Ngay sau lễ đón, Bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long đã được rước về Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra trong không khí tưng bừng đón chào Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của nhân dân và du khách trong nước, quốc tế.
Sáng mai, tại Trung tâm khu di tích Hoàng thành sẽ khai mạc Trưng bày hiện vật lịch sử về 1000 năm Thăng Long.
Rước bằng chứng nhận Di sản văn hóa thế giới
về Khu di tích Hoàng thành.
Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới tại Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Di sản thế giới, vào lúc 20 giờ 30 ngày 31-7-2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1-8-2010 theo giờ Việt Nam. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi ba đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn ở thế kỷ XIX. Cuộc khảo cổ quan trọng vào năm 2003 đã phát lộ những giá trị to lớn của khu di tích, qua hệ thống di vật, dấu tích kiến trúc, đồ gốm…gây bất ngờ ngạc nhiên cho chính cả các nhà nghiên cứu. Các di tích tiêu biểu của Hoàng Thành gồm có: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc. Một phần quan trọng của di sản là những di vật, dấu tích kiến trúc hiện nằm trong lòng đất. |
Chúng tôi xin giới thiệu "bài phát biểu của bà Irina Bokova , Tổng giám đốc UNESCO tại lễ trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa thế giới cho Hoàng thành Thăng Long.