Một “ngân hàng” đặc biệt

Một “ngân hàng” đặc biệt

Năm 2016, khi Nguyễn Tuấn Khởi bắt đầu mô hình Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam (Food Bank Việt Nam), chẳng ai hiểu anh cùng cộng sự đang làm gì. Thế nhưng, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khi thực phẩm được ví là quý hơn vàng, cộng đồng mới thấu hiểu vai trò của tổ chức phi lợi nhuận này. Lúc “ai ở đâu ở yên đó”, Food Bank Việt Nam duy trì cả chục dự án đưa thực phẩm, bữa ăn đến người cần và hỗ trợ bà con nông dân “giải cứu” nông sản.
Nhiều người tìm đến không gian lưu giữ Sài Gòn xưa của ông Huỳnh Minh Hiệp.

Lưu giữ ký ức Sài Gòn xưa

Bộ sưu tập về Sài Gòn trước năm 1975 của nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp (52 tuổi) có hơn 10 nghìn hiện vật. Phó Chánh văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam dành hơn 30 năm ngược xuôi dọc miền đất nước để kiếm cho bằng được nhiều món đồ quý. Khi nắm trong tay các bộ sưu tập, nghe lời cô bạn thân là diễn viên Kim Tuyến, ông chọn một vị trí đủ rộng tại Thành phố Hồ Chí Minh tái hiện lại không gian Sài Gòn xưa với từng hiện vật do mình cất công tìm kiếm, lưu giữ.
Chi hội Luật sư giới thiệu mô hình Phiên tòa giả định để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ảnh: CHI HỘI LUẬT SƯ CUNG CẤP

Những luật sư của trẻ em

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh và các cộng sự của mình hay được mọi người gọi là “tấm lá chắn” cho trẻ em. Suốt 10 năm qua, họ miệt mài góp tiếng nói đưa nhiều vụ án xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em ra ánh sáng, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật dọc miền đất nước để nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực bảo vệ trẻ em trong cộng đồng.
Điều Nhà nhiều lá mong muốn là lan tỏa lối sống xanh đến cộng đồng thông qua những việc làm đơn giản.

Những “chiếc lá” xanh

Ở Thành phố Hồ Chí Minh có một dự án phi lợi nhuận do các bạn trẻ tạo nên, mang tên Nhà nhiều lá. Hơn ba năm qua, những “chiếc lá” trong ngôi nhà chung này đã cùng nhau tạo nên bao điều hữu ích cho cộng đồng. Một thư viện “0 đồng” giữa không gian xanh mát, tủ sách miễn phí cho vài điểm trường xa, chuỗi hoạt động thu rác đổi cây, các buổi chia sẻ truyền thông điệp sống xanh cho tất cả mọi người.
Chăm sóc cây sao nhái làm đẹp cho tỉnh lộ 7.

Đường xuân hoa nở

Kể từ ngày có đường mới, ông Trần Văn Mạnh chăm chạy xe máy thăm thú nhà này, nhà kia hơn hẳn. Cuộc trò chuyện với mấy ông bạn già trong xóm cũng xoay quanh việc so sánh đường cũ - đường mới rồi cười khà khà, thích thú khi thôn ấp giờ có thêm cơ hội để phát triển, chuyện đi lại dễ dàng hơn rất nhiều. Tỉnh lộ 7 (đoạn qua xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) giờ đã là một con đường hoa nở đúng nghĩa để đón mùa xuân mới.
Bà Đinh Thị Giới - người phụ nữ giữ lửa cùng những hậu phương da cam.

Giữ lửa sau những mảnh đời da cam

Những buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Giữ lửa yêu thương trong căn nhà nhỏ của bà Đinh Thị Giới thường ấm cúng và rì rào không hết chuyện. Sáu năm hoạt động, CLB là hậu phương của hậu phương, là chốn đi về của những người phụ nữ có người thân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC). Họ có chỗ để dành được thời gian cho chính mình, tạm bỏ qua những bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống thường ngày, tạm quên đi những nỗi đau da cam vẫn thường trực.
Nhóm Đàn Đó kết hợp với nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc.

Trăm năm... ở đó... cùng đàn

Cảm giác đầu tiên của tôi là háo hức, rồi chuyển sang ngỡ ngàng, sau đó choáng ngợp và cuối cùng là thả lỏng để tận hưởng hết dòng thanh âm kỳ diệu ấy - âm nhạc từ Đàn Đó, dàn nhạc cụ làm hoàn toàn từ tre và đất, do một nhóm nghệ sĩ Việt sáng tạo nên. Nhưng nếu nói, đó chỉ là một dàn nhạc, e rằng còn chưa đủ.
Mô hình nuôi ong ở Hợp Tiến mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Chuyển đổi để thoát nghèo

Hợp Tiến là một xã nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Hợp Tiến (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), và là một xã thuộc danh sách các xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135. Việc phát triển kinh tế-xã hội so các xã khác trong huyện, nói như Chủ tịch xã Hoàng Văn Toàn, thuộc loại “cũng rất vất vả”. Tuy nhiên, sự vất vả lại thúc đẩy nhiều sự biến đổi. Và quan trọng là Hợp Tiến đang có nhiều biến đổi.
Thư viện Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức nhiều hoạt động kết nối học sinh với văn hóa đọc.

Từ trang sách mở ra

“Cô ơi, con rất thích cuốn sách này. Cô đã từng đọc chưa?”, “Cô ơi, con mới tìm được cuốn sách này hay lắm và phát hiện ra tác giả từng là học sinh trường mình. Con sẽ đọc và chia sẻ cảm nhận với các bạn”… Thấy các em hào hứng cầm sách trên tay, chúng tôi chủ động tới bắt chuyện, chị Hoàng Thị Lan, Tổ trưởng tổ Văn, Trung tâm GDTX Chu Văn An (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) khấp khởi trong lòng. Từ những cô cậu ngó lơ thư viện, giờ nhiều em thích đọc và giới thiệu sách, với chị Lan, đó là sự thay đổi đáng mừng.
Anh Nghĩa và con Quậy.

Lang thang với người miền Tây

Anh lái xe Grab chở chúng tôi từ sân bay về TP Cần Thơ nói: “Mưa ít lắm chị. Cuối mùa rồi. Xíu mưa, xíu tạnh hà”. Để anh ấy trả lời được câu này tôi phải hỏi tới vài lần. Về sau tôi phát hiện ra giọng của mình hình như thiếu “trọng âm” nên mọi người nghe không rõ. Tôi cố gắng nói chậm lại và nói nặng hơn (nhấn vào từng từ) để mọi người nghe được dễ dàng hơn. Vậy là bài học đầu tiên đã xảy ra ngay khi xuống sân bay: nói sao thì nói, miễn sao cho giao tiếp thông suốt thì được. Học nói cách người khác có thể nghe.
Người khuyết tật luôn cần những bệ đỡ để có được công việc phù hợp.

Người khuyết tật lập nghiệp

Chập chững lên ba, cơn sốt bại liệt cướp mất khả năng tự di chuyển của Trần Thị Ngọc Hiếu (39 tuổi), khiến chị phải làm bạn với xe lăn. Năm 2008, chị rời quê nhà Đồng Nai lên Thành phố Hồ Chí Minh học nghề làm tranh đá quý. Tưởng ra nghề, được nhận việc, mọi thứ sẽ ổn thỏa. Nhưng không, môi trường làm việc thiếu thân thiện khiến chị chạnh lòng, đành xin nghỉ để tìm lối đi riêng.
Việc lưu giữ nét đẹp của văn hóa truyền thống luôn được Hội quán ưu tiên.

Giữ nét quê hương trong tâm hồn trẻ nhỏ

Mấy ngày trước buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc kỷ niệm ngày mất của Giáo sư Trần Văn Khê do Hội quán Các bà mẹ tổ chức, con gái chị Nguyễn Anh Quỳnh Chi (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) nôn nao đến khó ngủ. Khoảnh khắc nhìn con mặc trên người chiếc áo dài vẽ hình các loại nhạc cụ truyền thống, đang thả hồn theo từng giai điệu đẹp bên cây đàn tranh, đàn tỳ bà sau nhiều ngày miệt mài tập luyện, chị Chi xúc động không nói nên lời. Chị nhớ lại lần đầu dắt con đến hội quán, khi đó Tuệ Minh vừa vào tiểu học, điều gì cũng lạ lẫm. Mới đó mà đã hơn chục năm trôi qua.
Chị Trần Thị Yến tỉ mỉ với nét vẽ truyền thống trên gốm Lái Thiêu.

Về lại với gốm thủ công

Gốm Lái Thiêu (Bình Dương) vốn nổi tiếng khắp miền nam một thời nhưng rồi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự xuất hiện ồ ạt của sản phẩm gốm công nghiệp giá rẻ trên thị trường. Từ cảnh nhộn nhịp quanh năm, đến thời suy, nhà nhà đóng xưởng, người người chuyển nghề, làng gốm đìu hiu. May mắn thay, ngay cả lúc khó khăn nhất, nhiều người vì mê nét mộc mạc của dòng gốm địa phương mà kiên trì bám trụ.
Thu hoạch sen.

Dệt những điều khác thường

Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (làng lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) là người làm thành công vải lụa từ tơ sen - loại tơ lụa mong manh mà quý giá như sợi vàng. Đã bước vào ngưỡng tuổi 70, bà vẫn không ngừng nghỉ những ý tưởng sáng tạo…
Các cô giáo và học sinh Trường mầm non Vĩnh Tuy.

Sống một cuộc đời đầy tình yêu

Suốt 15 năm từ khi ra trường và trở thành một cô giáo mầm non, Phương Anh không nhớ nổi mình đã được bao nhiêu đứa trẻ gọi là “Mẹ”. Với cô, những tiếng gọi thân thương ấy chính là cách mà ông trời đã bù đắp, chữa lành cho cuộc đời mình. Gương mặt nhỏ lúc nào cũng tươi tắn lại thoáng bối rối khi nhắc về bệnh tình: “Căn bệnh của mình có phát triển chậm lại nhưng chưa bao giờ ngừng phát tác. Mình vẫn cần uống thuốc để duy trì và vẫn cảm nhận cơ thể đang bị nó ăn mòn từng chút và mình sẽ không bao giờ có được thiên chức làm mẹ giống những người phụ nữ khác. Vậy nên, mình càng trân quý những tiếng “mẹ” của các con gọi”.
Gia đình nhỏ của Hoài và Hồng cùng con gái bốn tuổi Lê Thị Cẩm Trâm.

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Ao Cả ở đền Đô.

Ký ức Tiêu Tương

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn, ông từ Đền Đô (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) “huyền thoại” bắt đầu về sông Tiêu Tương bằng câu chuyện một thời thơ ấu. “Hồi tôi còn bé trước nhà vẫn có một đoạn sông Tiêu Tương. Làng tôi có nghề nhuộm vải thâm. Người ta đun lò, cho hai chàng trai khỏe, khiêng ra đấy, nhấn xuống bùn của sông Tiêu Tương rồi rũ hết đi, nên gọi là sông Vớt. Nó là bên kia Ao Cả bây giờ. Thời đó, cái đoạn ấy vẫn thông, người ta ra trước đình làng để nhúng vải”.
Cắm trại bằng lều ngay trên bãi biển.

Một ngày bình thường ở Điệp Sơn

Ngày bắt đầu sớm ở Điệp Sơn. Nhà ông Mẫn, nằm ngay đầu thôn, sáng nào cũng thành điểm uống cà-phê của những người quen trong xóm. Đàn ông ở Điệp Sơn uống cà-phê trước khi ăn sáng, không giống phụ nữ và trẻ con trên đảo. Đi dọc con đường giữa thôn, qua mấy chục hộ dân trên đảo, là thấy đàn ông ngồi tụm nhau bên bàn cà-phê. Chuyện nói với nhau vẫn là những chuyện thường ngày.
Chim choi choi khoang cổ trên bãi biển.

Những người theo bóng chim trời

Nhiếp ảnh gia (NAG) chim nước là những người “dạo chơi cùng thiên nhiên”. Mỗi địa điểm thực địa luôn thay đổi theo từng ngày, phải nắm kỹ tình hình biến động để có kế hoạch bám sát đàn chim. Chụp vài chục loài có thể trong vài lần nhưng đôi khi, để tìm thêm một loài lại tốn vài năm.
Phan Khắc Huy (áo xanh, đeo kính) trong các hoạt động giới thiệu về văn hóa, lịch sử Nam Bộ cho bạn trẻ cùng đam mê.

Dòng diễn xướng vẫn vang vọng

Cách đây gần 20 năm, Phan Khắc Huy (người sáng lập dự án Vang vọng trống chầu sau này) từ Tiền Giang lên Thành phố Hồ Chí Minh ôn thi đại học. Sau đó, Huy đậu trường y và miệt mài học tập đến ngày tốt nghiệp. Thế nhưng, khi nhận ra bản thân đam mê tìm tòi về lịch sử, văn hóa Nam Bộ, anh chấp nhận học lại mọi thứ từ con số 0. Tích lũy đủ kiến thức, từ năm 2012, Huy khởi động các dự án giáo dục phi lợi nhuận cho lĩnh vực mình yêu thích, trong đó khai thác sâu về nghệ thuật cổ truyền của Nam Bộ.
Vợ chồng ông Moong Văn Nghệ kể chuyện về “Dốc O Hòa”.

Dốc O Hòa

Người dân hai xã Mường Típ, Mường Ải huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) và nhiều cán bộ cũ của huyện này biết rõ gốc tích về tên gọi “Dốc O Hòa”. Thế nhưng gần 60 năm trôi qua, dốc núi một thời lịch sử ấy bị lắng chìm vào mênh mông cây lau cù, cỏ dại giữa những cánh rừng giáp Lào.
Nghề làm nhang đem lại cuộc sống ổn định và giúp người dân thêm gắn kết, hòa đồng.

Trăm năm giữ sắc đỏ nhang quê

Không chỉ được xem là làng nghề lâu đời nhất Thành phố Hồ Chí Minh, làng nhang Lê Minh Xuân còn là một trong những cơ sở sản xuất nhang lớn nhất khu vực Nam Bộ. Chị Nguyễn Cát Bụi Thúy (Tổ trưởng hợp tác se nhang ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cho biết, nghề này lúc thịnh, lúc suy nhưng cái hay là khó đến mấy, nhiều người vẫn bám trụ theo những cách riêng. Tuyến đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa thuộc ấp 2 nhờ vậy mà gần 100 năm nay vẫn đượm sắc vàng đỏ của nhang quê thơm lừng.
Bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến tàu qua là niềm vui lớn nhất của mỗi nhân viên gác chắn.

Hoa bên gác chắn

“Sau khi đóng chắn hoàn toàn, đợi đón tàu, tôi và đồng nghiệp thót tim khi nghe tiếng xe máy tông mạnh vào khiến dàn chắn gãy đôi, văng xa. Anh thanh niên và xe trượt vào đường tàu. Gần 12 giờ đêm, đường vắng tanh, hai chị em sợ lắm nhưng phải khẩn trương lao vào cứu người…”. Nhớ lại sự cố vừa xảy ra cách đây vài tháng, chị Trịnh Thị Hương, nhân viên gác chắn đường ngang tại Km 1630 +250, khu vực Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn thấy căng thẳng. Chị nói, làm nghề này, chẳng sợ khổ, chỉ sợ không an toàn.
Người dân sửa lại bọng cây để dụ ong về làm tổ.

Làng Ong sau đêm núi lở, đất vùi

Đã gần ba năm sau vụ sạt lở núi kinh hoàng lấp vùi nhiều nhà cửa, cuốn trôi của cải, gia súc và con người tại thôn 3, nơi còn gọi là làng Ong. Nén lại những khổ đau, mất mát, người may mắn sống sót đã gượng dậy, trở về gây dựng lại cuộc sống. 30 ngôi nhà của thôn 3, xã Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) đã được chính quyền các cấp giúp đỡ dựng lại trên nền đất mới.
back to top