Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk dự kỳ họp chuyên đề.

Đắk Lắk thông qua chủ trương đầu tư dự án giảm phát thải với kinh phí hơn 468 tỷ đồng

Mục tiêu tổng quát của dự án là giảm thiểu khí thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi và quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền và cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng và thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Các sản phẩm OCOP bày bán tại một hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh gia tăng giá trị các sản phẩm OCOP

Được triển khai từ năm 2018, đến nay, các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các cấp, ngành, các chủ thể và người tiêu dùng. Tỉnh đang tích cực phát huy giá trị của các sản phẩm OCOP nhằm gia tăng giá trị sản phẩm địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Người dân thôn Nà Ngà, xã Đại Sảo (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) kiểm tra chất lượng vỏ quế. (Ảnh: HOÀNG VŨ)

Thu nhập bền vững từ trồng quế

Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn khuyến khích người dân trồng quế trên đất lâm nghiệp. Với hiệu quả đa mục đích, vừa là cây gỗ lớn, vừa cho thu hoạch thân, vỏ, lá cành cho nên ngày càng nhiều hộ dân lựa chọn canh tác. Diện tích trồng quế ngày càng mở rộng, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Hệ thống phun sương tự động trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ IoT của Hợp tác xã Nông nghiệp Tuấn Ngọc, thành phố Thủ Đức.

Tạo động lực cho nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Đây là yếu tố quan trọng đưa năng suất lao động ngành nông nghiệp của thành phố tăng bình quân khoảng 21%/năm trong những năm gần đây.
Bí thư Đoàn Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hoàng Thị Ngọc Anh tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Sóc Trăng phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Sáng 16/5, tại đồn Biên phòng An Thạnh Ba, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Đoàn Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng và Huyện đoàn Cù Lao Dung tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2024).
Nhiều tuyến đường bê-tông ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị hư hỏng nặng do sụt lún, sạt lở đất.

Bạc Liêu khẩn trương ứng phó sạt lở, sụt lún đất

Nhiều năm qua, tại Bạc Liêu liên tục xảy ra các vụ sạt lở, sụt lún đất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản và các công trình công cộng, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân. Tình trạng này lại tiếp diễn trong những tháng đầu năm nay và tỉnh Bạc Liêu đang khẩn trương ứng phó…
Nhiều gia đình ở Đắk Lắk trở nên khá giả nhờ trồng sầu riêng.

Đắk Lắk phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi và phù hợp, Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà-phê Việt Nam và là “vựa” sầu riêng của cả nước. Với giá cả thời gian gần đây, cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho nhà nông nơi đây. Tuy nhiên, “cơn sốt” sầu riêng, tình trạng nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, số lượng chưa đi đôi với chất lượng, đang đặt ra yêu cầu phải có giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, một trong những loại trái cây có giá trị lớn nhất hiện nay tại Đắk Lắk.
Đoàn Thanh niên thành phố Hải Dương hỗ trợ các hộ nuôi cá thu dọn, xử lý cá chết.

Cá chết hàng loạt ở Hải Dương, người nuôi cá lồng chịu thiệt hại

Những ngày qua, một số hộ dân nuôi cá lồng trên sông ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) điêu đứng vì hiện tượng cá chết hàng loạt. Nguyên nhân cá chết đến nay chưa thật sự rõ; cơ chế hỗ trợ người dân đang gặp nhiều khó khăn, rủi ro cho nghề nuôi cá lồng hiện nay là rất lớn.
Cống thủy lợi Láng Thé phía sông Cổ Chiên, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất trong mùa khô 2023-2024 tại Trà Vinh.

Khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh được Trung ương đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trà Vinh đang tham gia triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, hạn, mặn ngày càng gay gắt…
Chị Trần Thị Lanh ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) thuê, mượn khoảng 100 ha ruộng, đầu tư nhiều máy móc hiện đại sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Phát triển sản xuất nông nghiệp đại điền ở Thái Bình

Xuất phát từ việc ruộng bỏ hoang, không canh tác tại các địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn thu gom thành những diện tích lớn liền thửa, liền vùng để đầu tư khoa học kỹ thuật, kết hợp cơ giới trên đồng ruộng tiến hành gieo cấy các giống lúa có chất lượng cao, gạo ngon bán ra thị trường.
Ứng dụng thiết bị bay không người lái chăm sóc lúa trên cánh đồng của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa.

Phú Yên tập trung phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, nhiều diện tích lúa, mía, sắn… ở Phú Yên được sử dụng máy móc hiện đại từ các khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, chưa đồng bộ, nhất là khâu bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch chưa cao...
Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông tiến hành kiểm tra phát hiện, xử phạt 14 hộ gia đình chăn nuôi heo với tổng số tiền 1,98 tỷ đồng, vì các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường.

Chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường các trang trại heo tại Đắk Song

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký Công văn 7657/UBND-NNTNMT ngày 13/12/2023 gửi Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Đắk Song chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Đắk Song.
Khu tái định cư Tân Tiến ở xã Tân Quang, thành phố Sông Công, Thái Nguyên chưa hoàn thiện hạ tầng.

Ngổn ngang dự án tái định cư

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đồng thuận phương án giải phóng mặt bằng, chuyển đến các khu tái định cư để địa phương triển khai các dự án xây dựng khu công nghiệp, giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, nhiều khu tái định cư bị chậm tiến độ hoàn thiện hạ tầng, chậm kết nối điện, nước, chậm thực hiện chính sách cho nên cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
Đại biểu tham quan các sản phẩm nông nghiệp.

Khuyến nông hướng đến ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi phương thức sản xuất

Ngày 12/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Tổng kết 30 năm hoạt động Khuyến nông” (1993-2023), nhằm đánh giá kết quả hoạt động công tác khuyến ngư nông lâm qua một chặng đường dài, đồng thời đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Mô hình trồng dâu tây của người dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tiếp sức phong trào xây dựng nông thôn mới

Đến nay, phong trào xây dựng nông thôn mới trên cả nước đã đạt được những thành tựu “to lớn, toàn diện”, trở thành phong trào có sức lan tỏa sâu rộng và mạnh mẽ trong toàn xã hội. Thành công của phong trào có một phần đóng góp không nhỏ của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp trong việc chuyển tải thông tin, cũng như tham mưu cho chính quyền địa phương những cách làm hay, sáng tạo...