Mục tiêu tổng quát của dự án là giảm thiểu khí thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi và quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền và cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng và thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Vào khoảng 14 giờ 45 phút ngày 26/4, trên địa bàn xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ xuất hiện một trận mưa đá kéo dài hơn 30 phút, làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa nước của người dân địa phương.
Trong những ngày qua, ở một vài địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có mưa cục bộ, nhưng lượng mưa không đáng kể và không làm giảm được cái nắng nóng gay gắt 38-39 độ C, thậm chí ở các huyện, xã biên giới nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều hồ đập, công trình thủy lợi cạn kiệt nguồn nước. Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và năng suất, chất lượng trong vụ mùa tới. Đồng thời, người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn cũng đã thiếu nước sinh hoạt…
Theo ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, việc để diện tích rừng tự nhiên bị biến động lớn, trong thời gian dài nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời, để người dân lấn chiếm, sử dụng trái phép, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng là Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng và chính quyền địa phương.
Ngày 22/3, Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam - WildAct với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) lần đầu tiên đã tổ chức thành công giải thưởng “Người giữ rừng Chư Yang Sin".
Dự án “Canh tác cà-phê thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam” triển khai trong 5 năm tại Đắk Lắk. Khoảng 8.000 nông hộ nhỏ khó khăn về kinh tế sẽ được tập huấn về kỹ thuật canh tác cà-phê và tiếp cận, quản lý tài chính nông hộ nhằm tăng thu nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nằm trong chương trình chuyển đổi mô hình từ du lịch cưỡi voi sang du lịch thân thiện, các cá thể voi sau khi được đưa về thả tự do tại Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) đã có thể thảnh thơi tìm kiếm nguồn thức ăn hay thỏa thích ngâm mình dưới nước.
Ngày 6/9, đoàn công tác Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk do Đại tá Đào Viết Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp.
Ngày 30/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 7 tháng năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn chủ trì hội nghị.
Trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk với cán bộ, công chức của tỉnh do Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk tổ chức mới đây, có 92 câu hỏi gửi tới lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, trong đó có 6 câu hỏi được trả lời trực tiếp tại hội nghị, các câu hỏi còn lại đều được các sở, ngành trả lời đầy đủ.
Trước thông tin về việc Tổ chức Động vật châu Á sẵn sàng tài trợ chi phí vận chuyển 2 cá thể voi ở Thủ Lệ về rừng tự nhiên tại vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), đại diện Vườn thú Hà Nội cũng như "vua voi" Đàng Năng Long cho rằng: Cần có phương án cụ thể nếu muốn voi thực sự được trở "về nhà".
Vườn quốc gia Yok Đôn phối hợp Tổ chức Động vật châu Á (AAF) tổ chức Giải online “Chạy vì loài voi Yok Đôn” lần 2 năm 2023. Thời gian mở cổng đăng ký từ 25/7/2023 đến ngày 12/8/2023.
Những ngày gần đây, mỗi khi trời mưa lớn, nước mưa từ hệ thống thoát nước công trình đang thi công hai bên đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 29 đoạn qua thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) đổ dồn về mương thoát nước của đường Võ Văn Tần thuộc tổ dân phố 2, phường An Lạc khiến nước thoát không kịp, tràn vào nhà dân, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều hộ dân.
Ngày 18/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 2016-2022 và ký kết chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2026.
Sáng 18/5, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, các ngành chức năng của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông phối hợp Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vừa tổ chức khảo sát thực địa và họp lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về việc xem xét điều chỉnh lưu lượng xả hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah nằm trên địa bàn các xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, nhằm bảo đảm cấp nước cho hạ du lưu vực sông Sêrêpốk trong mùa khô cạn năm 2023.
Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn thôn 2, xã biên giới Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài và thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng, khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn.
Trong những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra tình trạng nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất, chăn nuôi của người dân. Đặc biệt thời tiết được xác định là một trong những nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá nuôi lồng, bè trên sông Sêrêpốk chết mỗi ngày, gây thiệt hại nặng nề.
Chiều 10/2, ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk cho biết, 1 cá thể voi nhà vừa chết tại khu chăm sóc voi thuộc khoảnh 4, tiểu khu 462, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Chiều 26/12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pắc cho biết: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa có kết quả kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của dự án “Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản tại thôn Tân Lợi 1, xã Ea Uy, huyện Krông Pắc” do hộ chăn nuôi ông Huỳnh Tấn Khánh làm chủ dự án.
Từ ngày 30/11 đến 1/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (HSI) tổ chức Hội thảo kỹ thuật chuyên đề về quản lý voi nuôi nhốt nhằm phục vụ quá trình xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam giai đoạn 2023-2032 tầm nhìn 2050.
Ngày 1/11, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức đoàn công tác tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Dự án “Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản tại thôn Tân Lợi 1, xã Ea Uy, huyện Krông Pắc” do ông Huỳnh Tấn Khánh làm chủ.
Chiều 31/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo tình hình triển khai thực hiện tại Dự án đầu tư cải tạo, bảo vệ và phát triển rừng tại Tiểu khu 251, xã Ea Bung, huyện Ea Súp của Công ty trách nhiệm hữu hạn trồng rừng 27/7. Dự án này được Báo Nhân Dân phản ánh trong bài viết "Đắk Lắk: Một doanh nghiệp thuê rừng cải tạo, bảo vệ nhưng để suy giảm hơn 326ha rừng".
Một doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thuê đất, thuê rừng thực hiện dự án đầu tư cải tạo, bảo vệ và phát triển rừng nhưng sau 10 năm đã để suy giảm tới hơn 326ha rừng.
Ngày 22/10, tại Làng Thanh niên lập nghiệp xã Ya Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam (Công ty Suntory Pepsico Việt Nam) tổ chức Lễ tổng kết chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022.
Mặc dù được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021, nhưng cuộc sống của hàng chục hộ dân ở thôn Tân Lợi 1, xã Ea Uy, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk bị đảo lộn bởi mùi hôi thối nồng nặc sộc vào khu dân cư và nước thải chưa qua xử lý tràn vào nương rẫy, ao hồ… của một trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn nằm trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 (bão Noru), trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có mưa trên diện rộng, khiến nhiều nơi bị ngập lụt cục bộ. Nhiều diện tích hoa màu và lúa nước ngập úng, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa, nhằm giảm bớt thiệt hại do bão lũ gây ra.
Chiều 15/8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 8 đến 14/8, trên địa bàn huyện có mưa lớn trong nhiều giờ và nước từ các lưu vực sông, suối đổ về cộng với nước sông Krông Na dâng cao gây ngập lụt trên diện rộng, làm nhiều diện tích lúa Hè Thu năm 2022 trên địa bàn huyện bị ngập lụt, gây hư hỏng nặng.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa, có nơi mưa to. 6 giờ sáng 10/8, mưa lớn đã gây ngập nhiều nhà cửa và hàng nghìn ha cây trồng tại các địa phương trong tỉnh, nhất là tại huyện biên giới Ea Súp.