Tôi có phúc khi được làm con dâu của bố mười bảy năm. Thời gian chỉ là con số, và dù xác định hay phiếm chỉ thì cho đến lúc này trong lòng tôi, bố vẫn luôn là người bố rất tuyệt vời. Tôi trẻ người non dạ, có những lúc không làm hài lòng người lớn, nhưng chưa bao giờ bố nặng lời với tôi. Những lúc bố buồn, bố thường im lặng một, hai ngày rồi thôi.
Trăng treo lơ lửng giữa bầu trời, tỏa ánh sáng nhợt nhạt xuống mặt ao làng, nơi bóng những hàng tre già in lên mặt nước, lay động theo làn gió thoảng. Ông Đồng đứng trầm ngâm bên ao, đôi mắt trũng sâu nhìn xa xăm. Tiếng rì rào của lũ vịt dưới chân như tiếng vọng từ một quá khứ mơ hồ. Cổ họng ông đau rát, nhưng nỗi đau bên trong còn lớn hơn. Chỉ vài tiếng nữa, phiên tòa xét xử thằng Sơn sẽ bắt đầu. Và có lẽ, đêm nay sẽ là đêm tồi tệ nhất trong cuộc đời ông.
Tôi sinh ra ở một làng trung du Bắc Bộ, tuy thế nhưng gia đình lại không làm nông, bố mẹ tôi đều là công chức. Vào cái thời ấy, thì dù là công chức thế nào đi nữa thì cũng còn nhiều khó khăn lắm.
“Em tên gì? bao nhiêu tuổi?”, vừa hỏi, tôi vừa nhìn gương mặt trong veo sau làn khói mỏng bốc lên từ cái chậu gỗ ngào ngạt hương dược liệu. Cô gái im lặng, khẽ cười. Mãi tới khi những đầu ngón tay cô bắt đầu bấm sâu huyệt thái dương, cô mới rủ rỉ: “Em tên Lan, hai mươi ba rồi…”.
Sảng Chải với người lần đầu thoạt nghe thì như vừa xa xôi, vừa gần gũi. Người nghe quen thì thấy heo hút, sâu hoắm, cắt chia. Còn riêng tôi thì Sảng Chải gần gũi, thân thương, dạt dào tình.
Những ngày thu tháng 10, từng đám mây trắng bồng bềnh trôi chậm rãi qua để lại cái nắng hanh hao, nhè nhẹ trải dài trên những con phố nhỏ ở quê tôi, thỉnh thoảng có những cơn mưa phùn không rõ từ đâu chợt đến và chợt đi như làm không khí thêm mát dịu.
Quyền được tặng một bộ ấm chén tử sa khá đẹp. Không hiểu người tặng là ai nhưng đến khi khui hộp ra thì nó sứt một tí ở miệng ấm. Vợ anh thì tiếc, Quyền cười xòa, kiếm một loại keo mua trên mạng gắn lại đem lên cơ quan là ổn.
Buổi sáng, Kim nhận được tin nhắn của Tân. Chỉ một câu vỏn vẹn: “7 giờ tối nay anh gọi điện cho em có chút chuyện nhé?”. Kim nhìn đồng hồ, mới hơn 7 giờ sáng.
1/Miền nhỏm dậy trên tấm chiếu bèo nhèo trong khoang tàu. Biên vẫn ngủ ngon như con chó nhỏ. Tàu vẫn xình xịch đều đều chạy ra hướng đông, ánh bình minh đang ló rạng. Vậy là con tàu đã băng trên biển một đêm rồi!
Đặt quyển sách xuống bàn, bé An con tôi chợt nói: “Con ước mai mốt con lớn con trở thành người giàu!”. Tôi cũng không ngạc nhiên nhiều, chỉ hỏi đơn giản là “tại sao”. Con bé nhanh nhảu bảo, để sau này con có thể giúp đỡ được nhiều người mà không phải suy nghĩ…
Chúng tôi chào tuổi mới bằng một buổi chiều trốn học thêm môn Toán để xách giá đi vẽ. Kim tặng tôi một bộ sách tự luyện tiếng Anh còn tôi tặng cậu ấy chiếc máy tính Casio 580. Kim cất nó vào ba-lô với một bộ điệu không mấy hào hứng khiến tôi thoáng hụt hẫng. Có thể nó chẳng là gì so những món quà đắt tiền mà bố mẹ cậu ấy sẽ tặng nhưng là tình cảm chân thành của tôi.
Mùa điều chín đỏ, tôi phụ nội nhặt trái rụng rứt hạt đem bán cho thương lái. Nội nói những hạt điều ấy đã nuôi tôi khôn lớn, tôi cầm bàn tay nội gầy guộc, nghiêm trang bảo chính nội và tình yêu thương vô bờ bến của nội mới thật sự dìu dắt tôi đi qua những nhọc nhằn.
Trong rỉ rả tiếng mưa ngày bão, nơi ngã ba giữa trung tâm phố núi, quán cơm mang tên “Chị Đẹp” - điểm hẹn của những tấm lòng giao thoa lan tỏa làm ấm thêm quán nhỏ khiêm nhường.
Mùa thu đón cô bằng những cơn mưa sụt sùi cả quãng đường từ sân bay về khu phố cổ. Chuyến bay đêm muộn mằn cất cánh chậm hơn hai tiếng so với lịch trình. Cô nhắn tin cho Linh không phải chờ rước. Cô có thể tự đi taxi về khách sạn. Chí ít cũng tròn trịa mười lăm năm cô mới ra lại Thủ đô. Quãng thời gian dằng dặc đó biết bao đổi thay, đời người cũng đi thêm một đoạn.
Chợ phiên San Thàng là một điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi đến Lai Châu. San là ba, Thàng là ao. San Thàng có nghĩa là ba cái ao. Chợ thường họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hằng tuần.
Nắng chiếu nhạt dần, nhạt dần, mây lãng đãng trôi hững hờ, hoàng hôn dần buông xuống. Những dải khói lam chiều thong thả quấn lấy lũy tre làng. Người đi làm đồng lục tục kéo nhau về sau 1 ngày làm lụng vất vả.
Nàng thu bao giờ cũng thế, luôn đến thật nhẹ nhàng, dịu êm và không chút vội vã, ồn ào. Hãy xuống phố cùng mùa thu, để cảm nhận không gian, thời gian, cảnh vật và cuộc sống thú vị đến nhường nào.
Chín giờ ba mươi đêm mà rạp vẫn chưa xong. Lễ gia tiên xong rồi, thằng chú rể mệt quá nên đi ngủ mất. Ngoài sân, dãy nhà rạp dài hai mươi mét vẫn còn quăng qua quật lại vì gió quá, dựng mãi chưa xong phần khung cuối cùng. Tám thanh niên nhà rạp đang ngồi trên tấm bạt khá to. Thùng cơm vốn là thùng nước đá, chủ rạp bới cơm vào đó, ý rằng sẽ giữ ấm cho cơm, ai dè suốt ngày nên nó đã nguội và bị nén lại. Tôi luôn tay dọn những món chả giò, thịt nguội, chả lụa, gà quay, heo sữa, bánh hỏi… từ mâm bàn vào bếp vì chẳng mấy ai đụng đũa.
Chẳng thể quên được hương vị của kẹo ú - “đặc sản tuổi thơ”. Kẹo ú có nơi gọi là kẹo củi, kẹo bột, kẹo mật, món ăn vặt gắn liền với ký ức tuổi thơ biết bao người từ những ngày khó khăn lam lũ. Ở quê tôi vẫn thường gọi là kẹo xóc mà mỗi khi chợt nhớ lại thì nó đã xa.