê ăn Tết chưa lên, trên bãi thấp thoáng những con chồn bông lau tinh nghịch thò đuôi khỏi đám lau sậy trên bãi bồi. Ồ, thế là một mùa xuân đang đến hay đang qua?
Thằng Tiến đang tha thủi góc sân, thấy bố về thì mừng quá hô hoán ầm lên. Chị Quỳnh ơi! Bố về là vế bồ rồi. Con bé Quỳnh phi từ nhà tắm ra, tóc còn ướt nhẹp, tay cầm khăn lau, tay sờ áo bố và trách. Sao bố về muộn thế. Ơ thì bây giờ bố mới xong việc. May mà bố không phải trực Tết đấy. Thế mẹ đâu?
1. Phòng chờ bay. Qua kính chắn, nàng ngắm màn mưa đông khẽ khàng, tê dại. Những thân máy bay đườn đưỡn nhoáng ướt, lập lòe đèn tín hiệu trượt xuống từ không gian xám. Xe thang tiến lui, xoay định hướng. Ừ, chiếc xe thang, cồng kềnh chẳng khác chiếc máy múc đặt trên phao thuyền loay hoay bên cây cầu gỗ sơn son ngắm sóng, trước lúc nàng sắp rời thị trấn.
Nước chảy ào ào không bằng hao lỗ mối (*)
(Thành ngữ)
Nhiều lần tôi ước mơ có một số tiền lớn, khi đó tôi sẽ tha hồ thực hiện những dự tính. Không lần nào giống lần nào, những dự tính cứ dày lên trong trí tưởng tượng, đến nỗi tôi đã định lấy giấy ra viết lại theo thứ tự ưu tiên. Nhỡ một lúc nào đó tiền tới bất ngờ, còn nhớ ra việc phải làm.
Miếu thờ Bà Cậu cũng là bến đò dọc. Một bữa nắng trải đầy sân, con sáo già nua rướn cổ gọi: “Đò qua, đò qua”. Có bà già héo hắt, lưng còng queo như cái lưỡi câu, chạy vụt qua. Mặc kệ đò có qua hay không, bà vẫn cặp sát chổi vào hông như tướng thủ gươm, chân nhanh nhẹn như con sóc, rượt đánh thằng con tóc bàng bạc màu bông. Vừa rượt, bà già vừa hét thánh thót, như rọi lại giọng con sáo, suốt đời gọi khơi khơi hai chữ: Đò qua...
Má bị bệnh đau lưng, ngồi xuống đứng lên khó khăn, đi lại khom khom. Ngày đầu cậu Út chở má đi đến bệnh viện huyện. Bác sĩ khám đủ kiểu, cuối cùng mới dẫn má đi chụp X-quang, xong rồi đưa lên ánh sáng nhìn, kết luận: “Bệnh gai đôi cột sống, đốt thứ 4, thứ 5”. Bác sĩ kê toa, mua cả tháng thuốc về nhà uống, nhưng có điều vừa hết thuốc là đau trở lại.
Có truyền thuyết về loài hoa hồng xanh...
Chị cười, ôi dào, chỉ là truyền thuyết. Phan lắc đầu, nắm chặt bàn tay chị. Chị giật mình, rút tay ra. Nụ cười tắt thành một nỗi bàng hoàng.
Em sẽ mang về cho cô một bông hồng xanh.
Từ phương án lịm đi của chuột
Từ xa xưa, con người đã tưởng tượng và mơ ước có khả năng “ngưng động” khi cần thiết. Trạng thái ấy giúp công chúa ngủ trong rừng suốt bao nhiêu năm mà không già đi, chờ có hoàng tử đến hôn mới tỉnh lại và tiếp tục... già; hay Captain America đóng băng hơn sáu mươi năm lại tỉnh dậy tung hoành tiếp, độ trẻ trung mạnh khỏe vẫn còn nguyên, chỉ buồn nỗi người yêu đã vào hàng trưởng lão. Tuy nhiên, một trạng thái “ngưng động” như thế giúp chữa lành những vết thương chí tử, kéo dài đời sống và cho phép du hành đến những hành tinh xa xôi mà thời gian một đời người không thể đến kịp.