

Cuộc chiến chống Covid-19 đã đặt ra nhiều vấn đề chưa có tiền lệ. Chưa lúc nào đối phó dịch bệnh mà các giải pháp, nền tảng công nghệ lại được coi là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định. Ðáp ứng từng giai đoạn chống dịch, hơn hai năm qua, các kỹ sư của Tập đoàn công nghiệp-viễn thông quân đội (Viettel) đã phát triển nhiều giải pháp tích hợp công nghệ mới, tiến độ hoàn thành chưa từng có.
Giữa những ngày miền bắc rét đậm rét hại, căng thẳng dịch bệnh, có cô gái trẻ từ TP Hồ Chí Minh bay ra bắc, đến thủ phủ chè Thái Nguyên mà lòng vui phơi phới. Ðứng giữa cánh đồng ràn rạt gió, choáng ngợp trước mầu xanh ngút ngàn của chè, Dương Nguyễn Hồng Nhung vui sướng, phấn khích không giấu giếm, gọi điện về khoe: "Mẹ ơi, con vui quá trời vì mang được trà sạch, ngon về biếu ba mẹ. Tết này quá chừng ấm và thơm...".
Hơn 4 năm ấp ủ, cho ra đời sản phẩm loa thông minh thuần Việt OLLI MAIKA là một thời gian khá dài đối với một startup công nghệ. Và với đôi bạn Tạ Thanh Hải và Bùi Bách Việt-hai nhà đồng sáng lập Công ty cổ phần Công nghệ OLLI (OLLI), đó mới chỉ là chặng đường đầu tiên trên con đường dài để hiện thực hóa giấc mơ người Việt làm chủ công nghệ và sáng tạo những sản phẩm “make in Vietnam”.
Đội ngũ giáo viên được coi là yếu tố có tính quyết định để đổi mới giáo dục thành công. Tuy nhiên, có một thực trạng phổ biến và kéo dài ở hầu hết các địa phương đối với giáo dục phổ thông là vừa thừa, vừa thiếu giáo viên (hiện thừa 10.178 giáo viên và thiếu 94.714 giáo viên).
Cuộc chạy đua nghiên cứu, sản xuất vắc-xin Covid-19 trên thế giới đang diễn ra, bước đầu đã có một số vắc-xin được thương mại hóa, sử dụng tiêm cho người dân, như: Pfizer (Mỹ); AstraZeneca (Anh-Thụy Điển); Sputnik V (Nga); Sinovac (Trung Quốc). Trong đó, Việt Nam với tâm thế cùng thế giới nghiên cứu vắc-xin để chống đại dịch, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) đã đặt hàng Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (viết tắt là Công ty Nanogen) nghiên cứu, sản xuất vắc-xin Covid-19. Chỉ sau năm tháng, với tinh thần nỗ lực, sáng tạo, tăng tốc, Công ty Nanogen đã sản xuất thành công vắc-xin Nanocovax để thử nghiệm lâm sàng. Tuy còn phải chờ đợi kết quả các giai đoạn thử nghiệm trên người, nhưng thành công này đã khẳng định tiềm lực khoa học rất lớn của Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế - xã hội từ đầu năm 2020 theo chiều hướng xấu, quá trình chuyển đổi số quốc gia đã diễn ra mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn; nhất là đối với các hoạt động kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, hành chính, giao thông - vận tải... Đặc biệt, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng và đối phó hiệu quả với đại dịch Covid-19.
Trả lời câu hỏi cuối cùng, “điều gì đã giúp người phụ nữ sở hữu vóc dáng nhỏ bé như bà có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để kiên gan, bền chí trên hành trình phát triển vắc-xin không ngừng nghỉ suốt 55 năm qua”, GS,TS Huỳnh Thị Phương Liên (ảnh bên) nói giản dị “không chỉ đam mê, nhiệt huyết mà còn phải thật sự kiên cường”. Cuộc đời của nhà khoa học vẫn miệt mài nghiên cứu ở tuổi 81 là minh chứng rõ nhất cho câu nói của bà.
Trên trang cá nhân của mình, Huyền Chip vừa hào hứng khoe, được tỉ phú công nghệ lừng danh Elon Musk thả “còm” trong một tweet. Cô gái nhỏ nhắn, sinh ra và lớn lên ở một làng quê “không ai biết nói tiếng Anh, chưa ai từng ra nước ngoài trừ những người đi xuất khẩu lao động”, đã hoàn thành giấc mơ dường như hoang tưởng: Đi vòng quanh trái đất, tốt nghiệp đại học Stanford, làm việc với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nắm bắt sứ mệnh thay đổi thế giới: A.I, được Linkedln bình chọn vào top 10 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 trong lĩnh vực khoa học dữ liệu - trí thông minh nhân tạo, đồng nghĩa đó trở thành nguồn cảm hứng tích cực cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam...
Mặc dù công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) đã được ngành giáo dục quan tâm từ nhiều năm nay, nhưng trên thực tế, ý thức chấp hành quy định về ATGT của các em học sinh mới chỉ được thực hiện nghiêm trong phạm vi nhà trường.
Khác với mọi năm, do tác động của dịch Covid-19 nên kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2020 phải điều chỉnh ở nhiều khâu và thời gian; trong đó chất lượng đề được tinh giản phù hợp với bối cảnh đặc biệt của năm học này.
lại có thêm một niềm tự hào của toán học Việt Nam, GS, TSKH Phạm Hoàng Hiệp (ảnh trên), Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa được Trung tâm quốc tế Vật lý lý thuyết trao Giải thưởng Ramanujan năm 2019. Đây là giải thưởng được trao hằng năm cho một nhà toán học trẻ dưới 45 tuổi hoặc nhóm nhà khoa học trẻ có cống hiến cho toán học ở các nước đang phát triển. Sau “kỷ lục” được phong học hàm PGS, GS trẻ tuổi nhất, Phạm Hoàng Hiệp tiếp tục khẳng định mình bằng giải thưởng lớn tầm cỡ quốc tế.
Vị thế của ngành y học Việt Nam đang ngày càng được tô đậm trên bản đồ thế giới nhờ những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, tạo nên những thành công có tầm lan tỏa. Bên cạnh các lĩnh vực như phẫu thuật nội soi, cấy ghép tạng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc-xin trên thế giới. Để có được vị thế đó là cả một hành trình dài gian khó của các nhà khoa học Việt Nam vì sức khỏe người Việt.
Trở lại Singapore sau chuyến về Việt Nam tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu 2019, dù công việc bề bộn, nhưng TS Nguyễn Duy Tâm chưa dứt dòng cảm hứng từ những cuộc gặp gỡ, trao đổi trong mấy ngày qua. Lần thứ hai tham gia sự kiện này, anh mong muốn chia sẻ hành trình theo đuổi năng lượng tái tạo và làm thế nào để quản lý và sử dụng nguồn bức xạ mặt trời hiệu quả nhất...
Điện thoại của bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Bưu điện) thường nhận được rất nhiều tin nhắn có hình ảnh trẻ thơ kèm những lời cảm ơn xúc động. Đó là tin nhắn của những cặp vợ chồng hiếm muộn mà trước khi tìm được hạnh phúc làm bố mẹ không ít người đã từng rơi nước mắt vì buồn tủi và tuyệt vọng. Tôi đến phòng làm việc của bác sĩ Nhã và gặp nhiều người như vậy, họ đến mang theo niềm hy vọng hoài thai...
Ông Trời quả là oái oăm, khi y học ngày càng tiến bộ, con cái ngày càng dễ mua thuốc bổ cho phụ huynh, thì câu chuyện về các cụ già lại càng "dở khóc dở cười". Trong nhiều cuộc chè chén, chuyện bố mẹ lẫn cẫn của ai đó trở thành chủ đề dễ lây lan nhất, nhiều đồng cảm nhất. Ai cũng có một thí dụ sát sườn, có cái còn vui vui kiểu quên quên nhớ nhớ ở người già; có cái thật trớ trêu đáng thương của các cụ bị Alzheimer (An-de-mơ), không ai cười nổi vì thấy thật tàn nhẫn...
Nhìn Hoàng Thị Thùy Linh (sinh năm 1986) chuẩn bị cho chuyến du lịch Sapa cùng bạn bè ở Hà Nội với nụ cười tươi rói, ít ai biết được rằng chỉ bốn năm trước đây, cô gái người Quảng Bình này là bệnh nhân ung thư máu, thuộc nhóm tiên lượng xấu, khó có cơ hội cứu sống. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, Thùy Linh đã chiến thắng được căn bệnh, sống mạnh khỏe và làm được nhiều điều mình muốn.
“Cái chết của em học sinh lớp 1 Trường Gateway ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) làm tôi vừa bàng hoàng vừa đau xót. Phải nói thẳng, cháu bé tử vong do sự tắc trách và cẩu thả, mà trong giáo dục luôn đòi hỏi sự hết lòng. Nếu không có sự hết lòng thì nên đi làm nghề khác. Ngay cả người tài xế, một khi đã đưa đón học sinh cũng phải xác định rõ điều đó. Và nhà đầu tư vào giáo dục nếu chỉ biết đến lợi nhuận mà không có cái tâm của người thầy thì cũng xin hãy tìm lĩnh vực khác kiếm tiền. Nhưng tôi thấy câu chuyện ở đây không chỉ dừng lại ở nguyên nhân do sự tắc trách của một vài cá nhân như người tài xế, cô giám hộ, c&o
“Ông trùm” đó to không?
Lauren Petersen, một nhà khoa học ở Genomic Medicine, Connecticut, vào một ngày mùa hè 2017 quyết định dùng kính hiển vi soi vào mẫu phân của 35 tay đua xe đạp, chuyên nghiệp và nghiệp dư, rồi so sánh. Cô nhận thấy trong phân của những tay đua xe đạp xịn có vài chủng vi khuẩn mà những tay đua vớ vẩn không có. Cô bèn dùng “phân xịn” ấy tự cấy vào đường ruột mình. Vốn là một người chuyên đạp xe leo núi, Lauren Petersen “thề” rằng sau vụ cấy phân này, cô chuyển từ một người hay cảm thấy mệt mỏi khi luyện tập sang một người có thể thắng các cuộc đua chuyên nghiệp (nhưng cô chưa chứng minh!).
Lần đầu tiên tại Việt Nam đã phát hiện hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đác Nông, đặc biệt còn là nơi cư trú của người tiền sử. Các thông tin trên vừa được Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) công bố, gây chấn động giới khoa học trong và ngoài nước bởi đây là một trong những hang động núi lửa lớn nhất, duy nhất phát hiện có dấu tích sự sống con người thời tiền sử ở Đông - Nam Á và rất hiếm gặp trong hang động núi lửa trên thế giới.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (ảnh bên), cùng PGS Văn Như Cương được coi như người đầu tiên khai mở mô hình giáo dục tư ở Hà Nội sau năm 1975 với sự ra đời của trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh từ gần ba thập niên trước. Năm 1992, thầy Nguyễn Xuân Khang rời khỏi Lương Thế Vinh, tự đứng ra thành lập trường Marie Curie - một thương hiệu hàng đầu của giáo dục Thủ đô ngày nay. Kín tiếng, không hay xuất hiện trên truyền thông, ở tuổi cận kề 70, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, từ thành công thực tế của mô hình Marie Curie, đúc kết lại, cả cuộc đời làm thầy của mình chỉ phụng sự cho triết lý giản đơn: Để học sinh yêu thích tới trường.
Chuyển biến rõ nét nhất đáng ghi nhận trong mùa tuyển sinh đầu cấp hai năm nay ở Hà Nội là đã hết cảnh PH xếp hàng trắng đêm, chen lấn mua đơn xin học sau khi áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến. Nhưng áp lực ngầm vẫn còn đó, gánh nặng không chỉ trên vai PH, HS mà cả các trường.
Muốn con học trường tốt là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh (PH), nhất là mỗi gia đình giờ thường chỉ có 1, 2 con. Ngày xưa mặt bằng các trường như nhau, điều kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn phương tiện, đa số HS học trường gần nhà. Giờ có nhiều loại hình trường cho PH, HS lựa chọn và nạn “chạy” trường, chọn lớp cũng từ đó nảy sinh.
Làm thế nào giảm tải hiệu quả áp lực tuyển sinh đầu cấp? Nhân Dân hằng tháng đã ghi lại một số giải pháp, kiến nghị của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo cơ sở giáo dục chung quanh vấn đề này.