Nhạc sĩ Dương Cầm

Chúng tôi tự tin với nhạc kịch Việt

Vở nhạc kịch theo phong cách sân khấu Broadway “Giấc mơ Chí Phèo” của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long, vừa giành được năm giải thưởng cao nhất cho tổng thể vở diễn, nhạc sĩ, ca sĩ, các tiết mục (trích đoạn) tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024. Phía sau thành công này, có rất nhiều câu chuyện thú vị về sự tìm tòi, nghiền ngẫm sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ.
Có người mua báo là vì thấy minh họa đẹp

Có người mua báo là vì thấy minh họa đẹp

Ngô Xuân Khôi được biết đến là một họa sĩ vẽ minh họa bằng tâm huyết và sự kỳ công, góp phần tăng giá trị cho mỗi tác phẩm văn chương, mỗi trang bìa giai phẩm đón xuân của nhiều tòa soạn báo, tạp chí. Ông chia sẻ với chúng tôi những bề bộn nội tâm trước sự xoay chuyển của nhu cầu công chúng, bạn đọc đối với minh họa trên báo chí.
Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng

Chúng tôi hạnh phúc vì có lúc, rạp xiếc đã “cháy” vé

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; số lượng khán giả tới rạp tăng, nhiều tiết mục của Liên đoàn đã giành được giải thưởng quốc tế danh giá. Giám đốc Liên đoàn, Nghệ sĩ Nhân dân Tống Toàn Thắng, chia sẻ cùng chúng tôi nhiều niềm vui bên cạnh những nỗ lực mới cho hoạt động của Liên đoàn nói riêng, của nghệ thuật xiếc Việt Nam nói chung.
Dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Văn hóa là “chìa khóa vạn năng” để kết nối các dân tộc

Trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 vừa diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), bản tiếng Trung của hai cuốn sách về hai vùng văn hóa của Việt Nam lần đầu được giới thiệu đến bạn đọc Trung Quốc. Đây là những sản phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt mà công ty Chibooks nỗ lực thực hiện trong gần 20 năm qua. 
Tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh.

Thành phố Sáng tạo chính là câu chuyện phát triển kinh tế-xã hội

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã thu hút hơn 200 nghìn lượt người đến tham quan, trải nghiệm khi trở thành nơi diễn ra Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023 - điều mà trước đây không ai tưởng tượng nổi. Có thể nhận thấy, lan tỏa tinh thần sáng tạo đến cộng đồng là điều mà Lễ hội Thiết kế Sáng tạo đang từng bước thực hiện được. Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội).
Nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Tùng trong vai ông hàng thịt, vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” (kịch bản: Lưu Quang Vũ, đạo diễn Tsuyoshi Sugiyama), công diễn hồi tháng 1/2024 tại Hà Nội. Ảnh: Mai Thương

Tôi theo đuổi vẻ đẹp của ngôn ngữ kịch câm

Có lẽ, danh hiệu “nghệ sĩ kịch câm số 1 Việt Nam” mà đồng nghiệp dành cho anh khiến Hoàng Tùng ngậm ngùi hơn là tự hào, bởi lâu nay, anh là người duy nhất vẫn kiên trì thực hành bộ môn nghệ thuật này. Sự gắn bó từ tình cảm thiết tha với kịch câm là chủ đề cuộc trò chuyện của chúng tôi với anh.
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo.

Trong nhiếp ảnh, tôi đề cao tính chân thực

Sau hơn 40 năm cầm máy, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo đã lưu giữ nhiều khoảnh khắc quý giá của Hà Nội và nhiều vùng miền trên khắp đất nước. Ông đặc biệt lưu tâm tới tính chân thật của từng bức ảnh, tức là ảnh không can thiệp, có tính chân xác của tư liệu, chứa đựng ý nghĩa lịch sử. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng ông.
Mong muốn tạo nên một dòng chảy các sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc lập

Mong muốn tạo nên một dòng chảy các sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc lập

Lần đầu tiên, Lên Ngàn - một tổ chức tư nhân về sáng tạo sản phẩm văn hóa nghệ thuật, cùng biên đạo múa Tú Hoàng kết hợp Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện chương trình phát triển khán giả. Vở múa “Đối diện với vô cùng”, nơi âm nhạc và vũ đạo kết hợp nhiều nét tinh hoa trong nghệ thuật tuồng với đa dạng ngôn ngữ chuyển động và âm nhạc đương đại, ra mắt trong tháng 8/2024 là kết quả ban đầu khá ấn tượng của sự hợp tác này.
Buổi tọa đàm và ra mắt sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, tháng 7/2024. Ảnh: TRƯỜNG GIANG

Chữ quốc ngữ là "bản lề" cho sự canh tân văn hóa

TS Phạm Thị Kiều Ly bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Sorbonne Nouvelle (Pháp) năm 2018 với đề tài về Lịch sử biên soạn ngữ pháp tiếng Việt và chữ quốc ngữ. Hiện chị là giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên Viện nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.
Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Khiêm (thứ hai, từ trái sang), cùng các diễn viên Đoàn tuồng Đa Hội, tỉnh Bắc Ninh, chụp ảnh kỷ niệm sau một buổi diễn. Ảnh: NVCC

Muốn trao truyền tất cả vốn liếng nghệ thuật

Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Khiêm thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình gắn bó với nghệ thuật Tuồng truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Những ưu tư sau bao khó khăn chung-riêng trong cuộc sống của một nghệ sĩ chuyên tâm với nghệ thuật tuồng dường như chưa bao giờ vương lại nơi tiếng cười giòn, đầy lạc quan của bà khi trò chuyện về những trải nghiệm sâu sắc với từng nét nhấn nhá  câu hát, từng sợi rung ngân từ tâm can để diễn cho ra ngữ khí của nhân vật.
Một buổi tuyển chọn diễn viên cho bộ phim “Hà Nội trong mắt em”. Ảnh: NVCC

Hà Nội luôn là nơi tinh hoa hội tụ

“Hà Nội trong mắt em” đánh dấu sự trở lại của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội trong việc sản xuất phim truyền hình sau 20 năm. Bộ phim dự kiến bao gồm 40 tập, do Đào Thanh Hưng lên ý tưởng và làm đạo diễn. Đây là một trong hai bộ phim truyền hình nhiều tập thuộc dự án phim Vì tình yêu Hà Nội, phát sóng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng anh.
PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Cốt lõi vẫn là tài năng và tình yêu nồng nàn dành cho Tổ quốc, nhân dân

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Nhân Dân cuối tuần, khi nói về tâm huyết nghề nghiệp của giới văn nghệ sĩ cả nước, tự nguyện và đoàn kết tập hợp dưới mái nhà chung Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp, PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (ảnh nhỏ) nhấn mạnh: Các văn nghệ sĩ "luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho sự sáng tạo, làm nên những tác phẩm có sức sống lâu bền trong nhân dân".
Ca sỹ Lê Thanh Phong.

Tôi nhận về mình trách nhiệm làm mới, quảng bá và trao truyền dân ca ví, giặm

Tâm hồn được thấm đẫm những nét giai điệu đặc sắc và lời ca dung dị nhưng chan chứa tình cảm của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, qua lời ru của bà, của mẹ từ thơ bé như rất nhiều người con xứ Nghệ khác, nhưng Lê Thanh Phong có lẽ thuộc số rất ít người quyết định chọn con đường nghề nghiệp gắn liền với di sản văn hóa này. Nhân Dân cuối tuần có cuộc trò chuyện cùng anh về những nỗ lực trong bảo tồn, phát triển nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh của anh cùng nhiều đồng nghiệp, cộng sự.
Tiến sĩ Phạm Việt Long

Tiến sĩ Phạm Việt Long: Mong muốn giúp cộng đồng hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu

“Tín ngưỡng thờ Mẫu - Từ góc nhìn văn hóa” là chuyên khảo thứ hai về văn hóa truyền thống Việt Nam của Tiến sĩ Phạm Việt Long, vừa được xuất bản trong tháng 6/2024. Đây là một tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu, giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về một di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc. Nhân Dân cuối tuần có cuộc trò chuyện cùng ông.
Họa sĩ Lê Văn Sơn.

Giữ lại chút Á Đông giữa thế giới nghệ thuật đương đại châu Âu

Gallery Rosemarie Bassi có 45 năm kinh nghiệm hoạt động ở Cộng hòa Liên bang Đức quyết định giới thiệu triển lãm cá nhân "Mặt hồ tĩnh lặng" của họa sĩ Việt Nam Lê Văn Sơn, từ ngày 7/7 đến 25/8/2024 tại không gian của gallery, Villa Rolandseck, ở Remagen, bang Rheinland-Pfalz. Triển lãm bao gồm 27 tác phẩm sáng tác bằng chất liệu sơn ta, sơn dầu và acrylic, được anh sáng tác từ năm 2022 đến nay.
Đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Phi Tiến Sơn

Làm phim lịch sử là một cách tôn vinh tiền nhân

Mở đầu câu chuyện, chúng tôi đã cùng nhau nói về "Đào, phở và piano"- một hiện tượng điện ảnh, một cơn sốt phòng vé trong thời gian gần đây với cách quảng bá rất hiệu quả từ các bạn trẻ thông qua mạng xã hội, Đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Phi Tiến Sơn bộc bạch: Trong hoàn cảnh của điện ảnh nước nhà hiện nay, việc quảng bá cho các tác phẩm điện ảnh còn nhiều nhược điểm. Điều đó làm thiệt thòi cho cả nhà sản xuất, các nghệ sĩ và nhất là sự thiệt thòi của công chúng.
Chị Claire Driscoll (bên phải) giới thiệu với khách hàng địa phương về hội chợ Art For You lần thứ 12, năm 2019. Ảnh: NVCC

Mong muốn giới thiệu nghệ sĩ Việt Nam đến khán giả thế giới

Kể từ khi ra đời tại Hà Nội, năm 2013, không gian sáng tạo Work Room Four luôn nhận được sự tôn trọng từ cộng đồng nghệ sĩ thị giác Việt Nam và đông đảo công chúng trong, ngoài nước bởi hoạt động đa dạng và cách thức vận hành chuyên nghiệp. Nơi đây như một ô cửa sổ mở ngỏ biết bao câu chuyện thú vị về đời sống văn hóa và nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Nhà văn Vũ Thị Hồng. Ảnh: Thiên Điểu

Quá khứ có khả năng lớn trong việc tự giáo dục của mỗi con người

“Chạm vào ký ức” là tên cuốn sách mới nhất của nhà văn Vũ Thị Hồng. Đây là tác phẩm về chiến tranh được nhà văn nung nấu suốt gần nửa thế kỷ qua, kể từ khi đất nước được hoàn toàn thống nhất. Những ký ức của một phụ nữ vừa cầm súng vừa cầm bút ngay nơi chiến trường bom đạn đã mang đến cho độc giả, nhất là người trẻ, những niềm xúc động lớn lao.
Đạo diễn Đào Duy Anh.

Sân khấu cho thiếu nhi cần hơi thở đời sống

Tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất (thành phố Hải Phòng, tháng 5/2024), giải thưởng Đạo diễn xuất sắc đã được trao cho Đào Duy Anh, Phó Trưởng Đoàn Kịch Nhà hát Tuổi trẻ. Sau bế mạc Liên hoan, anh chia sẻ nhiều điều tâm huyết với quan điểm xuyên suốt: Sân khấu dành cho thiếu nhi cần chất lượng nghệ thuật chứ không phải những vở diễn chạy theo "trend"…
Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn (ngoài cùng, bên phải) và ba học trò chơi “tám tay” trên cùng một cây đàn trong buổi biểu diễn ngày 2/6 tại Hà Nội. Ảnh: Công ty Thanh Việt

Thơ của bố giúp tôi khơi cảm hứng âm nhạc

Trong tour diễn của ông và các học trò qua nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên. Tranh thủ từng khoảng thời gian trống hiếm hoi trong quá trình chuẩn bị cho hai đêm diễn tại Hà Nội (ngày 2/6) và Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 3/6) vừa qua, ông trò chuyện cùng Nhân Dân cuối tuần.
Ca sĩ Nguyễn Khắc Hòa trong một buổi biểu diễn.

Tôi muốn trở về để trả ơn quê hương

Nhạc cổ điển có thể xem là "một tấm danh thiếp lịch thiệp" của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, để dòng nhạc này có chỗ đứng vững chắc hơn trong xã hội, cần thêm rất nhiều sự chung tay góp sức. Trăn trở với những nỗi niềm ấy, từ nước Nga, ca sĩ Nguyễn Khắc Hòa chia sẻ với Nhân Dân cuối tuần, về những nỗ lực mà anh đang thực hiện, để trả ơn quê hương.
Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên.

Luôn hy vọng vào nội lực mạnh mẽ của nghệ thuật cải lương

Làm thế nào để nuôi dưỡng sức sống của sân khấu truyền thống, trong đó có bộ môn cải lương, giữa bối cảnh làm nghề đầy thử thách hiện nay, có lẽ là câu hỏi thường trực với các đơn vị nghệ thuật trong lĩnh vực này. Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, đã chia sẻ góc nhìn người trong cuộc từ thực tế hoạt động của Nhà hát.
Hải Anh (bên phải) và Pauline Guitton trong buổi ra mắt "Sống" tại Hà Nội. Ảnh: Viện Pháp tại Hà Nội

Nỗ lực thấu hiểu nguồn cội

Ra mắt lần đầu tại Pháp vào đầu năm 2023, cuốn tiểu thuyết bằng tranh "Sống"- chứa đựng câu chuyện một người mẹ kể cho con gái về thời gian tại chiến khu miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1969-1975, đã phát hành được hơn 8.000 bản và giành được giải thưởng của Ban giám khảo một liên hoan truyện tranh uy tín ở Pháp. Nhân dịp "Sống" được chuyển ngữ sang tiếng Việt, xuất bản và phát hành tại Việt Nam, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng tác giả Hải Anh.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Tôi chỉ có sự hào hứng và thể nghiệm

Vở opera “Vầng trăng Điện Biên” vừa được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam hoàn thành. Dù không kịp ra mắt vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) nhưng tác phẩm được nhạc sĩ kỳ vọng sẽ chuyển tải được âm hưởng hào hùng của một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
TS, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đó là những khoảnh khắc vô giá...

Một sự kiện đặc biệt: Giới thiệu và trưng bày tám bức ảnh tư liệu của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sẽ diễn ra trong các ngày từ 24 đến 30/4 tại tỉnh Điện Biên. TS, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trò chuyện với chúng tôi về sự kiện này.
Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái

Kiến trúc Việt Nam phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn

“Những trải nghiệm sống ở nhiều quốc gia, vùng đô thị phát triển hoặc có đầu tư bài bản về quy hoạch và kiến trúc, như Canada, Mỹ, Pháp, Thượng Hải (Trung Quốc), Singapore đã cho tôi kiến thức phong phú, để so sánh và suy ngẫm về kiến trúc Việt Nam đương đại”- kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái mở đầu câu chuyện với Nhân Dân cuối tuần.
back to top