Nhiều địa phương trên cả nước đã và đang mở rộng diện tích cây ăn quả, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao. Đáng chú ý, nhiều hợp tác xã (HTX) trồng cây ăn quả đã linh hoạt nắm bắt cơ hội, mạnh dạn đầu tư phát triển bền vững.
Từng là hộ nghèo, sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo dựng được một mô hình trồng trọt và chăn nuôi tiêu biểu. Không chỉ thoát nghèo, gia đình ông còn vươn lên trở thành một trong những hộ có kinh tế khá nhất trong vùng…
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả như: Vải, nhãn, cam, bưởi, sầu riêng, thanh long… đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã hình thành những vùng chuyên canh lớn, góp phần thúc đẩy sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Những năm gần đây, các tỉnh Bắc Trung Bộ xác định phát triển cây ăn quả là một trong những khâu đột phá trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030. Không chỉ mở rộng diện tích cây ăn quả có múi đặc sản, các địa phương đã trồng nhiều giống cây mới phù hợp với thổ nhưỡng, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, địa hình dốc và thường xuyên bị gió bão, lũ lụt đang là lực cản đối với các địa phương khi thực hiện chương trình này.
Xã Đăk Krong, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai là một trong năm địa điểm của khu vực Tây Nguyên thực hiện dự án thí điểm trồng cà-phê bền vững theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, thuộc Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).
Cây ăn quả tại các tỉnh phía bắc đã trải qua quá trình phát triển dài, đến nay, đã thu được nhiều kết quả, từ hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, đến nghiên cứu ra các giống năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng, có tính chống chịu. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều địa phương cũng đang phải trả những “cái giá” nhất định cho sự phát triển không đồng đều, thiếu quy hoạch và kỹ thuật canh tác dẫn đến đất đai bị chai cứng, nhiễm dịch hại nguy hiểm...
Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía bắc”.
Triển khai thực hiện Đề án “phát triển cây ăn quả lợi thế, đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, ba năm qua, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả, bước đầu chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, tạo thành vùng nguyên liệu phục vụ liên kết và chế biến sản phẩm.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, đời sống người dân Võ Nhai ngày càng no ấm nhờ triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có việc phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững. Từ đó, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu được khai thác để xây dựng vùng na ngày càng lớn, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Trong đó, nổi bật là huyện Mai Sơn, nơi được xem là vựa cây ăn quả lớn, nhờ triển khai tốt việc gắn chế biến nông sản với việc mở rộng liên kết sản xuất…
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, những ngày này nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đang khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu úng đối với diện tích bị ngập; phục dựng diện tích cây trồng bị gãy đổ và thu hoạch nhanh gọn các trà lúa sớm, không để hạt lúa ngâm nước dài ngày.
Trong đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua khiến hàng nghìn ha diện tích lúa mùa và hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, riêng huyện Thanh Liêm có khoảng 250ha lúa của xã Vùng Tây sông Đáy bị mất trắng 100%.
Tại Hải Dương bão số 3 đã làm 600ha cây ăn quả, hàng chục nghìn cây xanh gãy đổ; làm ngập úng 10 nghìn ha lúa, dập nát hàng trăm ha rau màu; gây tốc mái, sập đổ hàng trăm chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm. Các cấp chính quyền và bà con đang khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa bão để sớm ổn định sản xuất.
Thời gian qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Sơn La luôn tiên phong trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, qua đó đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Trong những năm qua, hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giúp các thành viên hợp tác xã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ cao... vào sản xuất; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao.
Từ tháng 7 đến hết tháng 8 hằng năm, các vườn trồng chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) lại nhộn nhịp với không khí đón du khách đến tham quan và thích thú với cảm giác “tận tay hái quả, ăn ngay tại chỗ", cảm nhận sự khác biệt về hương vị riêng của những loài cây ăn quả tươi có nguồn gốc giống từ các tỉnh miền Tây được trồng trên vùng đất nắng, gió nơi đây.
Tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, người làm nông nghiệp tại Điện Biên đã và đang đầu tư nguồn lực hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số nông sản chủ lực quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp toàn vùng đang bị cản trở lớn bởi hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này chính là giải pháp để mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Trong một thế giới cạnh tranh, việc tìm kiếm con đường khởi nghiệp càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Thường, một nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch ở huyện Hoài Ân (Bình Định) đã cho thấy, bằng sự kiên trì, lòng quyết tâm và những hỗ trợ từ cộng đồng thì mọi thứ đều có thể.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lộ Vòng Cung được biết đến là “tuyến lửa”, nơi địch thiết lập đồn bót dày đặc trên toàn tuyến lộ làm vành đai bảo vệ cơ quan đầu não của chúng. Sau 49 năm giải phóng, “vành đai lửa” ngày nào trở thành vành đai xanh của thành phố Cần Thơ với vườn cây trái ngút ngàn, hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm nét đặc trưng của vùng sông nước, miệt vườn.
Mùa khô 2023-2024, dự báo gần 100 nghìn ha lúa, cây ăn quả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với cây trồng, các địa phương, nhân dân trong vùng đã triển khai nhiều giải pháp như xuống giống sớm cho lúa, tích trữ nước tại các kênh, ao, hồ để tưới cho cây ăn quả…
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nguồn nước sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn đang được nhiều địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Việc chuyển đổi này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Tình trạng xâm nhập mặn ở Ðồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Ngoài ra, khu vực miền trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.
Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) được sản xuất tại nhiều địa phương với diện tích, sản lượng lớn nhất trong các loại cây ăn quả. Hiện nay, nhiều địa phương và nhân dân đang đẩy mạnh sản xuất cây có múi theo hướng VietGAP, hữu cơ... nhằm tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện nay sản xuất nông nghiệp tỉnh Ðắk Nông phần lớn còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững, sản xuất chưa mang tính hàng hóa; chưa tham gia vào các chuỗi liên kết.
Hơn 15 năm qua, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) nhất quán thực hiện chiến lược phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả với cây trồng chủ lực mới, phù hợp với thổ nhưỡng vùng ven sông. Để giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, công nghệ mới, chính quyền địa phương đã thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân từ phương thức sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất kinh tế nông nghiệp giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi giúp nông dân có thu nhập cao, cuộc sống khấm khá sau nhiều năm thực hiện.
Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới đã và đang tạo động lực giúp kinh tế các vùng nông thôn trên địa bàn Hà Nội ngày càng phát triển. Ở nhiều địa phương xuất hiện những mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị canh tác và thu nhập cho nhân dân.
Ngày 24/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội làm vườn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững cây có múi ở Việt Nam”.
Giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam liên tục đạt mốc hơn một tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá trị xuất khẩu thanh long của nước ta sụt giảm mạnh.
Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Sơn La đã được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Tại các huyện, thành phố, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Việc triển khai các giải pháp trong ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mai Sơn, được đánh giá là một trong những địa bàn tiêu biểu của tỉnh Sơn La.