NSND Trần Khánh.

Trần Khánh - giọng hát của mùa xuân đẹp nhất

Trần Khánh - một giọng ca gắn với những bài hát nổi tiếng nhất của dòng ca khúc cách mạng, luôn nhận ra được trong cả một dàn đồng ca. Một trong số không nhiều những giọng ca thời ấy cất lên có thể khiến người nghe nhận ra và gọi tên. Một giọng ca nam tính, căng đầy ở âm vực cao, trầm hùng có chút gai góc ở âm vực thấp, nhưng cũng thủ thỉ mềm mại ở những khúc tự sự.
Một góc đầm Thị Nại, hạ nguồn sông Côn từng ghi huyền tích giải cứu công chúa Huyền Trân.

Mê mải dòng Côn

Những ngày ấy tôi đi dọc sông Côn từ lúc bình minh tới hoàng hôn. Mải miết theo sông lúc cạn lúc sâu, lúc giao thủy lúc chia dòng. Tôi đi tìm sông Côn cùng với Tiểu Mục Đồng, một đứa em văn chương đất Bình Định trên chiếc xe máy cà tàng từ hạ lưu ngược lên. Cuộc truy tìm nhiều lúc vô vọng qua những ruộng đồng nhà cửa san sát. Sông nhiều khi đã biến mất đâu đó vào đất, vào bờ tre ruộng rạ. Nhưng rồi sông vẫn hiện ra, cường tráng, cuồn cuộn.
Họa sĩ Trịnh Lữ.

“Sống được là chính mình, đó là hạnh phúc”

Trong cuộc trò chuyện cuối năm khép lại một năm hoạt động “sôi nổi” của người họa sĩ già, ông nhắc nhiều đến hai chữ “có ơn, có nghĩa”. Có lẽ, đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình sáng tạo và sống của ông trong cuộc đời này, biết ơn sự sống, thiên nhiên cỏ cây. Cái tâm thế sống khiêm nhường ấy khiến ông bình an trước thời cuộc và vì thế, nó đi vào tranh vẽ của ông một cách tự nhiên, tự tại.
Nghệ sĩ Đặng Ngọc Long biểu diễn tại Tiệp Khắc (cũ) -Ảnh : NVCC

Nhịp cầu âm nhạc nối đôi bờ Á-Âu

Biểu diễn âm nhạc dân tộc bằng nhạc cụ dân tộc để quảng bá nghệ thuật truyền thống tới bè bạn năm châu là hướng đi mà rất nhiều nghệ sĩ Việt chọn lựa. Nhưng sáng tác và chuyển soạn những tinh hoa di sản cha ông để lại cho nhạc cụ châu Âu, biến những tác phẩm ấy trở thành nội dung trình tấu bắt buộc cho các thí sinh Âu châu trong một cuộc thi âm nhạc quốc tế uy tín thì có lẽ chỉ duy nhất một người Việt chọn làm và làm được. Ông là nghệ sĩ guitar tài danh Ðặng Ngọc Long.

Ðầu tư công - quản trị tư để khơi thông nguồn lực văn hóa

“Trong những năm vừa qua, chúng ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi lĩnh vực này là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực đồng thời là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một trong những điểm nghẽn là chưa khơi thông được nguồn lực xã hội. Ðầu tư công-quản trị tư có thể xem là một giải pháp đáp ứng được yêu cầu đó”. PGS, TS Bùi Hoài Sơn (ảnh dưới), Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội đã mở đầu cuộc trao đổi với Nhân Dân hằng tháng bằng một lời khẳng định.
Nhà sưu tập Tạ Thu Phong với báo Nhân Dân - Ảnh : NVCC

Khi báo cũ “cất lời”

Ngày đẹp trời, một cuộc điện thoại gọi tới nhà sưu tập Tạ Thu Phong. Ðầu dây là cán bộ ngành Ngoại giao, nhờ anh tìm giúp một số Báo Nhân Dân giữa thập niên 1960, có đăng thông tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và một chính trị gia Lào. Họ đã “gõ cửa” nhiều nơi và mọi lời hướng dẫn đều chỉ tới anh.
“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng”

“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng”

Một mình bao la diễn ra sau 10 năm im hơi lặng tiếng, nhạc sĩ vốn không phải là một gương mặt thường trực trên truyền hình hay mạng xã hội với những “hit triệu view” nhưng Ðỗ Bảo khẳng định hấp lực đặc biệt, khi là nhạc sĩ đầu tiên tổ chức chương trình ở cả hai đầu đất nước và thu hút tới gần 6 nghìn khán giả. Thành công của Ðỗ Bảo (ảnh dưới) đã chứng tỏ, vẫn có một tầng lớp khán giả luôn dõi theo và ủng hộ người làm nhạc thuần túy, miễn là hay.
Phùng Phẩm, Hai người thợ gặt, sơn mài, 120x160cm, 2005.

Tình yêu cuộc đời

Câu chuyện hội họa với ông dẫn người nghe vào một thế giới hoàn toàn khác những huyên náo, bộn bề thường nhật nơi khu chợ vỉa hè ngay bên ngoài ô cửa sổ cũ kỹ, thấp nhỏ. Thế giới ấy chỉ có cái đẹp từ sự hân hoan trong tình yêu con người và tình yêu lao động.
Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa: Sẽ xây dựng danh mục cổ vật “chảy máu” ra nước ngoài và có phương án hồi hương

Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa: Sẽ xây dựng danh mục cổ vật “chảy máu” ra nước ngoài và có phương án hồi hương

Trước thềm năm mới, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về Việt Nam từ Pháp sau nhiều năm lưu lạc. Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (ảnh bên) đã có những chia sẻ về sự kiện này và câu chuyện làm thế nào để đưa các cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị “chảy máu” ra nước ngoài về nước.
Nữ D.O.P mảnh mai bên chiếc máy quay kềnh càng - Ảnh NVCC

Luôn muốn giữ đứa trẻ trong mình

“Trong tôi luôn tồn tại một đứa trẻ - tò mò ngắm nhìn và háo hức khám phá thế giới bằng cặp mắt trong veo. Dù chịu không ít va đập thậm chí tổn thương, tôi vẫn luôn muốn giữ đứa trẻ đáng yêu ấy trong mình, như chiếc phao cứu sinh hóa giải những xúc cảm tiêu cực, hay thử thách buộc phải đối mặt và vượt qua”, Ðạo diễn hình ảnh (Director of Photography-D.O.P) Nguyễn Phan Linh Ðan chia sẻ với phóng viên Nhân Dân hằng tháng.

Người đàn bà vẽ bằng thanh âm

Tháng 5/2022, triển lãm Rock Ballad màu diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật giới thiệu cái tên Phan Minh Châu vừa lạ vừa quen. Thật ra là lạ với hội họa chứ Minh Châu ca sĩ đã nức tiếng trong giới sinh viên Hà Nội gần cuối thế kỷ trước... Lóe sáng thành sao rồi cũng đột ngột lặn mất tăm y như khi xuất hiện, nhiều năm liền Minh Châu ca sĩ khiến những người hâm mộ hoang mang kiếm tìm thông tin cho đến vài thập niên sau, chị trở lại ở một diện mạo khác biệt...
Phố tây Tạ Hiện - một trong những điểm nhấn du lịch đêm hấp dẫn nhất tại Hà Nội. Nguồn: Hanoi.gov.vn

Sôi động tour đêm Hà Nội

“Khi mặt trời lặn ở Hà Nội cũng là lúc Tạ Hiện lên đèn. Nếu bạn muốn thật sự hòa mình vào nhịp sống của thành phố quyến rũ này, đặc biệt là tìm hiểu văn hóa của người dân, hãy đi bộ vào những con ngõ nhỏ, chọn một chiếc ghế đẩu và gọi một cốc bia”. Ðó là lời mở đầu trong video clip mà CNN Travel giới thiệu về “phố Tây” Tạ Hiện - một trong những điểm nhấn ban đêm hấp dẫn nhất mà kênh truyền hình uy tín này khuyến nghị du khách nên trải nghiệm, khi đến với mảnh đất nghìn năm văn hiến.
“Hiện tượng” Đất rừng phương Nam cho thấy sự cần thiết của những tiếng nói mang trọng trách “cầm cân nảy mực” của các nhà phê bình. Ảnh | ĐPCC

Khi đội ngũ phê bình phim vắng bóng

Khi những luồng dư luận trái chiều xoay quanh Ðất rừng phương Nam làm nóng cả nghị trường Quốc hội, khi những cụm từ “đánh”, “bắt nạt”, “đập cho chết”, “hùa vào ném đá” được giới làm phim dùng để miêu tả động thái tấn công ồ ạt của cộng đồng mạng với một tác phẩm điện ảnh cụ thể, những tiếng nói công tâm và có nghề của các nhà lý luận - phê bình điện ảnh uy tín là điều mà dư luận đặc biệt chờ đợi. Tiếc là nhìn quanh chẳng thấy bóng ai, như thể đội ngũ phê bình phim dường như đã... hoàn toàn biến mất!
Họa sỹ Trịnh Minh Tiến. Ảnh Đại Ngô

"LÀM NGHỆ THUẬT THÌ KHÔNG THỂ NÓI DỐI"

Vừa nhận giải nhất hạng mục Nghệ sĩ thành danh của giải thưởng UOB Painting of the Year lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, họa sĩ Trịnh Minh Tiến lại bận rộn chuẩn bị cho triển lãm cá nhân khai mạc ngày 22/11 ở chính địa chỉ giàu truyền thống và nhiều ký ức: Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội). Triển lãm vẫn mang tên Thủy phủ, tiếp nối dòng điêu khắc ý niệm của Trịnh Minh Tiến, là một hoạt động trong chuỗi sự kiện Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 kéo dài từ 17 đến 26/11, diễn ra trong không gian của các di sản quen thuộc: Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Ðậu, Cầu Long Biên...
Khi âm nhạc từ trái tim đến với trái tim

Khi âm nhạc từ trái tim đến với trái tim

Hàng dài khán giả kiên nhẫn xếp hàng từ ngoài sân, đợi chờ lấp đầy khán phòng mênh mông với 3.500 ghế của Trung tâm Hội nghị quốc gia. Cũng lại hàng dài người hâm mộ kiên nhẫn xếp hàng, chờ xin chữ ký lên đĩa CD và chụp hình lưu niệm cùng huyền thoại saxophone khi đêm diễn khép lại là hình ảnh đặc biệt ấn tượng mà tôi chưa từng một lần được chứng kiến trước đây, với bất kỳ tên tuổi nghệ sĩ trong hay ngoài nước nào.
Lễ hội Âm nhạc Gió mùa diễn ra vào tháng 10 hằng năm đã biến Hà Nội trở thành điểm hẹn quen thuộc với du khách trong và ngoài nước. Nguồn: Monsoon.

Âm nhạc - đòn bẩy hữu hiệu kích cầu du lịch

Những con số thống kê đầy lạc quan về mức tăng trưởng đột biến ở cả lượng khách, công suất đặt phòng lẫn tần suất khai thác chuyến bay, mức chi tiêu bình quân đầu người sau mỗi sự kiện âm nhạc quy mô diễn ra gần đây cho thấy hiệu quả kinh tế vô cùng tích cực mà ngành công nghiệp âm nhạc có thể mang lại, khi trở thành thỏi nam châm hút khách, giúp kích cầu du lịch nội địa.
HIFF là LHPQT đầu tiên tại Việt Nam có màn ra mắt ấn tượng tại nước ngoài. Nguồn ảnh | Hội Điện ảnh TP HCM.

MỞ THÊM CÁNH CỬA HỘI NHẬP

Sau Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) đã đi qua 6 kỳ tổ chức, sau màn chào sân đầy ấn tượng của Liên hoan phim châu Á Ðà Nẵng (DANAFF) vào tháng 5 vừa rồi, công chúng yêu điện ảnh nước nhà lại đón thêm một tin vui - Liên hoan phim quốc tế TP Hồ Chí Minh (HIFF) sẽ lần đầu hiện diện vào tháng 4/2024 tới. Không chỉ góp phần xây dựng và định vị thương hiệu điểm đến cho các thành phố “chủ nhà”, những ngày hội điện ảnh ở tầm thế giới và khu vực sẽ mở ra cánh cửa giao lưu và tăng cường hội nhập quốc tế cho ngành nghệ thuật thứ bảy Việt Nam.
Nhà sưu tập Phạm Thị Điệp Giang bên tác phẩm của nghệ sĩ Yayoi Kusama tại Kyoto, Nhật Bản.

CON MẮT XANH CỦA NHÀ SƯU TẬP

“Thưởng lãm cái đẹp là một nhu cầu căn bản, như cơm ăn nước uống hằng ngày. Nó không phải câu chuyện mốt, mang tính trào lưu, xu hướng nhất thời kiểu lan đột biến”. Và “cái đẹp thì vẫn luôn ở đó, vẫn đợi chờ mắt xanh thực sự”. Hành trình kiếm tìm, học hỏi không ngừng để có được con “mắt xanh thực sự” ấy đã được Phạm Thị Ðiệp Giang chia sẻ, giản dị nhưng đặc biệt cuốn hút qua cuốn sách mới - Ghi chép của một nhà sưu tập.
Live-show Vietnamese Concert của Hoàng Thùy Linh

“Mùa live-show”: Nhìn mãn nhãn, nghe nhạt nhòa

Liên tục các live-show diễn ra, thu hút đông đảo khán giả bởi mức vé cao, tạo nên những “cơn mưa” khen-chê đa chiều khiến thị trường nhạc Việt trở nên ồn ào, tranh cãi. Đáng tiếc, nhiều ca sĩ không đủ năng lực để hát live (trực tiếp) chính các ca khúc từng được lòng khán giả ở phiên bản MV. Dù thực tế, điều đó vốn không còn là chuyện lạ, song vẫn gây nên sự thất vọng không nhỏ.
Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm

Nghệ thuật tạo hình không chỉ để trang trí hay phản ánh thời sự

Triển lãm điêu khắc toàn quốc từng được xem là nơi hội tụ nghề nghiệp quan trọng của giới điêu khắc Việt Nam. Nhưng trước những vận động mới của đời sống đất nước ít nhất là trong 10 năm qua, triển lãm có còn giữ được vị thế quan trọng trong giới nghề nghiệp này và nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có những thay đổi nào đáng kể? Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm, giảng viên khoa Điêu khắc-Đại học Mỹ thuật Việt Nam có cuộc trò chuyện cùng chúng tôi:
Ngày hội nơi buôn làng Kơ Ho giữa núi rừng nam Tây Nguyên.

Tây Nguyên và những cuộc gặp gỡ

Mỗi khi nghĩ sâu về Tây Nguyên, tôi lại nhớ về họ, những người đã góp phần giúp tôi hiểu hơn, cảm hơn dòng âm hưởng đại ngàn. Họ là những ân nhân trực tiếp và gián tiếp, góp phần nhuận sắc, gợi mở cho tôi thêm nhiều điều mới mẻ khi tiếp cận với vùng đất, con người, lịch sử và văn hóa miền thượng.
"OPERA MÀ CHỈ CHÚ TRỌNG KỸ THUẬT THÌ HÁT SAO ĐƯỢC"

"OPERA MÀ CHỈ CHÚ TRỌNG KỸ THUẬT THÌ HÁT SAO ĐƯỢC"

Ðào Tố Loan hiện được coi như vedette của opera Việt Nam. Những chương trình cần giọng ca opera, những vai diễn lớn đều thấy tên chị. Gặp Loan thời gian này rất khó bởi chị đang dồn hết sức lực cho “Công nữ Anio” - một vở diễn sắp ra mắt mà chị thừa nhận “áp lực tới mức stress”. Giữa những cuộc tập luyện, Ðào Tố Loan vô cùng hào hứng khi nhắc tới việc mở rộng công chúng cho dòng nhạc bác học này.
Tham gia tour Làng Vũ Đại ngày ấy, du khách có co hội trải nghiệm chế biến món cá kho Nhân Hậu - một đặc sản gắn với ngôi làng nổi tiếng này. Ảnh | TTXTDL Hà Nam

KHI VĂN CHƯƠNG KHƠI GỢI HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ

Khi lựa chọn văn chương là điểm khởi đầu, khi sức hút từ những tác giả-tác phẩm văn học nổi tiếng trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc du khách bước vào hành trình tìm hiểu và khám phá, chúng ta sẽ có được những sản phẩm du lịch văn học độc đáo, khác biệt và vô cùng hấp dẫn.
Người giữ thời gian, bộ phim tài liệu đã mang lại cho ca sĩ Mỹ Tâm doanh thu gần 12 tỷ đồng, chỉ sau một tuần trụ rạp. Nguồn | MT Entertainment

CỨ ÐI RỒI SẼ THÀNH ÐƯỜNG!

Những bộ phim tài liệu âm nhạc liên tiếp ra rạp, sau đó được phủ sóng toàn cầu trên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix. Những câu chuyện hậu trường thú vị của các liveshow đình đám cùng những góc khuất cuộc sống và công việc thú vị được các ngôi sao tận tình chia sẻ với công chúng. Sản xuất phim tài liệu âm nhạc đang trở thành trào lưu thời thượng được nhiều ngôi sao ca nhạc trong nước lựa chọn, như một sản phẩm phái sinh nhằm phục vụ chiến lược định vị thương hiệu cá nhân.
Nhạc sỹ Văn Cao ngày 9-2-1992 - Ảnh Nguyễn Đình Toán

Nụ cười mỉm giữa những ngày bình lặng

“Khi viết xong bài Mùa xuân đầu tiên, ông gọi con gái lên đánh đàn cùng. Hai bố con cùng đàn, hát cho tôi nghe. Tôi ngồi bên cạnh. Tôi là người đầu tiên được nghe ca khúc ấy: Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người, Từ đây người biết yêu người”... Trong căn phòng khách tầng hai ngôi nhà 108 Yết Kiêu vốn luôn được nhắc nhớ như một địa chỉ văn hóa của Hà Nội, bà Nghiêm Thúy Băng, phu nhân nhạc sĩ Văn Cao chầm chậm hồi tưởng quá khứ. Ngoài tuổi 90, gương mặt vẫn còn lưu những đường nét của một giai nhân phố cổ xưa, bà mường tượng về chồng, cứ như năm tháng mới vừa qua đây...
Ký họa chân dung họa sỹ Lương Lưu Biên của họa sỹ Đỗ Hoàng Tường

Cuộc đời là giấc mộng

“Người ta vẫn cho rằng cuộc đời là một giấc mộng, vậy nên thân thể chúng ta vừa là sinh thể vật lý, vừa là cái gì đó ảo mộng. Nó như con thuyền đưa chở linh hồn chúng ta đi qua cuộc đời này, đi qua một thế gian tuyệt đẹp tràn đầy hạnh phúc và đồng thời cũng là nơi bi thảm, một bể khổ của muôn vạn sinh linh”.
Bìa sách Chỉ sợ bay qua những thân thiết cuộc đời

Vẩn vơ nghĩ vụn mà đầy

Theo dõi danh mục sách đã xuất bản của TS - nhà báo Nguyễn Tri Thức mới thấy anh có một sức viết đáng ngưỡng mộ. Làm báo, đương nhiên công việc thường lệ là... viết báo. Lại là nhà báo chuyên viết chính luận, công tác tại một cơ quan báo chí lớn, nhưng TS Nguyễn Tri Thức vẫn nuôi dưỡng được sự nhạy cảm, trắc ẩn..., nên trang viết dù đề tài nào, thể loại gì cũng dễ đọc, dễ lẩy ra được những cái tứ gợi nhớ, kiểu như Chỉ sợ bay qua những thân thiết cuộc đời, tên cuốn sách mới nhất của anh, do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành...
back to top