Chiều 2/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội trong 7 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Hội nghị được nối trực tuyến từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk với 4 điểm cầu tại 4 tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
Dự hội nghị có đại diện các bộ, ban, ngành của Trung ương và lãnh đạo Ủy ban nhân dân 5 tỉnh vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2024, ngân sách Trung ương hỗ trợ 3 chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Nguyên là 5.542.965 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 3.423.983 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 2.118.982 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương trong vùng đã giao 3.227.695 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 99% kế hoạch; phân bổ chi tiết dự toán vốn sự nghiệp đạt 100% dự toán cho các đơn vị cấp trực thuộc.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2024, ngân sách Trung ương hỗ trợ 3 chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Nguyên là 5.542.965 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 3.423.983 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 2.118.982 tỷ đồng.
Ngoài ra, các địa phương trong vùng đã bố trí đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia với tổng kinh phí 1.574.255 tỷ đồng. Trong đó, các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông bố trí hơn 300 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình.
Tính đến ngày 30/6/2024, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã giải ngân vốn đầu tư công bao gồm: Vốn đầu tư của các năm trước kéo dài sang năm 2024 ước đạt khoảng 1.532.610 tỷ đồng, đạt 36,45% kế hoạch. Đối với nguồn vốn năm 2024, toàn vùng giải ngân ước đạt 1.196.881 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch giao. Kết quả giải ngân toàn vùng ngang bằng với kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia chung của cả nước là 36%, cao hơn so với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là 29% và so với cùng kỳ năm 2023 là 21,67%. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của từng Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng tương đối cân bằng, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có tỷ lệ cao nhất là 38%.
Tính đến ngày 30/6/2024, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã giải ngân vốn đầu tư công bao gồm: Vốn đầu tư của các năm trước kéo dài sang năm 2024 ước đạt khoảng 1.532.610 tỷ đồng, đạt 36,45% kế hoạch. Đối với nguồn vốn năm 2024, toàn vùng giải ngân ước đạt 1.196.881 tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch giao.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã mang lại nhiều kết quả thiết thực cho các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể, đến nay khu vực Tây Nguyên có khoảng 373 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt khoảng 16 tiêu chí/xã. Có 10 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Về hộ nghèo, năm 2024 các tỉnh trong vùng ước giảm 3-4% tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với năm 2024.
Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã mang lại nhiều kết quả thiết thực cho các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với 7 nhóm mục tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có 4 mục tiêu cơ bản hoàn thành tại vùng Tây Nguyên gồm: Mục tiêu về tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số bình quân đạt 3,4%; nhóm mục tiêu về công tác giáo dục; mục tiêu lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm mục tiêu về bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr giải đáp những câu hỏi của lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên. |
Về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, đến nay các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước hàng năm, các địa phương còn lại đang khẩn trương rà soát, xin ý kiến các đơn vị liên quan và dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành trong thời gian tới.
Về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội, các địa phương đã báo cáo cấp có thẩm quyền để chủ động bố trí vốn từ ngân sách địa phương để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tỉnh Đắk Nông cam kết bố trí vốn hàng năm, tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai đang xây dựng phương án trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành mức hỗ trợ.
Đối với cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025, các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết lựa chọn huyện thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025.
Quá trình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong 7 tháng đầu năm 2024 tại vùng Tây Nguyên đã có nhiều thuận lợi thông qua việc triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15, qua đó kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 đạt tỷ lệ cao hơn mặt bằng chung giải ngân vốn đầu tư công của cả nước và so với các kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc một số nội dung chưa được pháp luật quy định nay đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 111/2024/QH15, đồng thời Nghị quyết số 111/2024/QH15 phân cấp cho địa phương chủ động điều chỉnh vốn đầu tư và dự toán ngân sách Nhà nước đã giúp cho các địa phương giảm thiểu khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị gửi về các bộ, cơ quan Trung ương đã thấp hơn trước…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng Tây Nguyên vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc, hạn chế cần tháo gỡ. Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung đối với 83 thôn, buôn đạt tiêu chí thôn, buôn đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên. Do vậy, các địa phương không có cơ sở triển khai các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng này.
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc chưa phù hợp với nguyên tắc “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản, khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất” tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung đối với 83 thôn, buôn đạt tiêu chí thôn, buôn đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên. Do vậy, các địa phương không có cơ sở triển khai các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng này.
Đối với các xã thuộc khu vực III, khu vực II quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thì sẽ thôi hưởng các chính sách an sinh xã hội, gây khó khăn cho các địa phương. Do vậy, đề nghị xem xét cho các xã này được duy trì thụ hưởng chính sách hỗ trợ khu vực III, khu vực II trong thời gian từ 3-5 năm.
Ngoài ra, bộ tiêu chí về xã, huyện giai đoạn 2021-2025 yêu cầu cao hơn và thêm nhiều tiêu chí so với giai đoạn 2016-2020 và một số tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện thực tế của một số địa phương, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, thẩm định và công nhận. Đồng thời chưa có quy định và khái niệm “người lao động có thu nhập thấp” là đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025…
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận ý kiến của lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên và các bộ, ngành Trung ương.
Phó Thủ tướng đề nghị, các tỉnh cần tích cực triển khai thực hiện và đẩy nhanh công tác giải ngân vốn đầu tư đã bố trí trong năm 2024, không xin thêm ngân sách của Trung ương để thực hiện các chương trình này. Kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15 đã tháo gỡ rất nhiều những khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện, nếu gặp những khó khăn, vướng mắc gì thì các tỉnh làm báo cáo gửi về Văn phòng Chính phủ, Chính phủ sẽ đề nghị các bộ, ngành trả lời, hướng dẫn đầy đủ, vấn đề gì vượt thẩm quyền các bộ, ngành thì Phó Thủ tướng sẽ trả lời đầy đủ, nhanh chóng giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn…