Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" đang chứng minh thành công trong việc triển khai mô hình kinh doanh bền vững tại địa phương.

"Mang rừng về vườn cà-phê" - mở hướng đi bền vững cho ngành cà-phê Việt

Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Nông dân xã Ðông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) chăm sóc cây sắn trồng trên đất dốc.

Sản xuất sắn trên đất dốc

Sắn được xem là cây dễ trồng, không kén đất, vốn đầu tư ít, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế đồng bào vùng cao. Khu vực trung du miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích đất canh tác lớn, khí hậu phù hợp cho cây sắn sinh trưởng, phát triển và xây dựng vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn.
Là giống cây bản địa, bưởi Thồ được trồng phổ biến tại xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên với diện tích hơn 60 ha.

Về Phú Xuyên thưởng thức bưởi thồ Bạch Hạ

Nằm giữa vùng chiêm trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội nổi tiếng với đặc sản “bưởi thồ” có một không hai. Những năm gần đây, cây bưởi thồ đã được quan tâm và phát triển, định hướng trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương trong sự phấn khởi của bà con nông dân.
Nuôi tôm kết hợp trồng lúa tại Cà Mau được đánh giá là mô hình nông nghiệp thuận thiên thông minh, giúp nhà nông nâng cao thu nhập. (Ảnh HỮU TÙNG)

Bài 2: Chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với chuỗi ngành hàng

Để ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, thời gian gần đây, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai một số chương trình hành động về nông nghiệp thông minh. Sản xuất lúa hướng đến chất lượng cao, phát thải thấp; các nông sản được tạo thành chuỗi ngành hàng.
Trình diễn máy gặt tuốt liên hợp kết hợp băm rơm rạ.

Canh tác lúa thông minh ở Hậu Giang

Với năng suất, chất lượng, lợi nhuận tăng, phát thải thấp, mô hình canh tác lúa thông minh được xem là nền tảng để Hậu Giang tổ chức tham gia thực hiện tốt “Ðề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Ðồng bằng sông Cửu Long” tại địa phương.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ, tuần hoàn tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Canh tác lúa thân thiện với môi trường

Thời gian qua, nông dân nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quan tâm triển khai canh tác lúa thân thiện với môi trường. Sản xuất theo phương thức này góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa, tái tạo đất hướng đến nền nông nghiệp sinh thái trong thời gian tới.
Anh A Hơi chăm sóc ruộng lúa hai vụ của gia đình mình.

Kon Tum “giải bài toán”cho gần 3.300 ha lúa canh tác một vụ

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa chỉ được người dân canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại ba huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Để khắc phục tình trạng trên, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei.
Thu hoạch lúa hữu cơ bằng máy móc hiện đại, góp phần giảm chi phí, tăng sản lượng.

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.
Cánh đồng lúa gạo đặc sản của Hợp tác xã nông nghiệp Buôn Choáh.

Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp Đắk Nông

Nâng cao giá trị nông sản bằng phương thức sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn chất lượng cao đang được nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông áp dụng. Hiện đã có 211 tổ chức, cá nhân được chứng nhận sản xuất theo các quy trình 4C, UTZ, Rainforest Alliance, VietGAP, GlobalGAP, Organic… hoặc tương đương, với tổng diện tích hơn 28.629 ha.
Kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh NGUYỄN HỮU NGỌC)

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ hướng đến nền nông nghiệp xanh

Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp "nói không với hóa chất", hạn chế ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác của nông dân.
Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch lúa ở Quảng Bình.

“Bệ phóng” cho sản phẩm nông nghiệp

Nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0 được hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng các công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,…); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin) giúp nông sản đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các địa phương mới chỉ tham gia được một phần nhỏ trong chuỗi quy trình này.

Không để đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Đất nông nghiệp bị bỏ hoang vừa ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng, an ninh lương thực, vừa gây lãng phí tài nguyên. Đến nay, thành phố vẫn còn hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn 4.000ha đất canh tác không hiệu quả, chỉ làm một vụ hoặc canh tác mang tính tận dụng. Như huyện Thanh Oai có hơn 100ha, huyện Ứng Hòa khoảng 400ha, huyện Mê Linh hơn 100ha…
Sản phẩm nông sản Bắc Giang được giới thiệu ở nhiều hội chợ và có thị trường tiêu thụ rộng khắp.

Thu hút đầu tư phát triển các vùng rau an toàn

Để từng bước hình thành xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến, Bắc Giang áp dụng các hình thức tập trung ruộng đất, đa dạng hóa các hình thức liên kết người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó là xây dựng những chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích chanh dây của tỉnh Đắk Nông đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 15%.

Đắk Nông khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mở rộng diện tích chanh dây

Những năm gần đây, giá chanh dây tăng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Do đó, nhiều hộ dân đã tiến hành trồng mới, mở rộng thêm diện tích, thậm chí phá bỏ cây trồng khác để trồng chanh dây. Điều này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi giá chanh dây đảo chiều hoặc cây bị nhiễm bệnh trên diện rộng...
[Ảnh] Triều Tiên biến căn cứ quân sự cũ thành trang trại nhà kính quy mô lớn

[Ảnh] Triều Tiên biến căn cứ quân sự cũ thành trang trại nhà kính quy mô lớn

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, nước này vừa khánh thành và đưa vào sử dụng 1 trang trại nhà kính quy mô lớn hiện đại, được xây dựng trên nền khu vực từng là 1 căn cứ không quân cũ. Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Chương trình hỗ trợ của ADB đặt mục tiêu làm dịu bớt cuộc khủng hoảng lương thực đang trở nên tồi tệ ở châu Á và Thái Bình Dương, đồng thời cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn. (Ảnh minh họa: ADB)

ADB hỗ trợ 14 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực ở châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố chương trình hỗ trợ toàn diện trị giá 14 tỷ USD cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2025, nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại, đồng thời cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn cho khu vực.