Ô-pê-raViệt Nam đang thiếu cung chứ không thiếu cầu

Ô-pê-raViệt Nam đang thiếu cung chứ không thiếu cầu

Nghệ thuật cổ điển Việt Nam vừa đón nhận một niềm vui bất ngờ, khi thí sinh Ninh Đức Hoàng Long đã vượt qua 150 thí sinh đến từ các nước như U-crai-na, Anh, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Trung Quốc… để giành giải nhất tại cuộc thi Ô-pê-ra (opera) lớn nhất Hung-ga-ri tổ chức ba năm một lần mang tên: Cuộc thi Thanh nhạc Cổ điển quốc tế lần thứ IX Simandy Jozsef (IX SimandyJozsef International singing competition). Ninh Đức Hoàng Long chia sẻ với chúng tôi về niềm đam mê, sự khổ luyện và câu chuyện “thành công không tự đến”.

Một thoáng Chiêu Quân (Tại đám rước hội đền Đô, Bắc Ninh - 1993).

Miên man với “Ký ức làng”

Nhắc tới nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, người ta lại nhớ tới một người đàn ông có chất giọng trầm ấm, am hiểu và khá khiêm tốn. Bắt đầu cầm máy ảnh từ những năm 73, Hữu Bảo như một người “đứng ngoài” ảnh kể chuyện. Với anh, nhiếp ảnh là phương tiện để ghi lại những khoảnh khắc sống động của cuộc sống đang diễn ra. Hình ảnh làng quê Việt Nam trong các bức ảnh của Hữu Bảo rất gần gũi thân thương, giản dị nhưng tinh tế, đau đáu nhưng ấm áp hồn hậu.

Nghệ sĩ Trung Hiếu vào vai Lý Thường Kiệt trong vở Tình sử ngàn năm.

Có lẽ, tôi quá nhiều đam mê...

NSƯT Trung Hiếu là một trong ba nghệ sĩ trẻ được phong tặng danh hiệu NSND lần này khiến bạn nghề đều tâm phục khẩu phục. Hơn 20 năm qua, từ một "hạt giống đỏ" của sân khấu cho đến khi trở thành gương mặt được yêu mến của cả sàn diễn và màn ảnh nhỏ, anh đã hết lòng tận hiến cho nghệ thuật. Anh dành cho Nhân Dân cuối tuần một cuộc trò chuyện thú vị về chuyện nghề, chuyện đời.

Sân khấu Việt Nam hiện đại đã mất đi một cây đại thu.

NSND Đình Quang, người đã về bên kia núi...

Vừa mới đây, trung tuần tháng sáu, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam NSND Lê Tiến Thọ chủ trì cuộc tọa đàm về "Vấn đề tự do sáng tạo trong lĩnh vực sân khấu-thực trạng và giải pháp", mời hàng trăm vị khách trong giới sân khấu tham dự. GS, TS, đạo diễn, NSND Đình Quang, sau thời gian lâm bệnh nặng vẫn cố gắng tham dự. Dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi cười, đầy phong độ của người lắm công nhiều việc như những ngày còn tráng niên, sẵn sàng đối thoại về vấn đề "tự do sáng tạo sân khấu" của cuộc tọa đàm, ông đã phát biểu chính kiến của mình theo cách ông thường quen: không đọc văn bản, chỉ nói vo, mà ý kiến rất khúc triết mạch lạc, đặt vấn đề rất đúng và rất trúng với yêu cầu cuộc tọa đàm

Tiếng sáo Ly Hương

Tiếng sáo Ly Hương

Một trong những "ấn tượng đẹp" của âm nhạc Việt Nam năm 2013 là sự kiện nữ sinh viên trẻ Nguyễn Ly Hương của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã giành giải nhất đầu tiên cho nước nhà trên đấu trường âm nhạc quốc tế ở bộ môn sáo Flute.

Những xúc cảm lắng đọng, nồng nàn

Những xúc cảm lắng đọng, nồng nàn

Từng đoạt hàng chục giải thưởng lớn nhỏ từ khi còn là cậu bé con, nhưng NSND Lê Trọng Nghĩa lại đi theo nghiệp giảng dạy tại ÐH Bách Khoa, rồi bất ngờ "bẻ lái" sang con đường ca hát. Sau gần chục năm đứng trên sân khấu, ông mới bắt đầu đi học Nhạc viện ở tuổi 35. Và giờ đây, ở tuổi 68, ông mới có album đầu tay của mình mang tên Tình yêu Hà Nội, dù trước đây, tiếng hát của ông đều đặn vang lên trên sóng phát thanh.
Nghệ sĩ "lang thang" và nhạc dân gian đương đại

Nghệ sĩ "lang thang" và nhạc dân gian đương đại

Trong góc quán cà-phê, Nguyễn Tuấn mơ màng gảy đàn rồi cất lên những tiếng hát rút ruột từ cuộc đời của một gã trai phiêu bạt, đó là những ca khúc Tiếng gáy thời gian, Bồ câu hạt thóc, Chổi xuân... Thứ âm nhạc chân thành, lời lẽ dung dị ôm chứa nỗi niềm từ những tháng ngày sống trong trại tị nạn ở Hồng Công (Trung Quốc), bươn chải buôn bán nơi đất Cảng, rồi tới TP Hồ Chí Minh viết nhạc phim và bây giờ quay ra Hà Nội.

"Thương hiệu" đạo diễn của sân khấu

Một gương mặt dễ nhớ, một vóc dáng chắc đậm cùng bản tính thâm trầm... người chưa từng tiếp xúc với ông thường khá ngại ngần. Vốn trực tính, không ngại nói thẳng nhưng với cách nói thể hiện được sự hóm hỉnh, thông minh nên những nhận xét thẳng thắn của ông khiến người ta không thể giận ông lâu được. Ðã ở tuổi hơn sáu mươi nhưng ông vẫn rất phong độ, sung sức với nghề khi đã tạo dựng được cho mình một "thương hiệu" nghệ thuật rất ổn định trong làng sân khấu. Ông là NSND Trần Ngọc Giàu.
Ðưa nghệ thuật gần gũi với đời sống

Ðưa nghệ thuật gần gũi với đời sống

Ðưa hình ảnh những người bị nhiễm HIV lên sân khấu; khai thác đề tài giới tính; giúp những chị em bị bạo lực gia đình trở thành những diễn viên thực thụ diễn về chính cuộc đời của mình... một loạt những chương trình nghệ thuật do tác giả kiêm đạo diễn trẻ Bùi Như Lai dàn dựng ở Ðoàn kịch hình thể của Nhà hát Tuổi Trẻ thật sự đã tạo những dấu ấn riêng đối với công chúng.
Một nét sơn mài độc đáo

Một nét sơn mài độc đáo

Trong xu hướng phát triển và hội nhập của nền Mỹ thuật Việt Nam, nhiều họa sĩ bị cuốn theo trào lưu hiện đại, nhưng có một người vẫn miệt mài theo đuổi dòng tranh sơn mài, để rồi ghi dấu ấn với phong cách riêng, một cá tính lạ và độc đáo, đó là họa sĩ Văn Chiến.

Người đóng nhiều"vai"

Ở thời buổi"người khôn, của khó, trong đó có chèo", người phụ nữ tài đảm này khiến không ít bạn nghề phải nể phục. Tài năng là thế. Nói được, làm được, và lại khiêm nhường, biết sẻ chia, lắng nghe và cảm thông, NSƯT Thúy Mùi đã gặt hái nhiều thành công, không chỉ trên sàn diễn.

Thao thức cùng sen

Có một họa sĩ đã dồn hết tài năng và tâm huyết của mình để tái hiện vẻ đẹp của hoa sen và vẽ cả nghìn bức tranh về loài hoa này. Xuân Nhâm Thìn, họa sĩ Nguyễn Phan Hoà lần thứ hai giới thiệu cùng những người yêu hội họa những bức vẽ hoa sen tâm huyết của ông như một món quà Xuân đầy ý nghĩa dành tặng những người yêu hoa sen và yêu Hà Nội...

"Kịch bản đương đại" về người nông dân

1.000 bản khắc gỗ chân dung người nông dân cùng chùm 10 bức tranh khắc gỗ mầu với kỹ thuật khắc phá bản, lấy nhân vật chú Tễu để thể hiện nhiều suy ngẫm. Ðó là triển lãm Kịch bản đương đại - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ đồ họa Phạm Khắc Quang.

Phía sau những giải thưởng

Từng được tặng thưởng khoảng 40 giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, tại nhiều cuộc thi ảnh chuyên nghiệp của Mỹ, Anh, Pháp... Trần Việt Văn cho rằng, điều quan trọng là giải thưởng đó có thật sự giá trị hay không.

Hồng thắm vẫn tỏa hương...

Vũ điệu trên mặt trống, Triệu triệu bông hồng thắm, Lá đã rực vàng... những ca khúc bất hủ làm nên danh giá cho nhiều ca sĩ ngôi sao và gắn liền với danh tiếng một nhạc sĩ Xô-viết: Rai-môn Pau-lơ...

Ðắm mình trong những làn điệu dân ca

Giải Sao Mai 2011 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp nghệ thuật đối với giọng ca trẻ Lương Nguyệt Anh. Cô gái với chất giọng thấm đẫm chất trữ tình của miền quê Kinh Bắc này đang được chờ đợi sẽ đem đến những ấn tượng nghệ thuật mới.
Các tác phẩm văn học Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam.

Khi văn học được coi trọng

Giáo sư Joo-Youn Kim, Viện trưởng Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc tâm sự: "Tôi luôn thấy xúc động mỗi khi được trực tiếp trao giải thưởng về sự cảm nhận từ các tác phẩm văn học của đất nước tôi cho người đọc thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều quốc gia. Với tôi, văn học luôn là chiếc cầu nối giữa những con người có ngôn ngữ khác biệt, mang lại sự thấu hiểu giữa các dân tộc, các quốc gia. Khi văn học thấm sâu vào tâm hồn, con người sẽ nhích lại gần nhau hơn"...

Lê Thái Sơn và "cuộc chiến" giữ tranh Việt

Lê Thái Sơn thuộc thế hệ các nhà sưu tập tranh trẻ hiện nay. Sinh năm 1968 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng bản thân anh không phải là họa sĩ. Lê Thái Sơn đã đột ngột quyết định gắn bó với nghề sưu tập tranh từ trách nhiệm của một công dân trước di sản văn hóa của đất nước đang trước nguy cơ ngày càng mai một.

Người "mềm hóa" những chân dung chính khách

Sinh năm 1957, có hơn 30 năm lăn lộn với nghề báo, đã làm nhiều triển lãm ảnh và có rất nhiều tác phẩm được đăng tải trên báo chí, có đến ba bộ ảnh để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng công chúng bởi góc nhìn và đề tài độc đáo, đó là những gì người ta biết về nhà báo - nhà nhiếp ảnh Giản Thanh Sơn.

Ca sĩ của Trường Sa

Hiếm ca sĩ nào có được nhiệt tình và cơ may như anh: 23 lần đến với Trường Sa, 23 lần đến với những người lính đảo, hiểu rõ thế nào là lẽ sống, được hát và được yêu hết mình. Anh từng tâm sự rằng, càng đến với đảo anh càng thêm gắn bó với đảo và hát truyền cảm hơn. Ðiều đó không chỉ các chiến sĩ nơi đảo xa biết rõ, mà đông đảo công chúng yêu giọng hát của anh biết rõ. Vâng, chúng tôi đang nói về ca sĩ, trung tá Hoàng Nguyên, Phó trưởng Ðoàn Nghệ thuật Hải quân...

Ðôi uyên ương đẹp của làng âm nhạc truyền thống

Trong giới mộ điệu âm nhạc dân gian trong nước và nước ngoài, mấy ai không biết đến đôi vợ chồng rất sáng tạo trong công việc mà lại chỉn chu trong đời sống gia đình, đó là Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải và nữ ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến. Họ là hình ảnh đẹp về dòng nhạc truyền thống của Việt Nam trong thời toàn cầu hóa.

"Người lính nhạc"của phố phường

Thông thường một người sáng tác, cũng như người nông dân, thâm canh trên mảnh ruộng của mình chứ ít khi quảng canh. Thế Hiển thì khác, tôi thấy anh viết về đủ mọi loại đề tài và cho mọi đối tượng, nhưng bao quát hết thảy vẫn là tấm lòng đầy trách nhiệm của một người nghệ sĩ như người lính không quản ngại xông pha

Tranh bút sắt của Lê Mai

Những đống lúa vàng vừa được vun lên. Từng bao lúa được chia, chở về nhà từ mấy chiếc xe cải tiến. Cây cân đứng giữa sân cùng mấy đống rơm chụm đầu lẳng lặng. Hàng cọ như đang rì rào câu chuyện muôn đời của người nông dân hai sương một nắng. Ẩn chứa bên trong những nét bút sắt giản đơn kia là tấm lòng, là ước vọng khôn nguôi của những con người đang đổi đời mình cho những mưu sinh vật vã.

Nghiệp chữ

Ông đã về với tổ tiên khi qua tuổi 90, nhẹ như cánh nhạn lai hồng về với đất Mẹ sớm mồng 6-5-2009. Vậy mà những ngày Hà Nội chộn rộn náo nức chuẩn bị kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi lại nhớ cây bút Hoàng Công Khanh, nhà văn, nhà viết kịch khổ đau vì nghiệp chữ, hạnh phúc và vinh quang cũng nhờ nghiệp chữ.

Người trẻ của Tuồng

Nhắc tới những tài năng trẻ sân khấu tuồng hiện nay, các nghệ sĩ đàn anh, đàn chị đều gọi ngay cái tên Lộc Huyền. Họ nói về cô với sự ưu ái và kỳ vọng. Bởi lẽ với tuồng, để trở thành tài năng đã khó, mà để giữ nghề lại càng khó.

Một kiếp thi nhân

Ông chính là người đã sưu tầm, chỉnh lý ba trong số bảy "viên ngọc quý" của nghệ thuật chèo cổ được các cụ nghệ nhân trao truyền - đó là Quan Âm Thị Kính, Vân dại, Trương Viên. Ông còn là tác giả, đạo diễn của nhiều vở chèo, kịch thơ, kịch nói, là nhà phê bình lý luận sắc sảo, và đặc biệt, ông có lối sống giản dị, chan hòa, được đồng nghiệp từ trẻ đến già đều yêu thương, nể trọng.
back to top