Tổng quan

Nói tới Hoàng thành Thăng Long là nói tới quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 (giờ địa phương) tại Brazil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới. Các giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO ghi nhận ở chiều dài lịch sử, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú đã đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành niềm tự hào của mọi người dân đất Việt. Kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay, công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.

Trọng tâm

Hoàng Thành Thăng Long - Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu Chi tiết

Số liệu thống kê

Năm 1010 Vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, ngay trong những năm đầu trị vì đã bắt đầu khởi dựng nhiều công trình để kiến thiết Kinh thành Thăng Long.

Tháng 12/2002 Cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên được tiến hành làm phát lộ dấu tích nền móng các công trình kiến trúc cổ cùng nhiều hiện vật có giá trị của Hoàng thành Thăng Long.

13 thế kỷ Tiến trình lịch sử trải dài của Hoàng thành Thăng Long với các tầng văn hóa xếp chồng lên nhau, từ thời Đại La xuyên suốt các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Nguyễn

18,395ha Diện tích vùng lõi của di sản Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Năm 2009 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Năm 2010 Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới

Các chuyên đề khác

+ Theo dõi
Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Theo dõi
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

+ Theo dõi
Vịnh Hạ Long
+ Theo dõi
Việt Nam-Malaysia
+ Theo dõi
Hà Nội
+ Theo dõi
Việt Nam-Ấn Độ
+ Theo dõi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
back to top