“Ma rượu” methanol và lời cảnh báo

“Ma rượu” methanol và lời cảnh báo

Tám người tử vong và cả trăm người phải cấp cứu ở xã Ma Ly Chải (Phong Thổ, Lai Châu) đều vì uống nhiều rượu có chứa methanol (cồn công nghiệp). Trong khi đó, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang quá tải vì ngày càng nhiều nạn nhân cấp cứu do ngộ độc rượu. Tìm về Ma Ly Chải và tận thấy những gì đang diễn ra ở khoa cấp cứu, Trung tâm Chống độc này, tôi thật sự choáng váng bởi mức độ nguy hiểm của thứ “ma rượu” chứa methanol...

Những học viên của KOTO gói bánh chưng tặng người nghèo.

Chuyện cổ tích về người đàn ông chưa vợ đông con

Jimmy Phạm - người đàn ông chưa vợ nhưng có hàng trăm đứa con trong ngôi nhà mang tên KOTO luôn tất bật. Mang trong mình hai dòng máu Việt -
Hàn, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Sydney (Australia), Jimmy Phạm đã đón 20 cái Tết ở Hà Nội cùng đàn con. Kể cho tôi nghe về cuộc đời như cổ tích của mình, người đàn ông vốn sắt đá có lúc rưng rưng nước mắt...

Nguyễn Thị Hiên thời cấp 2 vừa đi kiếm củi vừa đi học. Ảnh: TIẾN DŨNG

Cô gái hành khất trở thành thạc sĩ y khoa

Khi Nguyễn Thị Hiên - cô gái của gia đình hành khất ấy báo tin đã nhận bằng thạc sĩ y khoa, tôi lặng người. Vậy là câu chuyện cổ tích ấy lại được viết tiếp sang trang mới. Tôi biết Hiên kể từ ngày vừa đi kiếm củi vừa học ở cái xóm Đồng Luốc, xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An để thoát khỏi “truyền thống”... ăn mày của nhà mình. Hiên từng lê la đầu đường xó chợ ăn xin cùng bố mẹ, đến trong mơ cũng không ngờ một ngày được đến trường...

Craft Link tham gia các hội chợ quốc tế tại Đức.

“Ngọn gió” thổi bớt đói nghèo

Nước Anh. Một ngày lạnh giá, David Platt khoe với tôi vừa mua được một chiếc khăn thổ cẩm ở thành phố LonDon với những đường nét hoa văn thêu tay độc đáo của dân tộc Mông vùng Tây Bắc Việt Nam. Chiếc khăn thêu chỉ đỏ ánh lên mầu sặc sỡ mang đến cho tôi cảm giác thật khó tả, giống như “giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” vậy. “Ngọn gió” nào đưa những chiếc khăn thổ cẩm của người Mông ở tận Tây Bắc nước Việt lại có thể xuất hiện ở thủ đô Anh quốc? Tôi cất công tìm hiểu và biết “ngọn gió” ấy mang tên Craft Link (Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ) - một tổ chức phi lợi nhuận của những người Việt trẻ hoạt động với mục đích giúp các nhóm dân tộc thiểu s

Đường đến Trường tiểu học Kim Bon.

Giáo viên vùng cao và những đường đi khó

Thầy giáo Trần Đình Phi buộc xích vào hai lốp xe máy, chuẩn bị sẵn bộ đồ nghề vá xe và đôi ủng cao cổ để đi đến trường ở huyện Simacai tỉnh Lào Cai để bắt đầu năm học mới. Đó là hành trang quen thuộc của nhiều thầy cô giáo vùng cao. Tháng 9.

Những cô gái ăn mặc hở hang trong những nhà hàng không thực đơn.

“Bí ẩn” trong những nhà hàng không thực đơn

Treo biển nhà hàng nhưng bên trong không bếp, không thực đơn, treo biển công ty nhưng không hề có bàn giấy văn phòng, bước vào gặp toàn những “cô đào” ăn mặc hở hang, sẵn sàng chiều khách tới bến... Đó là một kiểu “lầu xanh” trá hình núp bóng doanh nghiệp để kinh doanh mại dâm ngay giữa TP Hồ Chí Minh nhưng cơ quan chức năng không dễ gì triệt phá bởi những chiêu “lách luật” chưa từng có tiền lệ.

Con đường của cô gái Mông được tạp chí Forbes vinh danh

Con đường của cô gái Mông được tạp chí Forbes vinh danh

Lịch của Tẩn Thị Su khá kín: bay vào TP Hồ Chí Minh tham dự sự kiện “30 Under 30” của tạp chí Forbes tôn vinh 30 gương mặt trẻ Việt Nam dưới 30 tuổi của năm 2016, hôm sau qua Thái-Lan dự một hội nghị quốc tế về du lịch. Su cố gắng sắp xếp gặp tôi giữa hai sự kiện ấy, ở văn phòng công ty tại phố Hàng Tre (Hà Nội), với bộ váy thổ cẩm truyền thống của người Mông. Hôm qua, Su đã trở nên đặc biệt với bộ váy không lẫn vào đâu được ấy, giữa những người trẻ được Forbes tôn vinh và khi bằng tiếng Anh, khi bằng tiếng Việt, đôi chỗ cả tiếng Mông, cô gái đến từ Sa Pa (Lào Cai) này đã kể cho mọi người nghe câu chuyện cổ tích về cuộc đời mình...

Thảo Vân và Công Hùng trong một buổi giao lưu với các bạn trẻ năm 2012. Ảnh do nhân vật cung cấp

Hành trình cổ tích của cô gái ngồi xe lăn

Thảo Vân - Cô gái bị teo cơ bẩm sinh, chân liệt và hai bàn tay chỉ cử động được mấy ngón yếu ớt, những tưởng như cuộc đời chỉ quẩn quanh ở một xóm nghèo xứ Nghệ nhưng đã vào tận miền Tây sông nước, sống cùng những người dưới đáy xã hội, rồi ra Hà Nội kiếm sống ở nơi bến chợ. Cố gắng học để được vào làm cho một công ty lớn của Đan Mạch, hành trình cổ tích của Thảo Vân tiếp tục khi trở thành giám đốc của trung tâm Nghị lực sống, dạy nghề và tạo việc làm miễn phí cho hằng trăm người khuyết tật, rồi nhận giải thưởng “Nhân tài đất Việt”...

Rừng lạ ở thủ đô & người đưa cây về phố

Rừng lạ ở thủ đô & người đưa cây về phố

Đầu xuân - Tết trồng cây, tôi ngỡ ngàng vì một khu rừng lạ ngay ở đại lộ Thăng Long - Hà Nội. Cánh rừng “lạ” bởi giữa thủ đô lại có nhiều cây quý hàng trăm năm tuổi: tùng, sanh, bồ đề, ngọc trâm, vối, lộc vừng... Ai đưa những cây này hội tụ về đây? Hoàng Lam - chủ nhân của sơn trang này hãy còn rất trẻ và khi trò chuyện tôi mới biết những hành trình “giải cứu” cây về, phận cây cũng lắm nỗi éo le.

Chấp nhận mọi sự nhọc nhằn vì áp lực mưu sinh.

Thân phận lao động chui trên đất Thái

Những bất trắc, rủi ro và cả những cái chết thương tâm nơi đất khách, quê người vẫn chưa làm hạ nhiệt cơn sốt lao động chui tại Thái-lan. Lúc cao điểm Hà Tĩnh có hơn 10 nghìn lao động sống chui, làm chui trên đất Thái. Cuộc sống ở nhiều làng quê bị xáo trộn, nhiều giá trị truyền thống bị thách thức. Sự bất lực của các cơ quan quản lý, sự bế tắc của một bộ phận lao động nông thôn...

“Của tin còn một chút này...”

“Của tin còn một chút này...”

Trên chuyến xe về Tiên Điền, Xuân Liên, Cương Gián - mấy xã ven biển của huyện Nghi Xuân, cái đau ê ẩm do ngồi xe đường dài gặp đoạn đường đang làm dở xóc nảy liên hồi dường như tan biến, khi chúng tôi nghe bà Phan Thư Hiền cất giọng ru Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”... Bà Hiền có nhiều năm điền dã gắn bó vùng đất này khi còn là cán bộ quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện là Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Hà Tĩnh. Vì vậy, chẳng mấy ngạc nhiên khi mọi người ở Xuân Liên, Tiên Điền đón bà như người đi xa lâu ngày trở về. Cảm giác thực thực, mơ mơ vụt hiện hữu trước mắt chúng tôi, khi bước

LM (nhân vật che mặt) gặp nhà báo Thu Trang và Mr Man ở Việt Nam sau khi được giải cứu.

Cạm bẫy buôn người trên mạng và cuộc giải cứu cô dâu qua Facebook

Cô gái có gương mặt vẫn còn in hằn nỗi sợ hãi tôi gặp ở công an tỉnh Quảng Ninh ấy vừa trải qua một cuộc chạy trốn từ bên kia biên giới về đây. Trong thời gian chờ gặp công an để trình báo, cô kể cho tôi nghe trong nước mắt câu chuyện bị lừa bán của mình. Tất cả bắt đầu bằng một tin nhắn làm quen trên Facebook của một nick name có tên “Lãng Tử” với hình đại diện khá đẹp trai. Cô gái này trở thành một trong rất nhiều nạn nhân của tội phạm buôn người sử dụng mạng xã hội như một cạm bẫy. Ngày càng có nhiều người sập bẫy, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có chuyện Facebook đã giúp giải cứu cô dâu Việt dù những người trong cuộc chưa hề quen biế

Tỷ giá và niềm tin thị trường

Tỷ giá và niềm tin thị trường

Tâm điểm chú ý trong tháng 8-2015 là sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất trong vòng hai thập kỷ qua khiến một loạt nước trong khu vực phải phá giá đồng nội tệ của mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Bác sĩ Nguyễn Chí Thành đang trò chuyện với bệnh nhân.

“Bỗng dưng” muốn... tâm thần

Dãy nhà hai tầng được sơn xanh, được cách ly bởi bức tường thép gai nhiều lớp, bên trong có một số kẻ đang bình thường nhưng lại muốn trở thành... tâm thần. Dãy nhà có lúc chứa cả trăm người điên hoặc giả điên, nhưng đều phạm tội hình sự và công an phải canh gác cẩn mật 24/24 giờ. Tôi nhìn khoảng rợp bóng cây của dãy nhà xanh, thấy nhiều người đang “nhặt lá đá ống bơ”... Những hình ảnh đó trở nên quen thuộc ở Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương (GĐPYTTTƯ) nằm trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Những tội phạm hình sự ở đây có bị tâm thần hay không sẽ phải trải qua một quy trình giám định ngặt nghèo với đầy những cuộc đấu trí că

back to top