Để nâng cao giá trị sản phẩm cho cây bơ và sầu riêng, người dân Đắk Nông đã được định hướng lựa chọn giống và các vùng sản xuất tập trung; đồng thời xây dựng mô hình sản xuất theo hướng VietGAP nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao thu nhập cho người trồng.
Tỉnh Hà Nam duy trì quy mô diện tích hơn 2.000 ha đất chuyên màu và một phần đất hai vụ lúa có cốt cao chuyển đổi để sản xuất rau, củ, quả các loại. Các địa phương đã hình thành được vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ và liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả theo hợp đồng, giúp nâng cao giá trị và lợi nhuận trên diện tích canh tác.
Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, đã khai thác và phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu kinh tế. Từ đó, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, làng quê thêm khang trang, sạch đẹp.
Hiện nay, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) luôn hỗ trợ người dân sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Ðã có nhiều HTX nông nghiệp phát triển bền vững nhờ ban quản trị khéo léo, biết khai thác sức mạnh nội tại kết hợp với nguồn lực bên ngoài vì lợi ích chung của thành viên. Ðó chính là tư duy đột phá, sẵn sàng thay đổi để thích ứng với những biến động thị trường.
Những năm qua, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Láng Biển là xã về đích nông thôn mới sau cùng của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Vậy mà chỉ một thời gian ngắn, nhờ tập trung các giải pháp sản xuất nông nghiệp với những ngành nông sản thế mạnh, Láng Biển đã có bước phát triển vượt bậc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Lai Châu hiện có 40 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã và đang được triển khai. Các nhiệm vụ này đã được xây dựng sát với các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhờ vào việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và nhân rộng mô hình sản xuất, Lai Châu đã tạo ra các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị.
Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã quan tâm chỉ đạo phòng chuyên môn và các xã, thị trấn triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng suất, giá trị kinh tế chăn nuôi bò theo hướng bền vững, hàng hóa. Từ đó, góp phần đa dạng các sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã "về đích" sớm trước hai tháng.
Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.
Những năm qua, nông nghiệp tỉnh Nam Định có bước phát triển ổn định, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao hơn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 5 năm gần đây tăng từ 2,5-3,0%/năm. Các lĩnh vực sản xuất tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ, hướng tới sản xuất xanh, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án) đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
"Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" là Đề án hết sức có ý nghĩa với bà con nông dân vùng Tây Nam Bộ và ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Đồng Tháp và Long An là hai tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười đã tích cực tham gia Đề án, bước đầu ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Những năm qua, nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ triển khai có hiệu quả đề án phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung với quy mô lớn. Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đã xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây đặc trưng được thị trường đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và xây dựng được thương hiệu, đem lại thu nhập cao cho người dân…
Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (thành phố Đà Nẵng) sẽ được biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 do Hội Nông dân Việt Nam tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập.
Với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu thuận lợi, những năm gần đây, cây sầu riêng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác, mang lại đời sống ấm no, giàu có cho nhiều gia đình nông dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Là quốc gia nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống, cảnh quan tươi đẹp…, Việt Nam có những lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đang có xu hướng chọn các vùng nông thôn là điểm đến để trải nghiệm.
Trong những năm qua, hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giúp các thành viên hợp tác xã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ cao... vào sản xuất; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao.
Để cây sầu riêng phát triển bền vững và hình thành các vùng chuyên canh, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai khuyến khích người dân tham gia liên kết chuỗi, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với nông dân trong việc trồng, chế biến và tiêu thụ trái sầu riêng, tìm hướng xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường tiềm năng.
Ngày 19/5, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công nhận Vùng an toàn dịch bệnh tỉnh Tây Ninh. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Ðảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Tối 17/5, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II - năm 2024. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của người dân và du khách trong và ngoài tỉnh với việc trưng bày và quảng bá nhiều sản phẩm nông nghiệp và trái cây chủ lực của huyện.
Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
Trước tình hình giá ớt không ổn định, khiến nông dân như “đánh bạc” với cây ớt, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ ớt với đầu ra ổn định.
Những năm gần đây, ớt trở thành cây chủ lực trong vụ sản xuất đông-xuân của nhiều hộ gia đình nông dân ở tỉnh Lạng Sơn. Ðặc biệt từ năm 2022, quả ớt chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Toàn tỉnh Ninh Thuận có 152 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 30 sản phẩm đạt 4 sao; có hai sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao là nước mắm CaNa với 32 và 42 độ đạm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có từ hai đến ba sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận cấp quốc gia.
Tỉnh Hưng Yên xác định chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm tạo bước đột phá trong quản lý, sản xuất và tiếp cận thị trường để nền sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông, thủy sản luôn được quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn liên quan, tác động đến hiệu quả sản xuất và thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông sản, thủy sản luôn được các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân ở tỉnh Quảng Bình chú trọng thực hiện, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Tết nguyên đán là thời điểm “vàng” để các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và người nông dân đẩy mạnh sản xuất, cung ứng nông sản ra thị trường với chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... tấp nập ra đồng chăm sóc, thu hoạch các loại nông sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các cánh đồng trồng rau, quả theo hướng VietGAP đang mang lại hiệu quả bởi chất lượng sản phẩm an toàn, đầu ra ổn định, giá bán cao hơn.