Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội cần đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ hộ nghèo

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nông dân huyện Phù Cừ trồng chuyên canh cây cam cho thu nhập cao, góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.

Phát triển kinh tế gia đình nhờ tín dụng chính sách

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên phối hợp các tổ chức chính trị-xã hội đưa vốn tín dụng chính sách đến với hàng chục nghìn gia đình; góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế-xã hội.
Giám đốc Hà Văn Ngọc. (Ảnh: baohagiang.vn)

Vốn chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho hợp tác xã

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng, góp phần nâng cao đời sống của các thành viên hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện để họ thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế gia đình, đồng thời, tạo đòn bẩy để thương hiệu sản phẩm của các HTX vươn xa.
Nữ đảng viên Vũ Thị Lệ Thủy - Giám đốc HTX 3T Farm, thị trấn Cao Phong (Hòa Bình) giới thiệu sản phẩm cam chất lượng cao để bán ra thị trường.

Vốn chính sách giúp nhiều nữ đảng viên vùng cao phát triển kinh tế

Không chỉ thể hiện vai trò của người đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nữ đảng viên còn là tấm gương sáng khi quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, nâng cao thu nhập cho gia đình, từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân Hà Nam phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm ổn định.

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Trải qua hơn 22 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ tại tỉnh Hà Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang là kênh tín dụng tin cậy hữu ích giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Vai trò nòng cốt của tín dụng chính sách trong giảm nghèo bền vững

Năm 2024 là một năm đầy thử thách khi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần.
Bà con xã Ngam La tìm hiểu về các chương trình vay vốn tín dụng chính sách được niêm yết công khai tại Điểm giao dịch xã.

Điểm tựa vốn giúp người dân thoát nghèo

Với mục tiêu giảm nghèo bền vững góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang đã triển khai tốt các chương trình chính sách tín dụng của Chính phủ, truyền tải được nguồn vốn ưu đãi tới nhiều đối tượng để bà con phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Các cán bộ chiến sĩ công an huyện Thanh Liêm và cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước về vốn tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Hiệu quả từ Chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

Sau hơn một năm triển khai, Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù đã và đang đi vào cuộc sống, bước đầu khẳng định được ý nghĩa xã hội và nhân văn của một cơ chế đặc thù, lần đầu tiên áp dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội.
Giải ngân vốn tại điểm giao dịch xã Phú Hưng của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Bến Tre. (Ảnh: HOÀNG TRUNG)

Nâng cao chất lượng vốn tín dụng chính sách tại Bến Tre

Trong thời gian qua, hàng nghìn gia đình nghèo, đối tượng chính sách tại tỉnh Bến Tre được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện miền núi Hướng Hóa tuyên truyền chính sách tín dụng cho đối tượng thụ hưởng.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị vượt khó, thoát nghèo

Thời gian qua tỉnh Quảng Trị có nhiều cách làm hay để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiêu biểu là cho các đối tượng vay vốn vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở; đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, ổn định kinh tế gia đình, vượt khó, thoát nghèo.
Gia đình chị Phượng đã khấm khá lên nhờ trồng ớt.

Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bạc Liêu làm kinh tế

Nhận thấy địa phương còn nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, Hội Phụ nữ huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã tích cực tuyên truyền, vận động chị em làm kinh tế thông qua nguồn vốn vay hỗ trợ và tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng màu. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã biết vươn lên thoát nghèo, cuộc sống dần khấm khá hơn.
Hỗ trợ người dân đang bị nước lũ cô lập tại xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong.

Bắc Ninh triển khai các hoạt động thiết thực ủng hộ, hỗ trợ đồng bào sau bão

Phát huy tinh thần "tương thân tương ái", trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang triển khai sâu rộng các hoạt động ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Nhiều phần quà ý nghĩa cùng hàng tỷ đồng tiền mặt được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp gửi gắm qua hệ thống mặt trận để trao tận tay bà con bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Giờ học ngoại khóa của sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ-Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh THẾ ANH)

Mở rộng chương trình tín dụng cho sinh viên

Năm học mới bắt đầu, nhiều gia đình có con học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh không khỏi lo lắng cho hành trình theo đuổi giấc mơ giảng đường đại học khi học phí và giá cả chi tiêu sinh hoạt ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên để mở rộng nguồn vay cho người học là rất cần thiết để giảm gánh nặng tài chính cho sinh viên.
Các chuyên gia, nhà khoa học phản biện về tính đặc thù của đối tượng vay vốn chính sách xã hội trên địa bàn Hà Nội.

Mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi từ tín dụng chính sách xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố quy định đối tượng cho vay đặc thù từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn Hà Nội.
Người dân xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sử dụng nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày. (Ảnh minh họa)

Quảng Bình nâng mức cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

Ngày 28/8, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức cho vay Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, đơn vị đang thực hiện nâng mức cho vay từ 10 triệu đồng lên 25 triệu đồng/công trình nhằm giúp người dân có thêm nhiều công trình nước sạch sử dụng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. (Ảnh: Trần Hải)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tiếp tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đại biểu dự hội nghị ở các điểm cầu đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuyên Quang tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 23/7, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ tổ chức các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn trên địa bàn, vào một ngày cố định để tạo thuận lợi cho người dân.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo ở Đồng Hỷ

Xác định tín dụng ưu đãi là kênh dẫn vốn quan trọng, tạo nguồn lực để người dân thoát nghèo nên những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và sử dụng, phát huy hiệu quả.
Quang cảnh hội thảo.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Ngày 2/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới”.