Minh họa : ĐỖ HOÀNG TƯỜNG

“Sô bít” đón xuân

Xuân đến khiến ai cũng háo hức. Nhưng dân "sô bít" lại càng tỏ ra háo hức gấp đôi người ta, cho nên Xuân về luôn tìm cách thể hiện.

Bột mầu trên giấy. Tranh : NGUYỄN TƯ NGHIÊM

Tranh con giáp của một bậc thầy

Báo Tết đã có truyền thống 95 năm nếu tính từ tờ Nam Phong số Tết (được coi là đầu tiên) năm 1918 của Phạm Quỳnh (1893-1945). Truyền thống báo Tết này độc nhất trên thế giới. Trang bìa thường là một bức “tranh xuân” phổ biến là thiếu nữ tân thời với hoa đào, mai và các loài hoa xuân khác... Hình ảnh cô gái hiện đại thành biểu trưng cho “cái đẹp” lý tưởng của thanh niên trí thức mới nhập từ châu Âu vào. Tranh xuân gái và hoa thậm chí trở thành một phần quan trọng nhất của sự nghiệp hội họa Nguyễn Gia Trí nói riêng và tranh sơn mài Việt Nam nói chung. Trên báo Tết cũng thường có tranh vẽ thú vật. Tất nhiên năm nào vẽ con đó. Truyền thống

Minh họa: PHẠM AN HẢI

Cuộn len kỳ diệu

Hạ tuần tháng 12 lạnh mới thật về. Gió mùa đông bắc làm má hồng, phố trắng. Tay áo len dài che nửa bàn tay đan ngón, tôi ngước mắt đi dưới hàng cây đương thì rét ngọt.

Minh họa: ĐẶNG TIẾN

Thầy của chúng ta - Tùy bút của VILI

Ở Việt Nam, mỗi tháng đều có ngày kỷ niệm. Ngày Nhà giáo Việt Nam ý nghĩa đặc biệt nhất: sự cộng hưởng cho tất cả mọi người. việc nhớ đến các thầy trở thành một tài sản quý của tinh thần chúng ta.

Những khu vườn thu nhỏ

Những khu vườn thu nhỏ

Giở lại các bức vẽ những năm tám mươi hay xem các album ảnh gia đình Hà Nội xưa, dễ nhận thấy số tranh ảnh có hoa, bình hoa chiếm số lượng đáng kể.

Trên cánh đồng tháng Mười

Trên cánh đồng tháng Mười

Các miền lúa đã xong gặt vụ mùa. Những cánh chim sà xuống cánh đồng chuyên cần lượm thóc. Đừng hỏi “bao giờ cho đến tháng mười” khi hương lúa mới quyện vào giác quan cho ta thanh yên tâm hồn.

Ảnh: HỒNG VĨNH

Những khắc mùa

Chẳng phải tháng chín về, người Hà Nội ở Sài Gòn mới lại nao nao đón mùa thu. Bởi cảm giác thu ở Sài Gòn xảy ra rất thường, đến nỗi ai mà thành kính với thu Hà Nội, sống giữa Sài Gòn, lâu lâu lại phải nhấc mũ một lần.

Gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng

Bao lần về Hải Phòng, tôi đều chọn đi tàu hỏa. Để sống chậm. Để mỗi lượt ngang qua ga xép Cẩm Giàng, được nhớ Thạch Lam và hình dung ông trong khu vườn xanh um kia. Tôi vừa đến, và đã gặp.

Sài Gòn mùa Thu

Sài Gòn mùa Thu

Ai đó sẽ thắc mắc: Sài Gòn làm gì có thu, chỉ hai mùa mưa nắng. Ở lần thứ 33 đến Sài Gòn, số lần bằng số tuổi, Vi mới gặp mùa thu.

Hà Nội - những bảo tàng

Hà Nội - những bảo tàng

Giờ thì mình biết rồi, với kẻ xa xứ lâu ngày, về Hà Nội chỉ có hai cách dễ chịu: một là thật nhanh hai là thật lâu, chứ giữa các khoảng ấy thể nào cũng rơi vào trạng thái ẩm ương. Tâm trí như bộ lego của trẻ con, rã ra rồi phải mất một thời gian xếp lại.

Minh họa: NGUYỄN THỊ HIỀN

Những trang thư thời đại

Những vấn đề, sự kiện quan trọng của mỗi quốc gia và thế giới hầu hết được ghi chép lại nhờ các nhà sử học. Còn đời sống mọi mặt của xã hội hằng ngày, được phản ánh, lưu lại bởi những tờ nhật báo. Báo chí (BC) không chỉ chuyển tải tin tức, nó chứa đựng thông tin về công nghiệp giấy, in ấn, trình độ công nghệ, tư duy con người theo từng thời đại mà nó tồn tại.

Những tấm gương - lời

Loài người ngày càng đông, Trái đất ngày một ồn hơn vì tiếng nói. Tỷ lệ nghịch là tiếng nói bản nguyên, những lời nói thật ngày một thay đổi, ít dần.

Mùa Xanh

Tưởng chỉ mê mầu tím, cho đến một chiều gặp Anh giữa lòng thành cổ, nàng nhận thấy mình yêu mầu xanh tha thiết nhường nào. Xanh đang đẹp nhất tháng ba.
Minh họa: TRƯƠNG TIẾN TRÀ

Tôi thấy mình, từ trước, bấy nhiêu năm...

Bây giờ là những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng của năm 2012. Những năm qua, như những con số đi, đôi khi là vòng lặp nào đó, đôi khi là hứa hẹn gì đó, chút mới. Buổi chiều Sài Gòn nắng bắt đầu thấp xuống và gió bắt đầu trườn qua những con phố cũ nho nhỏ vắng người. Sài Gòn luôn đẹp vào dịp lễ. Đẹp vì sự vắng vẻ khác thường của nó, vắng như mười mấy năm trước, ngày tôi mới đặt chân lên thành phố này, ngày của sự yên tĩnh len lỏi trong những phố phủ bóng cây dầu, loại cây thẳng tắp, vươn cao và cô đơn...
Minh họa: PHAN THANH

Để nhìn nhân thế, lạnh, chung quanh

Tôi cúi mình cột lại sợi dây giày nhỏ; nghiêng mình nhìn lại lần nữa qua ô cửa sổ, nơi những cây ớt Bắc Phi mới lên xanh mơn mởn; xốc ba-lô lên vai và khóa cửa lại. Bước chân chậm rãi dọc hành lang vắng lặng, lướt ngang qua chú chó nhỏ của nhà hàng xóm đang mừng rỡ vẫy đuôi, tôi bắt đầu xuống phố.
Minh họa: LÊ THIẾT CƯƠNG

Có dáng hình, vọng từ xưa, tháng Mười Một

Kính tặng thầy Phi Công Việt Mùa mưa năm nay dứt sớm hơn thường lệ. Đã nửa tháng rồi, Sài Gòn khô và nóng như những ngày sau Tết, đầu năm. Có lẽ năm nay là năm nhuận nên mùa khô đã về ngay từ cữ mới chuyển sang tháng Mười Một. Nghe đâu miền tây năm nay không có lũ. Người miền tây chắc buồn nhiều. Lũ về thì nhiều tôm, lắm cá và sau mùa lũ kéo qua, đất đai mới lấy lại được vẻ mơn mởn phì nhiêu. Còn ở ngoài bắc thì cơn bão mới kéo qua, nghe kể Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định dính bão nặng nhất. Có mấy khi bão về vào độ cuối năm như thế này? Phải chăng, cơn bão cuối luôn là cơn bão bất ngờ nhất, nguy hiểm nhất? Thật lạ, ở nơi này thì lũ đồng nghĩa với no mà ở nơi kia, bão lũ về khác nào thảm họa.
Bên gốc lộc vừng già.

Thức mình dậy,... tháng Chín

Tôi dậy sớm, một ngày bất thường giữa tất cả những bình thường. Một năm có lẽ chỉ có vài ngày tôi dậy sớm như thế, lúc 7 giờ sáng. Bình minh của tôi thường vẫn là buổi trưa. Cuộc hẹn công việc giấy tờ thủ tục khiến tôi bữa nay dậy sớm, ra đường sớm.

Láng giềng

Đang tắt máy điều hòa nhiệt độ, đèn đóm để về thì anh nghe thấy máy điện thoại di động của mình reo. Nhìn số, anh biết chị gọi. Vừa mở máy, chưa kịp cất tiếng, anh đã nghe giọng chị đầy hoảng hốt: “Anh ở đâu? Sắp về nhà chưa? Về ngay đi, em không dám mở cửa, khiếp lắm”. Anh giật bắn mình: “Có chuyện gì?”. “Eo ơi, kinh lắm, đứa nào cắm cái kim tiêm ngay ổ khóa nhà mình”.

hoathienly

Chưa vợ con, sau bữa cơm tối qua quýt, anh chỉ có thú vui vào mạng in-tơ-nét. Nếu như trước kia, vào mạng là anh tìm tòi tài liệu phục vụ cho nghề thiết kế xây dựng thì một năm nay anh lao vào thú vui chát chít. Thú vui này anh học được của mấy cậu bạn trẻ cùng cơ quan. Từ ngày anh kết bạn trên mạng, không có tình bạn nào kéo dài quá hai, ba tuần.

Người giúp việc

Anh mất đã được hai năm, sau gần ba năm vật vã đau đớn bởi căn bệnh hiểm nghèo. Với gia đình hai bên nội ngoại, người thân và nhất là với chị và hai cô con gái chưa đến tuổi trưởng thành đó là sự mất mát vô cùng đau đớn, đã đành. Nhưng, ngay cả với cô Ôsin, ngày anh mất, nó cũng khóc như thể khóc cha, khóc mẹ.

Câu hỏi

Nhập ngũ cuối năm 70, sau gần ba tháng lội bộ dọc Trường Sơn anh vào tới mặt trận Tây Nguyên. Tới binh trạm cuối, đại đội tân binh của anh bị xé nhỏ, chia cho các đơn vị.

Mưa ngâu

Chiều muộn. Ðang hí húi nấu cơm trong bếp, nghe có tiếng mưa, chị đứng dậy khép cánh cửa sổ, bật đèn lấy thêm ánh sáng. Chị chợt nhớ tới cô con gái út: "Chẳng biết con bé có bị mưa ướt không?''.

Danh phận

Tin nhắn trong máy điện thoại di động của anh như một lời reo vui: "Tìm thấy mộ thằng Phúc rồi".

Mùa xoài

Người ta đong đếm thời gian bằng những mùa, xuân hạ thu đông, hay đơn giản hơn, hai mùa mưa nắng. Riêng chị, từ khi đi lấy chồng xa, chị hoài niệm thời gian bằng những mùa xoài.

Mùa cá cơm

Tuổi thơ tôi gắn liền với một vùng biển nghèo chỉ có cát với sóng gió quanh năm. Nhịp sống của xóm chài này gắn liền với những chuyến biển ra khơi và cập bến. Xóm nghèo, mọi người chỉ đi biển theo ngày. Nghĩa là chiều bắt đầu ra khơi, sau một đêm giăng lưới, sáng hôm sau đã về rồi. Cũng vì thế mà những bình minh cùng mẹ ngồi trên bãi cát đợi thuyền của cha cập bến đã trở thành thân thuộc trong tôi. Nó như một nỗi mong đợi mơ hồ, thân quen và gần gụi, vui mừng lại vừa phấp phỏng âu lo. Có lẽ, chỉ những ai từng có người thân đi biển trên những chiếc thuyền nhỏ bé mới cảm nhận rõ ràng cảm giác ấy. Nó cùng tôi đi vào trong cả cơn mơ.

Bức tranh quê

"Thứ bảy hoặc chủ nhật này nhà mình kéo nhau về thăm quê một ngày?". Nghe chị nói thế anh biết là chị nói về quê của chị, chứ quê anh xa lắc xa lơ, nghỉ cuối tuần chẳng nói chuyện về thăm quê được. Vẫn biết, cũng đã lâu lắm chị mới rủ chồng con về thăm quê, nhưng anh vẫn từ chối thẳng: "Em thấy có việc thì về chứ anh chẳng về đâu.
back to top