Ký họa chân dung nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh: Làm thơ, làm chữ

Trong số những nhà thơ trẻ (xuất hiện ở độ tuổi dưới 35) hiện nay, có một số cây bút rất quan tâm đến việc đổi mới thơ theo cách bắt đầu bằng việc dụng chữ, làm chữ, biến/đổi chữ. Nguyễn Thị Thúy Hạnh là một cây bút như vậy, ngay từ đầu, nhất quán và công khai tư duy về chữ, “di chữ”, “sống lời”, đã xác lập một quan niệm về thơ lấy chữ/ngôn ngữ làm trung tâm.
Nhà văn Nguyễn Chiến Thắng trong buổi ra mắt sách tại trụ sở Hội nhà văn Việt Nam - Ảnh: Huyền Nga.

Nguyễn Chiến Thắng: Chuyện kể của một Đại sứ say mê viết văn

Với số đông độc giả, cơ hội lắng nghe những câu chuyện “thâm cung bí sử” từ một nhà ngoại giao chuyên nghiệp là khá hiếm hoi. Cơ hội được một Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền sẻ chia những xúc cảm, ký ức còn vẹn nguyên tươi rói về những miền đất và con người đặc biệt mà ông may mắn được trải nghiệm, gắn bó còn hiếm hoi hơn nữa.
Hà Nội đã trở thành điểm dừng chân cuối cùng tại châu Á của nhóm nhạc đình đám Black Pink. Ảnh | YG

VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN MỚI CỦA NHỮNG TÊN TUỔI ÂM NHẠC HÀNG ĐẦU

Không hẹn mà nên, khán giả Việt Nam sẽ hội ngộ hai tên tuổi hàng đầu của ngành công nghiệp giải trí toàn cầu chỉ trong tháng 7 này. Đây cũng là lần đầu tiên, những ngôi sao âm nhạc quốc tế ở thời kỳ đỉnh cao quyết định dừng chân tại Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của mình.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung

Không có công thức sản xuất bài hit

Ở độ tuổi sung sức của một nhạc sĩ, Nguyễn Văn Chung (ảnh bên) đã kịp sở hữu một kho tàng gồm hơn 700 sáng tác, trong đó có tới 300 bài dành cho thiếu nhi. Được số đông khán giả xếp vào danh sách hit maker - những nhạc sĩ có nhiều sáng tác được công chúng yêu thích và xếp hạng cao như Vầng trăng khóc, Chiếc khăn gió ấm, Mùa đông không lạnh, Con đường mưa... và đặc biệt là Nhật ký của mẹ nhưng anh khẳng định, “vẫn chưa tìm ra công thức để sản xuất bài hit”.
Minh họa: ĐÀO HẢI PHONG

Giữa vật chất này

Bà nhớ vé tàu được gửi tới một xế trưa tháng Bảy, giữa hai cơn giông khô làm đổ tháo lá trong vườn, ổ chim rơi ngay giữa sân, một con dơi quờ quạng bay lạc vào nhà chính. Tay bưu tá giắt phong thư lên khe rào, cố định nó bằng cách nhồi một nhánh trang leo chẳng may rũ xuống gần đó. Hành động thô lỗ nọ làm rụng vài chùm bông đang độ.
Ký họa chân dung nhà thiết kế Sĩ Hoàng của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

Người không tuổi

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng hào hứng khoe trên Facebook cá nhân của mình, Giấy chứng nhận Huy chương bạc cho vai diễn Lê Đa trong "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc" vừa kết thúc tại Hà Nam. Ở tuổi ngoài 60, đã đi qua tròn một vòng "lục thập hoa giáp", có danh tiếng, giành được đủ vinh quang, Sĩ Hoàng vẫn chưa dừng lại. Thành lập Công ty cổ phần Sử Việt chuyên dàn dựng và biểu diễn kịch lịch sử, len lỏi tiếp cận với đối tượng khán giả chủ yếu là sinh viên, học sinh..., Sĩ Hoàng chưa lúc nào nguôi ngọn lửa nhiệt tình sống, lao động và sáng tạo nghệ thuật không ngừng...
Ký họa chân dung nhà thơ Trần Hòa Bình của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

Thi sĩ Trần Hòa Bình "phiêu du trong gió"

Vào quãng những năm 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Trần Hòa Bình viết bài thơ "Sơn Tây một phía", trong đó có hình ảnh đứa con trai đi xa nay trở về bên mẹ trong một chiều cuối năm, và nhân vật trữ tình này tự ví: "Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió". Một câu thơ tưởng vu vơ thế thôi, mà thật đúng với cuộc đời của thi sĩ Trần Hòa Bình vắn số. Như thể, cho đến tận bây giờ chàng thi sĩ lãng tử họ Trần vẫn phiêu du nơi góc bể chân trời...
Như chiều...

Như chiều...

Bây giờ là bình minh! Trời vừa ửng hồng. Hơi gió thổi rất trong và mát. Đó là thứ gió trong lành. Bà nội dậy rất sớm để đi bộ thể dục. Trên đường về, bà sẽ ghé qua chợ, mua rau và thức ăn cho cả nhà.
Tôi chưa thấy người nào thành công mà lười

Tôi chưa thấy người nào thành công mà lười

Là gương mặt nghệ sĩ trẻ đương đại gây được nhiều cảm hứng, Nguyễn Thu Thủy hay vẫn quen thuộc với nghệ danh Thủy Nguyễn, tả xung hữu đột ở nhiều lĩnh vực: hội họa, thiết kế, kinh doanh... Nhưng Thủy luôn tự nhận mình là "người sáng tạo", "công việc của tôi là sáng tạo". Chính nhiệt huyết và thành quả sáng tạo của Thủy đã được ghi nhận nhiều trong cộng đồng nghệ thuật như vừa mới đây, chị được mời làm giám khảo cuộc thi "UOB Painting of the year" lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam cùng với các tên tuổi họa sĩ gạo cội khác...
"Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh" thu hút khán giả nhờ sự gần gũi, bình dân.

Khi thị hiếu bình dân thắng thế

Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh nước nhà, Top 5 phim Việt ăn khách nhất nửa đầu năm 2023 đã mang lại doanh thu hơn 1 nghìn tỷ đồng. Cũng là lần đầu tiên, phim Việt chiếm thế thượng phong khi vượt tỷ lệ 50% ở cả tỷ lệ nội địa hóa lẫn tổng doanh thu phòng vé của toàn thị trường. Góp công lớn tạo nên những "lần đầu tiên" ấy là Nhà bà Nữ và Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh - hai tác phẩm đều "được yêu thích nhờ sự gần gũi, bình dân" như góc nhìn chủ quan của đạo diễn Lý Hải.
Rapper Đen Vâu.

Ðịnh vị thương hiệu bằng sự tử tế

Có điểm gì chung giữa những gương mặt nghệ sĩ được đông đảo công chúng vô cùng yêu mến như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn hay Ðen Vâu? Ngoài giọng hát thiên phú, ngoài tư duy sáng tạo nghệ thuật thông minh, ngoài đời tư không tì vết, tên họ đều được cộng đồng trân trọng đính kèm tính từ "tử tế".
Ban tổ chức tham quan các hàng bánh dự thi Ngày hội bánh dân gian lần thứ nhất năm 2021 tại Cà Mau.

Hương vị bánh quê ở phố chợ Cà Mau

Ba năm trở lại đây (2021-2023), Cà Mau thường xuyên tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ, quy tụ đông đảo khách thập phương. Họ đến ngày hội không chỉ để thưởng thức “đại tiệc” với vô vàn loại bánh mà nhiều người trong số đó còn muốn tìm lại ký ức tuổi ấu thơ, tưởng nhớ về nguồn cội thời khai hoang, mở đất...
Giải pháp phát triển thị trường xuất bản và văn hóa đọc

Giải pháp phát triển thị trường xuất bản và văn hóa đọc

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 vừa qua, nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra khắp cả nước đã thắp lên tín hiệu đáng mừng để tiếp nối những bước phát triển khởi sắc của ngành xuất bản và văn hóa đọc. Tuy nhiên, thực trạng của ngành vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, gây tác động tiêu cực đến quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Nhân Dân hằng tháng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Nguyên (ảnh bên), Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam về vấn đề này.
Ký họa chân dung nhà thơ Bạch Diệp của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường

Nỗi đồng vọng xôn xao

Quan sát những người “dính” vào chốn thơ, thấy họ làm thơ với rất nhiều động cơ khác nhau. Những động cơ ấy có khi rõ rệt, có khi mơ hồ; có khi thiết thực, có khi lại vu vơ; có thể người thơ ý thức rõ công việc mình làm, có khi cứ viết như một thôi thúc bên trong không cưỡng được...
Ký họa chân dung họa sĩ Nguyễn Thế Hùng của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường

Nội tâm lộng lẫy

Hùng nhỏ thó, lọt thỏm bên những bức tranh khổ lớn, chỉnh trang sắp đặt, chốc chốc lại đứng cách xa lặng ngắm thành quả của mình đang được trang hoàng chuẩn bị cho giờ phút khai mạc triển lãm. Xin hãy nhẹ tay - Thầm thì - Tôi ở đây, thật khẽ khàng, nín lặng, thả lỏng tâm trí giữa những tác phẩm của Hùng, nghe chúng lao xao, để cảm giác được tiếng rì rầm của vạn vật, tiếng trở mình của cỏ cây hoa lá và cả tiếng sẽ sàng của những bước chân thiếu nữ đương tuổi mộng mơ tròn đầy...
Nếu được tổ chức hợp lý, các hội sách luôn là sự kiện quan trọng để thúc đẩy văn hóa đọc. Ảnh | PHƯƠNG HOA

Thừa hay thiếu?

Nở rộ trong hai chục năm qua, hội sách và phố sách luôn được nhắc tới như những biểu trưng đánh dấu sự phát triển của sinh hoạt văn hóa hay thị trường xuất bản. Nhưng, đặt trong những kỳ vọng và cả những chỉ số không mấy tích cực về văn hóa đọc của chúng ta, hai mô hình ấy liệu có thể làm tốt hơn những gì đang có?
Phải bắt đầu từ tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp

Phải bắt đầu từ tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp

Một vài năm trở lại đây, các tác phẩm mỹ thuật được trưng dụng như điểm nhấn thưởng lãm tại nhiều sự kiện của doanh nghiệp trong nước, bên cạnh việc sử dụng nhằm quảng bá thương hiệu dưới đa dạng hình thức. Nhìn từ góc độ xã hội, việc làm này góp phần giới thiệu, đưa thông tin về mỹ thuật trong nước đến với ngày càng đông đảo công chúng. Nhưng nhìn từ góc độ văn hóa, có không ít khía cạnh cần phải xem xét, cân nhắc thấu đáo nhằm tránh dẫn đến lối hiểu sai lệch về nghệ thuật và thẩm mỹ dân tộc. Nhân Dân hằng tháng có cuộc trao đổi với giám tuyển Ace Lê (ảnh bên) chung quanh chủ đề này.
Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp định danh Phú Yên với thương hiệu “miền đất hoa vàng cỏ xanh” được du khách vô cùng ưa chuộng. Ảnh | DPCC

Điện ảnh - Bệ phóng giúp du lịch bứt phá

Người mê phim Việt Nam đang hồi hộp đợi chờ thời khắc Bí kíp tình yêu của một du khách (A Tourist’s Guide to Love) chính thức ra mắt toàn cầu, trên nền tảng phim trực tuyến Netflix vào ngày 21/4/2023 tới đây. Được cảnh sắc tuyệt đẹp của nhiều di sản thế giới làm phông nền, câu chuyện tình dễ thương dần thành hình theo suốt hành trình khám phá dải đất hình chữ S giữa cô gái Mỹ và chàng trai Việt đang được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng hữu hiệu giúp quảng bá “vẻ đẹp bất tận” đến với du khách năm châu và tạo đà bứt phá cho du lịch nước nhà sau những lao đao “hậu Covid-19”.
Vũ điệu của người Cơ Ho.

Chuyện dưới chân núi Lang Biang

Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người Cơ Ho ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Ký họa chân dung nhà thơ Vĩ Hạ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.

Đi tìm những bóng người để thấy chính mình

Tác giả trẻ Vĩ Hạ vừa rời trường phổ thông ở Bình Thuận để vào TP Hồ Chí Minh ngồi ghế giảng đường đại học, đã được trao giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam, với tập thơ “Đi tìm những bóng người”. 18 tuổi, món quà văn chương đầu đời ấy, đủ tính khích lệ để Vĩ Hạ thêm tự tin trên con đường thi ca nhưng cũng đủ tính áp lực để Vĩ Hạ thêm tìm tòi trên hành trình sáng tạo.
“Chúng ta đang rất cần tinh thần khai phóng và thực tiễn của Đề cương Văn hóa Việt Nam”

“Chúng ta đang rất cần tinh thần khai phóng và thực tiễn của Đề cương Văn hóa Việt Nam”

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943, Báo Nhân Dân hằng tháng đã có cuộc trò chuyện cùng PGS,TS Phạm Quang Long - nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh bên), nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội về giá trị của bản Đề cương này đặt trong bối cảnh hiện nay.
Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng được tôn vinh trong cuốn sách “Chín bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” vừa ra mắt mới đây.

Đưa bảo vật quốc gia gần hơn với đời sống

Không còn im lìm, bất động trong những không gian trưng bày bảo tàng tĩnh lặng, vài năm gần đây, những bảo vật quốc gia đã được thể hiện lại bằng những hình thức hiện đại, sống động và hấp dẫn hơn. Từ đó, những vỉa tầng lịch sử, văn hóa, nghệ thuật vô giá mà kho báu này tích tụ được bắc những nhịp cầu nối đầy sáng tạo để đến với đông đảo công chúng và giúp họ thêm hiểu, thêm yêu những di sản được bao đời gìn giữ, trao truyền.
Nhạc sĩ Huy Tuấn.

Hiện tượng See tình - dấu hiệu khởi sắc của Vpop

Trước See tình của Hoàng Thùy Linh, một số sản phẩm thu âm của nghệ sĩ Việt cũng đã ghi được dấu ấn quốc tế nhất định, được coi là những cú đột phá trong khi họ vẫn thiên về hoạt động underground. Nhưng trường hợp của Hoàng Thùy Linh hơi khác, khi cô bền bỉ gây dựng được danh tiếng trong nước với sự hỗ trợ của một ê-kíp chuyên nghiệp.
Những bộ áo dài Việt Nam được may từ chất liệu vải kimono trong phân cảnh “Truyền thống gặp gỡ truyền thống”.

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống Việt-Nhật

Quyến rũ, đậm sắc màu văn hóa truyền thống nhưng vẫn hiện đại trong những tìm tòi, biến hóa cách tân. Đó là dư âm đọng lại trong lòng công chúng sau khi được thưởng thức Kimono - Áo dài Fashion Show, sự kiện giao lưu văn hóa nghệ thuật ấn tượng mở đầu chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản diễn ra vừa qua.
back to top