Ngăn mặn, giữ ngọt bằng cách phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi đang là những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chú trọng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Mùa khô 2024-2025, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được ngành chức năng dự báo từ sớm và sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt ở vùng ven biển. Ngay những tháng đầu năm, xâm nhập mặn đã vào sâu trên các nhánh sông Tiền, sông Hậu từ 30-45km, có thời điểm từ 60-70km. Tuy nhiên, với sự chủ động của các địa phương và việc vận hành linh hoạt các công trình kiểm soát mặn đã giảm thiểu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển.
Dự báo, các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 28/3-2/4, sau đó giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 28/3-2/4 và 27/4-1/5, từ tháng 5 xâm nhập mặn giảm dần. Người dân các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa có văn bản đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Dự báo, từ ngày 11-15/3, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long tiếp tục tăng cao. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3-4. Người dân các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Theo dự báo từ nay đến giữa tháng 4 do ảnh hưởng của các kỳ triều cường cho nên khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện nhiều đợt cao điểm xâm nhập mặn. Ở vùng cửa sông Cửu Long và các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nếu không chủ động ứng phó sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Dự báo, từ ngày 1-10/3, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao trong 3-4 ngày đầu tuần sau đó giảm dần về cuối tuần. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Dự báo, từ ngày 21-25/2, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm, sau đó tăng lại đến ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Ngày 17/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg gửi các bộ, địa phương liên quan về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự báo, từ ngày 11-20/2, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao đến ngày 16/2, sau đó giảm dần. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 1/2025, dòng chảy trên thượng nguồn sông Mê Công tại trạm Kratie có xu thế giảm nhanh và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc biến đổi theo triều cường.
Dự báo, từ ngày 1-10/2, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Trà Vinh có độ mặn cao hơn.
Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đợt 1 lấy nước gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025 với thời gian 5 ngày, từ 0 giờ ngày 12/1 đến 24 giờ ngày 16/1.
Chiều 27/12, Đài Khí tượng Thủy văn Tiền Giang cho biết, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có xu thế lên nhanh trong những ngày cuối tháng 12/2024. Vì vậy, các địa phương và người dân trong vùng Ngọt hóa Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang cần chủ động tích trữ nước ngọt để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Ngày 5/6, tại huyện Long Mỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ phát động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, ngày môi trường thế giới 5/6/2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”.
Dự báo, từ ngày 1-10/6, xu thế xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm. Đây là tin dự báo xâm nhập mặn trên khu vực Nam Bộ cuối cùng của mùa khô năm 2023-2024.
Chiều 29/5, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tại 2 huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch để đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm mùa hè.
Dự báo, từ nay đến cuối tháng 5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Hàng năm, trên địa bàn cả nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Vì vậy, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước góp phần hạn chế những tác động này đối với cây trồng.
Xác định hệ thống thủy lợi là hạ tầng hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho các loại cây trồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, tình hình nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng và kéo dài, lượng nước trữ hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang giảm nhanh dẫn đến nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất rất cao, xảy ra trên diện rộng.
Dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Ngày 6/5, Cục Hậu cần Quân khu 9 phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng vận chuyển nước sạch hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Trần Đề.
Trước tình hình liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng vận động nguồn lực hơn 2 tỷ đồng, triển khai hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng tại tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô năm 2023-2024. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán, thiếu nước đã khiến hàng chục nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng. Các địa phương và bà con nông dân các khu vực này đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, thiếu nước gây ra.
Dự báo, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần vào cuối tháng.