Đâu rồi tranh Tết làng Chuồn

Đâu rồi tranh Tết làng Chuồn

Tranh Tết dân gian cố đô Huế, vì lắm lý do, cam chịu suy, rốt cùng đành phải vong: tranh làng Tây Hồ đã biến mất, tranh làng Chuồn vừa cáo chung. Ðó là lời báo động đối với rất nhiều làng nghề làm tranh truyền thống khắp cả nước hiện thời.

Ði để về  với cội nguồn

Ði để về  với cội nguồn

Tác phẩm “Tiên du” của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Ðạo viết cho Dàn nhạc dân tộc Việt Nam (DNDTVN), chuẩn bị sang diễn ở Paris, nhân Năm Việt Nam tại Pháp 2014 Giáp Ngọ. Trong phòng hòa nhạc tầng ba, Học viện Âm nhạc quốc gia, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Ðạo chỉnh tề trang phục nhạc trưởng, trong bộ vest trắng ngà, vải tơ tằm dày, chất liệu và kiểu dáng hoàn toàn Việt, không giống bộ đồ lớn mà nhạc trưởng dàn nhạc Tây hay mặc. Ông thân mật: “Vì dàn nhạc chơi “Tiên Du” tôi sáng tác từ truyền thuyết dân gian “Từ Thức gặp Tiên” là Dàn nhạc dân tộc Việt, không có mặt cây đàn Tây nào, nhạc công là sinh viên nhạc viện rất trẻ, mặc áo dài khăn đóng thuần Việt, n&

10 năm bay về phía mặt trời

10 năm bay về phía mặt trời

Năm 2014 là một năm được coi đặc biệt với Tùng Dương khi đánh dấu tròn 10 năm anh đăng quang Sao Mai điểm hẹn và kể từ đó, là một hành trình không ngưng nghỉ: Chưa bao giờ là quá vội, thậm chí, đôi lúc còn như nhàn nhã, thong dong, nhưng cũng lại quyết liệt hơn bất kỳ ai và tới đích sớm hơn ai.

Nhà báo Phan Thanh Phong - Trưởng ban Nhân Dân hằng tháng tặng quà thăm hỏi sức khỏe vợ chồng danh họa Nguyễn Tư Nghiêm và vinh dự nhận từ tay ông bức tranh con giáp mới nhất danh họa vẽ tặng ấn phẩm

2014 là năm “thuận hóa”

Xuân 2014, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - cây đại thụ cuối cùng của bộ tứ huyền thoại “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái” đã bước sang tuổi 96. Sinh năm 1918, tuổi Mậu Ngọ, tính đến mùa xuân Giáp Ngọ này, cuộc đời ông đã quay trọn tám vòng 12 con giáp - như tên một tác phẩm nổi tiếng của chính ông.

Đưa trang phục cổ truyền tới vị trí cao quý

Đưa trang phục cổ truyền tới vị trí cao quý

Cho tới cuối năm 2013, Lan Hương, cựu sinh viên Ðại học Văn hóa, đã có mười năm gắn bó với áo dài, trở thành một nhà thiết kế (NTK) thời trang. Mười năm là một chặng đường đẹp đối với NTK áo dài Lan Hương, khi chị khởi đầu từ bàn tay trắng, không được đào tạo, không một đồng vốn, không người hỗ trợ; chỉ có lòng quyết tâm và khát vọng của người phụ nữ trẻ. Và Lan Hương đã làm nên điều kỳ diệu...

Chuyện nhà của Sao

Mỗi người đều có một bí quyết, một cách giữ lửa riêng cho mái ấm gia đình. Hãy cùng ngó nghiêng, xem các “sao” Việt “bật mí” chuyện hình thành và gìn giữ nếp nhà của họ thế nào!

Người trong hẻm làm đẹp cho người trong hẻm (ảnh chụp tại hẻm 51/10, đường Cao Thắng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh).

Xóm hẻm Sài Gòn

Người trong hẻm yêu quý nhau như tình làng, nghĩa xóm. Khi một người mới tới hẻm thuê nhà hay một cô gái về làm dâu luôn bị săm soi. Một người trong hẻm đi làm việc ở đâu, kinh doanh chỗ nào... cũng phải “báo cáo” hẻm! Không làm cái việc này dễ bị coi khinh mà làm được việc này thì người ở hẻm ủng hộ, đề cao. Ðặc tính ngụ cư của hẻm Sài Gòn tạo ra giá trị của hồn phố, nếp nhà.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên và phu nhân Vi Kim Ngọc (1936).

Nương dáng cha, nép bóng mẹ

“Tôi muốn kể câu chuyện của những người con liên quan đến cha mẹ mình. Ðấy là câu chuyện về từng tháng năm dài của bố mẹ, về các mối quan hệ của bố mẹ trong cuộc đời và xã hội. Lịch sử vừa là cái chung, nhưng cũng vừa là cái riêng, còn phải thông qua những con người cụ thể, câu chuyện cụ thể, thông qua ứng xử của họ trong các giai đoạn khác nhau, thời kỳ khác nhau để làm cho lịch sử trở nên sống động như có thể cầm nắm được, để thế hệ đương thời thêm hiểu biết. Ðơn giản bởi những con người đó vừa là chứng nhân vừa là tác nhân của lịch sử”. PGS,TS Nguyễn Văn Huy tự sự khi Bảo tàng gia đình mang tên Nguyễn Văn Huyên - vị Bộ trưởng Giáo dục lâu năm nhất của Chính phủ (từ tháng 11-1946 đến khi mất, t

Đại tướng đi từ phòng nghỉ đến phòng làm việc (30 Hoàng Diệu, Hà Nội). Ảnh: Trần Hồng

Tết ở nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cách đây đúng một giáp, 30 tháng Chạp năm Nhâm Ngọ (2002), cha tôi (nhà văn Hữu Mai) và nhà thơ Hữu Thỉnh, bấy giờ là Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam vào chúc Tết sớm Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi được đi theo tháp tùng. Một giò lan tím khẽ rung rinh ở cuối căn phòng. Trên mặt chiếc bàn bằng mây, hoa thủy tiên chớm nở, một hũ mứt gừng và ấm trà sen pha sẵn. Phòng khách nhà Ðại tướng sáng 30 Tết thật giản dị và ấm cúng!

Lựa chọn của mẹ chính là sự vui vẻ, năng động của con. (Ảnh mang tính chất minh họa).

“Dì không mang nặng, đẻ đau”

Trong xã hội hiện đại, làm mẹ kế không đơn thuần như ngày xưa là mẹ ghẻ, con chồng mà có những ràng buộc khác về tài sản cũng như pháp lý, chưa kể đến là mẹ ruột còn sống. “Khập khiễng” mẹ kế, con chồng ngày nay được nhà văn Dạ Ngân mách nhỏ.

Bến nước Tây Nguyên. (TL)

Xôn xao bến nước đại ngàn

“Ơi suối nhỏ suối to, núi lớn núi bé. Mời ông bà, tổ tiên, mời các Thần Núi, Thần Sông về dự lễ cúng bến nước cùng cháu con. Cầu xin Thần Nước cho nước luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin cho mưa thuận gió hòa, cho tai ương dịch bệnh tránh xa làng buôn để cháu con được khỏe mạnh an lành”... Những lời cầu an của lễ cúng bến nước đã nằm lòng chợt vang trong căn nhà sàn đơn sơ. Giọng người già tuy mỏng vẫn rung ngân, ngập tràn thiêng liêng, lay động. Nghe như từ đại ngàn xa xăm tiếng mưa tuôn, thác chảy, nước tràn của một sức sống Tây Nguyên mãnh liệt ngàn đời.

Một góc khu nhà cổ của ông Lê Văn Tăng.

Cha con “vua” nhà cổ

Cái năm ông Lê Văn Tăng cởi áo nhà nước về làng làm anh thợ mộc với tương lai đầy bất định, cũng là lúc Lê Văn Vĩnh - cậu con trai đầu 19 tuổi bỏ ngang việc học hành, lặn lội từ Quảng Nam ra tận Hải Phòng mưu sinh với việc theo dõi xây dựng mấy công trình nho nhỏ. 16 năm sau, ít ai ngờ cha con ông trở thành chủ của một tổ hợp doanh nghiệp chuyên sản xuất, phục chế và thi công nhà gỗ, nhà cổ hàng đầu Việt Nam, quản lý hàng nghìn lao động, trong đó có nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, họa sĩ..., với slogan “Khơi dậy nếp nhà Việt”...

Ảnh cưới của Hoàng thân Souphanouvong và bà Kỳ Nam ở Nha Trang.

Dòng máu Việt trong gia đình Hoàng thân  Souphanouvong

Trong gia đình Hoàng thân Souphanouvong lưu truyền câu chuyện khi ông còn bé, có nhà chiêm tinh ở cung điện Xuxavanna phán: Lớn lên, Souphanouvong sẽ trở thành một danh nhân và lấy vợ là người nước ngoài. Trong lần đầu tiên giáp mặt Hoàng thân, người con gái đó sẽ mặc áo mầu hồng. Lời tiên đoán định mệnh ấy như gắn kết mối tình đầy duyên nợ của Hoàng thân với vợ, bà Viêng Khăm Nguyễn Thị Kỳ Nam - Hoa khôi xứ Trung kỳ một thuở...

Thanh niên Dao ở Ba Vì. Ảnh : Trần Hải

Những cánh chim lạc ngàn...

Người Dao ở Ba Vì thường hay dùng cụm từ “chim bay lạc ngàn” để nói về dân tộc mình trong quá khứ - một dân tộc có lịch sử lâu dài du cư du canh, lang bạt khắp rừng cao núi thẳm. Khi sáp nhập vào Hà Nội, những cánh chim lạc ngàn ấy trở thành công dân Thủ đô, bỗng trở nên lạ lẫm với người thành phố không chỉ bởi nét sinh hoạt văn hóa, trang phục, phong tục tập quán hoang sơ kỳ bí, mà còn bởi miền sơn cước “lạc” giữa đô thành này luôn được gắn với cụm từ “nghèo nhất, khó khăn nhất”...

Tết ở nhà người Hmông, Hà Giang.Ảnh: Dương Khánh

Lửa không tắt trong nhà người Hmông

Trong nếp nhà người Hmông, cái bếp không mấy khi tắt lửa vì được coi là hồn vía con người. Khi đi ngủ hoặc đi vắng, gộc củi cháy được ủ tro nóng để khi cần nhóm, chỉ việc cời ra. Nhất là trong bốn ngày Tết, từ 30 đến mồng Ba, lửa bếp sưởi phải luôn cháy cho ấm nhà cùng hương nhang trên ban thờ gia tiên. Bếp sưởi được đặt bốn tảng đá dài quây vuông để chắn lửa và giữ tro.

Thầy đồ dạy học. Ảnh: TL

Nếp người

Cứ cái cữ nắng hanh này lại nhớ bà nội, bà hay mua củ cải về thái, tôi giúp bà xếp từng miếng khít nhau trên cái nia rồi bê lên sân thượng phơi. Bà luôn ngâm mấy lọ củ cải với nước mắm để ăn bún thang, cuối năm ăn thang, đầu năm ăn cuốn đã là cái lệ. Gần Tết thì lũ trẻ con bao giờ cũng ngoan hơn vì nếu hư sẽ bị phạt mà hình phạt ấy của ông nội không phải đòn roi, không đau nhưng rất sợ. Thường là trước Tết ông Công ông Táo, bà mua túm bồ kết, đun lên, lấy nước, để cho nguội, dùng vải màn, lau mấy món đồ sơn son thếp vàng. Đứa nào hư sẽ bị phạt lau câu đối, hoành phi. Ông tôi quý nhất bức hoành phi có hai chữ Vinh hoa.

Vịn gia đình đứng dậy

Dù là những trí thức được chứng thực bằng học hàm, học vị như GS-TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ; GS-TS Lê Thị Quý, Giám đốc Viện nghiên cứu giới và phát triển hay các văn nghệ sĩ nổi tiếng đã tạo dựng vị thế độc lập của mình trong đời sống xã hội: nghệ sĩ violon Bùi Trị Ðiền, ca sĩ Thái Thùy Linh..., thì gia đình vẫn là nơi quan trọng bậc nhất để trở về sau mỗi ngày ngược xuôi bận rộn. Không gì bằng nhẩn nha hương vị Tết, rưng rưng nghe làn khói trầm báo khắc sang Xuân, cùng họ suy ngẫm về mái ấm, nếp nhà, cốt thấm hơn lẽ sống đã được đắp bồi qua tháng năm dâu bể: “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Ảnh: TÙNG CƯỜNG, NGUYỄN Ý NHẠC

Giữ hồn Hà Nội trên đất phương nam

Cùng gia đình vào Sài Gòn từ năm 1954, sau hơn nửa thế kỷ xa Hà Nội, bà Phạm Vân Loan - ái nữ của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Phạm Văn Mùi vẫn gìn giữ vẹn nguyên giọng nói cũng như phong thái thanh lịch của người Hà thành. Ngoài ra, bà còn là cả một “bảo tàng sống” về tinh hoa ẩm thực đất kinh kỳ.

“Tuyên án” của ba!

Ba tôi có mình tôi là con trai. Má tôi vì lý do sức khỏe nên không sinh thêm em nữa. Gia đình tôi khá giả, sống trong thành phố lớn. Tôi sống không thiếu thốn vật chất, năm tôi học cuối cấp hai, tôi thường theo bạn bè chơi bời. Ỷ vào mình nhà con một, ổng sợ tôi chứ tôi đâu sợ. Nhiều người cũng nói vậy khiến tôi trượt dốc, quá đà. Ba hăm dọa tôi đủ điều, tôi đâu có sợ. Năm đó, tôi vào cấp ba, từ chỗ tôi học rất giỏi đến cuối cấp hai tôi học lực trung bình, hạnh kiểm trung bình. Đó là các thầy cô còn nhân nhượng chứ đáng ra tôi còn phải nhận cái thành tích thấp hơn thế nữa. Thi vào cấp ba điểm thấp, không được học bất cứ tr

Bên chiếc giường gỗ mộc, chị Liên đang hằng ngày đan nong.

Hạnh phúc nhen lên từ nỗi đau

Trước mắt tôi là người đàn bà vận chiếc quần lụa được vấn chặt để lộ ra đôi chân gỗ mầu vàng. Năm nay chị đã bước sang tuổi thất thập và đã hơn 40 năm chị nằm trên chiếc giường gỗ mộc đơn sơ này không chỉ chiến thắng số phận mà còn tạo ra việc làm cho mình bằng nghề đan nong đựng thóc. Tên chị là Hà Thị Liên, người làng Thịnh Văn (xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Câu chuyện về người đàn bà chịu nhiều thiệt thòi ấy thấm đẫm tình người và đong đầy hạnh phúc.

Vắc-xin cho hôn nhân

Trước mùa những "đôi uyên ương" làm tổ, ngày càng nhiều bạn trẻ tìm đến các khóa học tiền hôn nhân để trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cơ bản những mong thể hiện tốt thiên chức làm chồng, làm vợ.

Ðèn xanh, đèn đỏ

Dạo này ở trường mẫu giáo, các con được học rõ nhiều bài về an toàn giao thông. Chắc là các thầy giáo, cô giáo hay những người xây dựng chương trình cho các con cũng thấy tình trạng giao thông trên đường bây giờ lộn xộn quá. Người lớn cũng khó cảm thấy an toàn, chứ đừng nói đến trẻ con. Và như thường lệ, bài học đầu tiên bao giờ cũng là bài về đèn xanh, đèn đỏ.

Viết sau ngày cưới của con

Ngày cưới của con không chỉ là ngày hạnh phúc, trọng đại đối với cuộc đời của con, mà là dấu ấn không thể phai mờ trong ký ức của ba mẹ và em gái, bởi đó là niềm vui vô hạn cả gia đình mong đợi như dõi theo chiếc đồng hồ đếm ngược không đủ điều kiện cho phép mặc định trước điểm dừng...

Mẹ đơn thân, trào lưu hay số phận?

Mỗi chiều, đón con từ trường mẫu giáo bao giờ chị cũng cho con chơi đùa một lúc cùng các bạn ở sân trường. Ngồi ghế đá, ngắm nhìn con gái hơn ba tuổi nô đùa cùng bạn, lòng chị luôn thấy tràn ngập cảm xúc. Lựa chọn cho mình giải pháp làm mẹ đơn thân ngần ấy năm, đối diện bao khó khăn và nước mắt, giờ đây nhìn về tương lai, chị hài lòng với vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha của mình. Nhiều người coi làm mẹ đơn thân như một trào lưu của xã hội, nhưng với chị, đó như sự sắp đặt của số phận.

"Vitamin" yêu thương

Tin ông ngoại phải nhập viện khiến cả nhà lo lắng. Dù đã ngoài chín mươi, xưa nay ông chẳng mấy khi ốm. Chuyện chăm ông nằm viện cũng là đề tài khiến cả đại gia đình rôm rả. Ông suốt ngày cáu kỉnh với con cháu, to tiếng với bác sĩ, y tá. "Vị bệnh nhân ồn ào" với giọng nói oang oang của người nặng tai khiến ai cũng phải cười xòa, hoặc luôn miệng xin lỗi khi trót làm sai ý ông cụ.

Chuyện ba mẹ

Có những ngày, con bỗng ngồi nhớ lại nhà mình từ thời chị em con còn nhỏ. Ký ức bỗng quay lại rõ ràng lần lượt như những thước phim. Nhớ về ba, hình ảnh rõ nhất, đẹp nhất trong con là lần đầu con về phép sau hai năm đi học xa nhà. Con bước ra cửa nhà ga, ba cười vui thật vui, ôm con và nói "con gái tôi ! con gái tôi !". Nụ cười tươi trên gương mặt ba hạnh phúc hôm đó không gì đẹp và rạng rỡ hơn. Con nhớ vô cùng...
back to top