Thủ lĩnh George Stout (giữa) tại lối vào mỏ muối Altaussee. Ảnh: VIỆN SMITHSONIAN

Những người bảo vệ di sản nghệ thuật

Họ là những giáo sư, giảng viên đại học, nhà văn, nhà thơ... Nhiều người chưa một lần cầm tới cây súng nhưng họ đã bước lên tuyến đầu trận địa trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu lấy cho thế giới những di sản nghệ thuật đồ sộ từng bị Đức Quốc xã cướp đi. Những chuyến phiêu lưu thu hồi cổ vật của họ thậm chí còn được dựng thành một bộ phim nổi tiếng của Hollywood.
Thảo luận tại Hội nghị cấp cao của UNGA về AMR. Ảnh: UN

Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng thuốc kháng khuẩn (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn phản ứng với thuốc kháng khuẩn. Do đó, thuốc kháng sinh và các loại thuốc kháng khuẩn khác trở nên không hiệu quả, khiến nhiễm trùng khó hoặc không thể điều trị được và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Trụ sở của Philip Morris International tại Mỹ. Ảnh: CNN

“Chiêu trò” của các tập đoàn thuốc lá

Đổ tiền cho các nghiên cứu có lợi, tạo thông tin sai lệch về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử hay vận động hành lang tại Quốc hội là vài chiêu trò mà các tập đoàn thuốc lá đang sử dụng để dẫn dắt người dùng ở Nam Mỹ. Chính vì thế, tác hại của thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử đang tác động xấu đến giới trẻ ở khu vực này.
Thực phẩm bị đổ bỏ từ các nhà hàng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí. Ảnh: AP

“Cuộc chiến” chống lãng phí thực phẩm

Nạn đói toàn cầu không đến từ việc thiếu lương thực. Thế giới hiện đã sản xuất đủ thức ăn để nuôi dưỡng hơn 8 tỷ người, song tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra do thất thoát và lãng phí thực phẩm. Chống lãng phí thực phẩm vì thế là nhiệm vụ toàn cầu và giải pháp chống lãng phí phải tới từ mọi thành phần trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Nhà máy điện hạt nhân Golfech tại Pháp. Ảnh: AFP

Sự trở lại của điện hạt nhân

Hạn chế của năng lượng hóa thạch đi kèm nhu cầu bảo vệ môi trường đã buộc các quốc gia quay trở lại với điện hạt nhân, thứ từng bị quay lưng sau sự cố tại các nhà máy điện ở Nga và Nhật Bản. Thậm chí, thúc đẩy điện hạt nhân còn được coi là chìa khóa để chuyển đổi xanh và giảm ô nhiễm không khí tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra tại Baku (Azerbaijan) vừa qua.
Quang cảnh ở trung tâm Venice hiện đại. Ảnh: JAN CHRISTOPHER BECKE

Kỳ quan trên mặt nước

Bàn tay con người đã biến Venice từ một vùng đầm lầy không đường sá, không đất trồng, không nước ngọt trở thành một thành phố thịnh vượng, mang tính biểu tượng cả về phương diện văn hóa lẫn kỹ thuật của con người ở Italy.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trong nạn đói ở châu Phi. Ảnh: THE GUARDIAN

Cuộc chiến chống lại nạn đói ở châu Phi

Xung đột quân sự, biến đổi khí hậu đang đẩy châu Phi vào tình trạng mất an ninh lương thực tàn khốc. Trong đó, LHQ cảnh báo gần 60% dân số Nam Sudan sẽ bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2025. Hơn lúc nào hết, “lục địa đen” cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Thảo luận về không gian kỹ thuật số tại LHQ. Ảnh: WEF

Phát triển không gian kỹ thuật số an toàn và rộng mở

Tại Hội nghị thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số vì các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG Digital) diễn ra mới đây tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Hiệp ước kỹ thuật số toàn cầu nhằm điều chỉnh hợp tác quốc tế phù hợp với thực tế hiện nay và những thách thức trong tương lai.
Văn phòng của Netflix tại Hà Lan. Ảnh: AFP

Cuộc điều tra nhằm vào Netflix

Các nhà chức trách ở Pháp và Hà Lan vừa khám xét văn phòng đại diện của nền tảng video trực tuyến Netflix tại Paris và Amsterdam, trong một cuộc điều tra gian lận thuế kép đối với “gã khổng lồ” giải trí này. Hoạt động của Netflix cũng chỉ ra những thách thức về thuế đối với ngành kinh tế kỹ thuật số mới nổi hiện nay.
Ông Trump và bà Harris đã quyên góp được hàng tỷ USD cho các chiến dịch tranh cử. Ảnh: INDIA TODAY

Chi phí kỷ lục cho bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Theo Open Secrets, nhóm phi đảng phái theo dõi kinh phí cho các chiến dịch tranh cử, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay tiêu tốn gần 16 tỷ USD cho tất cả các cuộc đua liên bang. Con số này đã vượt qua mức 15,1 tỷ USD vào năm 2020, khiến bầu cử tổng thống Mỹ trở thành cuộc bầu cử tốn kém nhất trên thế giới.
Đức xây dựng hầm chứa tại mỏ Konrad. Ảnh: AFP

Giải pháp xử lý rác thải hạt nhân

Chất thải phóng xạ cần phải được cách ly để tránh mọi nguy cơ phơi nhiễm cho con người hoặc gây ô nhiễm môi trường chung quanh. Tại Đức, giới chức đang xây dựng hầm chứa rác thải hạt nhân nằm ở độ sâu 1 km dưới lòng đất để phục vụ mục đích này.
Kiểm soát lượng lớn container là một thách thức tại các cảng biển châu Âu. Ảnh: BELGA

Cuộc chiến chống ma túy tại châu Âu

Một trong những phiên tòa về ma túy lớn nhất trong lịch sử nước Bỉ vừa kết thúc với những bản án nghiêm khắc chưa từng có. Đây là một trong những chiến thắng quan trọng của Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung trong cuộc chiến chống loại tội phạm này.
Nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho người Hồi giáo đang tăng. Ảnh: GETTY IMAGES

Cơ hội từ thị trường Halal

Thị trường Halal sẽ tăng lên hàng nghìn tỷ USD trong vài năm tới, biến nó trở thành một trong những ngành công nghiệp - dịch vụ phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Đây là cơ hội lớn mà hàng loạt quốc gia đã nhận thấy và không muốn bỏ qua.
Một đoạn tường chắn biển Galveston. Ảnh: EXPRESSION ART PRINTS

Cơn bão tàn khốc nhất lịch sử nước Mỹ

Siêu bão Milton vừa qua đáng sợ nhưng “chỉ” khiến hơn 30 người chết, kém xa cơn bão lịch sử Galveston hồi năm 1900, khiến hơn 10.000 người chết, làm sụp đổ cả một vùng công nghiệp - tài chính đồng thời để lại vô số bài học đau thương cho nước Mỹ trong công tác phòng, chống bão.
Thủy ngân có thể tìm thấy trong các mỏ khai thác vàng. Ảnh: SHUTTER STOCK

Nỗ lực toàn cầu chống ô nhiễm thủy ngân

Công ước Minamata nhắm đến việc chấm dứt việc sử dụng và phát tán thủy ngân toàn cầu. Bằng cách đưa ra các biện pháp giảm thiểu, loại bỏ các sản phẩm và quy trình sử dụng thủy ngân, một chất cực kỳ độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, Công ước đang từng bước hướng đến một tương lai không có thủy ngân.
Tàu cao tốc cạnh tranh với ngành hàng không ở nhiều quốc gia. Ảnh: FREEPIK

“Cuộc đua” giữa đường sắt và hàng không

Để châu Âu đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đường sắt tốc độ cao là một trong các mũi nhọn đầu tư chiến lược. Đây cũng được xem là loại hình vận tải thân thiện môi trường hơn so hàng không. Ngoài ra, giá vé của những đoàn tàu cao tốc còn cạnh tranh quyết liệt với máy bay, trở thành lựa chọn của người dân ở nhiều nước trong bối cảnh di chuyển hàng không ngày càng đắt đỏ.
Rác thải nhựa đã được bổ sung vào quy định của Công ước Basel. Ảnh: CNN

Kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại

Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng kể từ khi được thông qua đến nay đã góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu quản lý, tái chế và xử lý chất thải nguy hại hiệu quả, bảo đảm sức khỏe con người và môi trường.
Mô phỏng cyborg sứa lai giữa tế bào sống và bộ phận nhân tạo. Ảnh: GETTY IMAGES

Thành tựu bước ra từ khoa học viễn tưởng

Khoảng 10 năm trở lại đây, khoa học đã chứng kiến ​​sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực robot lai sinh học. Những tiến bộ trong lĩnh vực này đã thu hút sự chú ý và bước ra khỏi khoa học viễn tưởng, trở thành một ngành kỹ thuật ứng dụng thật sự.
Một đoàn tàu Shinkansen chạy ngang qua ngọn núi Phú Sĩ của Nhật Bản. Ảnh: GETTY IMAGES

Kỳ quan công nghệ của Nhật Bản

Một sớm mùa thu năm 1964, chuyến tàu cao tốc Shinkansen đầu tiên đã khởi hành từ Thủ đô Tokyo tới thành phố Osaka của Nhật Bản. Chúng là biểu tượng cho sự phục hồi kinh tế của “đất nước mặt trời mọc”, đồng thời truyền cảm hứng ra đời hàng loạt hệ thống đường sắt tương tự trên thế giới.
Thị trường tín chỉ carbon Đức rúng động vì bê bối. Ảnh: GETTY IMAGES

Bảo đảm tính minh bạch của thị trường tín chỉ carbon

Thời gian qua, thị trường tín chỉ carbon được cho là một trong những công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới. Song, sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon cũng đang đặt ra yêu cầu cần phải có những quy định chặt chẽ hơn cũng như sự giám sát kỹ lưỡng hơn nhằm tránh gian lận.
Một đồng hồ khí nén ở Paris. Ảnh: GETTY IMAGES

Hệ thống “vận chuyển thời gian” ở Paris

Từ cuối thế kỷ 19, khi đồng hồ điện tử hay internet còn chưa ra đời, người Pháp đã tìm ra cách đồng bộ thời gian ở Thủ đô Paris bằng một hệ thống đồng hồ khí nén, qua đó “vận chuyển thời gian” chính xác tới toàn thành phố. Nhân vật đứng đầu dự án này là kỹ sư người Áo Viktor Antoine Popp.
Một khu dân cư ở thành phố Rafah bị phá hủy thành đống đổ nát. Ảnh: UN

Thách thức về tái thiết Dải Gaza

Theo báo cáo của LHQ, có đến 80% số doanh nghiệp ở Dải Gaza đã bị hư hại hoặc phá hủy kể từ khi Israel phát động chiến tranh cách đây gần một năm. Cuộc chiến của Israel đã tàn phá nền kinh tế của dải đất thuộc Palestine, quy mô giảm xuống còn chưa đầy 17% so năm 2022. Trong khi đó, kinh tế ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng cũng đang sụt giảm đáng kể.
Nhiều người trẻ tham gia hội chợ việc làm tại Trung Quốc. Ảnh: GETTY IMAGES

Bức tranh ảm đạm của thị trường lao động

Đầu tháng 9 vừa qua, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã công bố Báo cáo “Cập nhật triển vọng việc làm và xã hội thế giới”, trong đó cho biết tỷ lệ thu nhập lao động toàn cầu tiếp tục giảm, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập và thách thức đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Chuyên gia Nhật hướng dẫn phòng chống thảm họa. Ảnh: VŨ ANH

Những bài học từ “mẹ thiên nhiên”

Sau khi cơn cuồng phong Yagi đi qua, tỉnh, thành phố phía bắc đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề về người và tài sản. Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết về việc bổ sung những giải pháp chủ động ứng phó thiên tai, trong bối cảnh thời tiết ngày càng khó lường. Những quốc gia thường xuyên đối mặt các loại hình thiên tai như Nhật Bản đã áp dụng những công nghệ, kinh nghiệm để tồn tại.
Lực lượng an ninh chống buôn lậu động, thực vật hoang dã ở Nam Phi. Ảnh: NEW YORK TIMES

“Điểm nóng” buôn lậu động, thực vật hoang dã

Nạn khai thác trái phép và buôn bán động, thực vật hoang dã xuyên biên giới từ các nước châu Phi ngày càng gia tăng phức tạp và đặt ra nhiều thách thức mới. Lực lượng chức năng ở “lục địa đen” đã nỗ lực kêu gọi sự hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin để đấu tranh phòng, chống loại hình tội phạm này.
back to top