Sản xuất hoa công nghệ cao tại thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng.

Động lực cho Tây Nguyên vươn mình mạnh mẽ

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, nhưng chưa phát triển tương xứng. Từ khi Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị được ban hành và triển khai hiệu quả, cùng với Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng đất phên giậu phía tây Tổ quốc đang có vận hội mới để phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững.
(Ảnh minh họa: Nguyễn Công Lý)

Gia tăng giá trị cho cây cà-phê

Là một trong những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, những năm qua, cây cà-phê đã tạo việc làm và bảo đảm thu nhập ổn định cho nông dân nhiều địa phương. Hiện nay, các địa phương và người dân đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu để nâng cao giá trị loại cây trồng này.
Quang cảnh hội nghị.

Tăng cường hợp tác đầu tư giữa Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên

Đây là hội nghị kết nối doanh nghiệp, địa phương của Ấn Độ với các tỉnh Tây Nguyên có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk. Từ hội nghị này, các địa phương, doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ tăng cường kết nối hợp tác, đẩy mạnh giao thương trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin và du lịch.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị chủ trì phiên họp.

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực

Sáng 6/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2 nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh tháng 2 năm 2024 và triển khai nhiệm vụ tháng 3 năm 2024. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị chủ trì phiên họp.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư M’gar đưa nguồn vốn ưu đãi đến tận cơ sở để giải ngân, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dễ dàng, thuận lợi.

Nguồn vốn ưu đãi “tiếp sức” cho hộ nghèo và đối tượng chính sách ở Cư M’gar

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Đắk Lắk và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2023, được sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và hoạt động tích cực của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư M’gar, hàng nghìn hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác trong huyện được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Quang cảnh buổi đối thoại.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đối thoại với nông dân

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, tại buổi đối thoại, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, cùng lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, các sở, ngành đã được nghe những ý kiến đề xuất, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh. Đây là những ý kiến xuất phát từ những góc nhìn, đánh giá của mỗi cán bộ, hội viên, nông dân rất sâu sắc và phù hợp với nhu cầu thực tế và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.
Hiện nay, giá sầu riêng ở Đắk Lắk tăng cao, đạt từ 80.000-100.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.

Tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu ở Đắk Lắk

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Quang cảnh Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”.

Liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng thiếu chặt chẽ và nhiều bất cập

Ngành hàng sầu riêng của Việt Nam đã và đang trở thành một ngành hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp-Phát triển nông thôn các địa phương trồng sầu riêng nói riêng. Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết đang diễn ra ở các vùng trồng sầu riêng trong cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn trao chứng nhận nhãn hiệu "Sầu riêng Cư M'gar" cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Cư M'gar.

Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Việc Ủy ban nhân dân huyện Cư M’gar tổ chức công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar” và ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động thông minh “thông tin huyện Cư M’gar” đúng vào mùa thu hoạch sầu riêng năm 2023 ở Tây Nguyên, sẽ góp phần tạo ra giá trị sản phẩm được khách hàng tin tưởng sử dụng và tạo thêm uy tín đối với sản phẩm “Sầu riêng huyện Cư M’gar”, mang lại nguồn lợi về kinh tế lớn cho người trồng sầu riêng trên địa bàn huyện.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm tra thực tế tại Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk.

Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thăm và làm việc tại Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk

Chiều 21/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” do đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy điện gió Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.
Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Công ty Enfarm Agritech ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu công nghệ phân bón phân “thông minh” vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hợp tác nghiên cứu công nghệ phân bón “thông minh” vào phục vụ sản xuất nông nghiệp

Ngày 19/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phối hợp với Công ty Enfarm Agritech tổ chức Lễ ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu công nghệ phân bón “thông minh” (ứng dụng công nghệ Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo trong bón phân) vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
back to top