Hoàng thành Thăng Long - Di sản vô giá

Nói tới Hoàng thành Thăng Long là nói tới quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 (giờ địa phương) tại Brazil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới. Các giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO ghi nhận ở chiều dài lịch sử, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú đã đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành niềm tự hào của mọi người dân đất Việt. Kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay, công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.
Hoàng Thành Thăng Long - Thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử

Hoàng Thành Thăng Long - Thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền lịch sử hình thành kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm, Thăng Long được xác nhận là kinh đô của nhiều vương triều quân chủ Việt Nam. Mỗi vương triều sở hữu hàng trăm cung điện lộng lẫy phô bày sức mạnh và sự phồn thịnh. Song, do binh lửa chiến tranh và thời gian, diện mạo kinh đô xưa chỉ còn sót lại một số dấu tích trên mặt đất như thành bậc chạm rồng đá thời Lê sơ của điện Kính Thiên (thế kỷ 15), tòa Đoan Môn (thế kỷ 17-18), di tích Hậu Lâu, Kỳ Đài, Bắc Môn (thế kỷ 19, 20)…
Hoàng Thành Thăng Long - Các công trình di tích kiến trúc tiêu biểu

Hoàng Thành Thăng Long - Các công trình di tích kiến trúc tiêu biểu

Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Thủ đô và cả nước. Khu di sản bao gồm Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo thành một quần thể thống nhất, là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng Long - Kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.
Lịch sử Hoàng thành Thăng Long

Lịch sử Hoàng thành Thăng Long

Nói tới Hoàng thành Thăng Long là nói tới quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội.
“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

“Lầu son gác tía” Hoàng thành Thăng Long 1000 năm trước qua hình ảnh 3D

Lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý sau hơn 1.000 năm được tái hiện, giúp hình dung rõ ràng hơn, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa. Công chúng được thấy hình ảnh 3D phỏng dựng 64 công trình kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.
Khôi phục Lễ dựng cây nêu tại Hoàng thành Thăng Long.

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Sau 12 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Song việc mỗi năm chỉ đón vài trăm nghìn lượt khách tham quan vẫn là con số quá thấp đối với di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô. Do đó, thành phố còn nhiều việc phải làm nhằm gìn giữ, góp phần lan tỏa những giá trị quý báu của Hoàng thành Thăng Long để thật sự xứng tầm di sản thế giới.
Các nhà khoa học khảo sát hố khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Bảo tồn bền vững di sản Hoàng thành Thăng Long

Năm 2002, khi chuẩn bị xây dựng Nhà Quốc hội mới, giới khoa học đã ngỡ ngàng khi hàng triệu hiện vật khảo cổ thuộc khu di sản Hoàng thành Thăng Long phát lộ. Phát hiện này mở ra một chương mới trong nhận thức về giá trị Hoàng thành Thăng Long, đi cùng với đó là các biện pháp nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị. Sau 20 năm kể từ ngày được phát hiện, Hà Nội cũng như cả nước đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý trong bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, cũng như phương hướng bảo tồn lâu dài di sản này.
Tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long.

Hà Nội xây dựng phương án khôi phục các cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (16/11/1972), 20 năm nghiên cứu, khai quật, phát lộ Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội (2002-2022), ngày 8/9, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội”.
Trẻ em trải nghiệm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống trong chương trình “Đèn thu lung linh”.

Rộn ràng không khí Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

Nhằm tạo sân chơi đậm chất văn hóa truyền thống cho người dân Thủ đô, nhất là cho các em nhỏ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội vừa khai mạc chương trình Vui Tết Trung thu với chủ đề: “Đèn thu lung linh”, tại di tích Hoàng thành Thăng Long (phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội).
Khách du lịch được "thị vệ hoàng cung" và "cung nữ" hướng dẫn khám phá Hoàng thành.

Hoàng thành Thăng Long mới lạ trong tua du lịch đêm

Vừa mới ra mắt được ít ngày, tua du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Không gian của Hoàng thành lung linh, huyền bí hơn trong màn đêm, cùng sự xuất hiện của những “thị vệ hoàng cung”, những “cung nữ” do các bạn trẻ nhập vai, kèm theo những câu đố hấp dẫn dành cho khách tham quan đã tạo nên sức hút mới.

Nghi lễ dựng cây nêu ở Hoàng thành.

Dựng cây nêu đón Tết ở Hoàng thành Thăng Long

Để tiễn năm cũ qua đón năm mới Nhâm Dần sắp đến, ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức tái hiện một số nghi lễ cung đình xưa trong đón Tết, gồm: lễ phong ấn (gói ấn lại), tiến lịch (dâng lịch lên vua), lễ cúng Táo quân, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Trong đó, được nhiều người chú ý nhất là lễ dựng cây nêu tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Tái hiện nghi thức Tiến lịch-Ban lịch, một nghi thức cung đình xưa nhân dịp đón xuân.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện nghi lễ cung đình đầu xuân

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt 2022 với chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang” theo hình thức trực tuyến. Tâm điểm của chương trình là tái hiện nghi thức dâng lịch tiến vua thời xa xưa và các trưng bày diễn giải về quy trình làm lịch, ban hành lịch của triều đình nhà Lê.

Các cuộc khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long cung cấp nhiều dữ liệu lịch sử, kiến trúc… quan trọng.

Công bố những kết quả nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng Long

Ngày 17/12, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học “Kinh đô Thăng Long - Hà Nội, từ tư liệu lịch sử đến những kết quả nghiên cứu mới”, nhằm công bố kết quả nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng Long; thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, góp phần phục dựng các công trình kiến trúc quan trọng tại Hoàng thành Thăng Long.

Xem thêm
back to top