Các sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn (thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) tăng mạnh về số lượng bán ra thị trường nhờ thực hiện truy xuất nguồn gốc. Ảnh | HÀ AN

Minh bạch nguồn gốc tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Chất lượng và nguồn gốc của nông sản lâu nay luôn là vấn đề nóng trong tiêu dùng và giao thương, đặc biệt với xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu nông sản vẫn luôn là một “điểm sáng” và góp phần duy trì nguồn thu lớn cho nền kinh tế, với những thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và những hiệp định FTA mới được ký kết. Theo đó, việc triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản ngày càng trở nên bức thiết, bởi đó là một trong những công cụ hữu hiệu giúp minh bạch nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm do có thể truy vết từng bước trong chuỗi hình thành sản phẩm, từ đó xúc tiến việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới.

Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là bước đột phá quan trọng trong việc tạo tiền đề cho một hệ sinh thái về truy xuất nguồn gốc mà điểm nhấn quan trọng đó chính là xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. Với việc triển khai số hóa ngành nông nghiệp ngày càng phổ biến, coi đây là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành, việc ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản đang được triển khai tích cực. Tuy nhiên quá trình triển khai còn mang nặng tính hình thức, thiếu hiệu quả do nhiều doanh nghiệp, người dân chưa hiểu đúng và đủ về việc này, thiếu năng lực thực hiện, mặt khác hệ thống hạ tầng số còn thiếu và yếu, chưa kết nối, chưa đồng bộ...

Làm thế nào để việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp ngày càng hiệu quả, thực chất và phát huy được đầy đủ tác dụng của nó như là một công cụ hữu hiệu nhằm minh bạch nguồn gốc, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên thị trường là vấn đề trong tiêu điểm tháng 10 của Nhân Dân hằng tháng.

Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex Hậu Giang. Ảnh | TRẦN QUỐC

Còn nhiều tồn tại, thách thức

Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Vùng trồng chè được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”.

Gây dựng lòng tin để phát triển thương hiệu

Được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” và trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền bắc với những dấu ấn nổi bật, tỉnh Sơn La đã tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Kết quả khả quan đó do làm tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
Nhiều mặt hàng nông sản tại siêu thị Co.opmart được dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh | AN AN

Nhà nước hỗ trợ, người dân chủ động

Những lợi ích thiết thực từ việc minh bạch nguồn gốc nông sản là không thể phủ nhận, vậy làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy triển khai việc truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, thực chất. Nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, hộ sản xuất bày tỏ ý kiến với Nhân Dân hằng tháng.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia nhanh nhạy trong chuyển đổi và dễ thích ứng với các xu hướng mới. Các ngành nghề, các dịch vụ kinh doanh có liên quan đến dữ liệu phát triển nhanh, mạnh mẽ đã đặt ra cho xã hội nhiều khó khăn thách thức. Theo thống kê từ Bộ Công an, hiện Việt Nam có 68 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, tuy nhiên, xét tổng thể hệ thống văn bản pháp luật hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất, tương thích trên nhiều phương diện. Tình trạng lộ lọt, mất, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân đang diễn ra công khai, không hoặc khó xử lý vì thiếu cơ sở pháp lý để thi hành.
Đánh thức tiềm lực du lịch văn hóa

Đánh thức tiềm lực du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Bởi vậy, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong suốt nhiều năm qua.
Cải cách bảo hiểm xã hội: Nhu cầu cấp bách

Cải cách bảo hiểm xã hội: Nhu cầu cấp bách

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng-hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, bảo hiểm xã hội hiện đang là vấn đề nóng trong dư luận với rất nhiều vướng mắc, hạn chế cần tháo gỡ, sửa đổi.
Phát triển năng lượng tái tạo hiệu quả & bền vững

Phát triển năng lượng tái tạo hiệu quả & bền vững

Thế giới đang chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhiệt điện gây ô nhiễm, thủy điện đã đến giới hạn, điện hạt nhân đứng trước những cảnh báo về thảm họa, vì thế phát triển năng lượng tái tạo trở thành xu thế tất yếu. Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Theo nhận định của các chuyên gia và nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam có đủ nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển năng lượng bền vững.
Chuyển đổi số & những thách thức với nền hành chính

Chuyển đổi số & những thách thức với nền hành chính

Năm 2023 được chọn là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Nsưt Đàm Hàn Giang và vũ công Thu Huệ trong vở ballet Kẹp hạt dẻ.

Những khoảng lặng sau tấm màn nhung

“Đến Nhà hát để thưởng thức các tác phẩm vũ kịch kinh điển, khán giả sẽ thấy những vũ công đẹp lung linh, cao sang và đầy lãng mạn trên sàn diễn. Nhưng cũng chính họ bên trong cánh gà, mồ hôi túa ra, mũi chân rớm máu. Trong khi đó, thu nhập lại quá bèo bọt, diễn viên chính của Nhà hát mà lương chỉ vài triệu đồng một tháng” - đó là tâm sự đầy xót xa của NSƯT Trần Ly Ly, khi còn là Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Khi tấm màn nhung lộng lẫy khép lại, còn nhiều khoảng lặng hiện hữu khiến những nghệ sĩ biểu diễn luôn bộn bề bao nỗi băn khoăn.
Nốt trầm của xiếc

Nốt trầm của xiếc

Vừa chia vui với nụ cười rạng rỡ của hai anh em, NSƯT Quốc Cơ-Quốc Nghiệp, sau khi vượt qua thử thách và chính thức xác lập kỷ lục Guinness thứ tư tại Milan (Italia) vào ngày 3/2/2023, người hâm mộ thực sự bất ngờ, khi được biết đây sẽ là kỷ lục cuối cùng trong sự nghiệp trình diễn quốc tế của hai tài năng xiếc - dù người vừa 39 tuổi, người mới 34 tuổi.
Nghệ thuật biểu diễn chưa có sự cạnh tranh công bằng

Nghệ thuật biểu diễn chưa có sự cạnh tranh công bằng

Những bất cập tồn tại trong chế độ, chính sách với nhân sự lao động thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (NTBD) là vấn đề không còn mới nhưng vì chưa có những giải pháp triệt để nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, tâm lý người làm nghề và sự phát triển dài hơi, phục vụ công chúng một cách tốt nhất. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng NSND Trịnh Thúy Mùi Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chung quanh câu chuyện này.
Cảnh trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Viêt Nam.

Đổi mới tư duy là đòi hỏi quan trọng nhất

Đông đảo nghệ sĩ biểu diễn đều mong chờ sự ra đời của Nghị định về chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ mà Bộ VHTTDL giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì triển khai xây dựng và hoàn thiện. Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết đã được chuyên gia - người quản lý đơn vị nghệ thuật cùng nghệ sĩ gửi gắm, với mong muốn đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn sẽ có được điểm tựa chắc chắn để yên tâm sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Lời giải nào cho bài toán nước sạch đô thị?

Lời giải nào cho bài toán nước sạch đô thị?

Ở nước ta, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tình trạng nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, ngập lụt, biến đổi khí hậu... làm nảy sinh những vấn đề cấp thiết cần thay đổi để thích ứng. Ngành cấp thoát nước cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Nhiều vấn đề quan trọng của ngành nước hiện nay đang chịu sự quản lý chồng chéo của các luật như tài nguyên nước, thủy lợi, đầu tư... làm cản trở đáng kể đến sự phát triển. Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước cần được cải tiến, nâng cấp một cách đồng bộ rốt ráo hơn.
"Gỡ nút thắt" Khơi thông nguồn lực đất đai

"Gỡ nút thắt" Khơi thông nguồn lực đất đai

Đất đai là nguồn lực rất lớn nhưng lại đang bị trói bởi nhiều quy định, với nhiều “nút thắt” làm cho nguồn lực này bị tắc nghẽn, chưa thể thị trường hóa, trở thành nguồn lực cho nền kinh tế. Những bất cập vướng mắc của cơ chế quản lý, của Luật Đất đai đã gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế cũng như xã hội, nguồn lực khổng lồ của đất đai không được giải phóng, dẫn đến tình trạng tham nhũng tiêu cực. Từ lâu, đất đai trở thành trung tâm của những căng thẳng và mâu thuẫn xã hội ở nước ta không chỉ bởi giá trị ngày càng tăng trong một nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh, mà còn bởi những bất cập, vướng mắc lẫn lạc hậu trong cơ chế quản lý và những quy định của pháp luật.
Nâng tầm hạt gạo Việt & những cơ hội mới

Nâng tầm hạt gạo Việt & những cơ hội mới

Là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng trong nhiều năm qua, thương hiệu gạo Việt lại ít được biết đến ngay cả ở những nước ăn gạo truyền thống, hay những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Gạo Việt Nam bị đóng nhãn mác gạo nước ngoài, xuất khẩu thô với giá rẻ, sang các thị trường như châu Phi, Trung Quốc, ASEAN... là phổ biến, xuất khẩu nhiều nhưng doanh thu chưa cao.
Giải pháp nào cho hàng không "cất cánh"?

Giải pháp nào cho hàng không "cất cánh"?

Hàng không là ngành vận tải có tầm quan trọng đặc biệt của mỗi quốc gia. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%. Ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019, ngành hàng không tăng trưởng hơn 15%/năm, được đánh giá là thị trường phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Nhà ở cho công nhân cần thêm giải pháp đột phá

Nhà ở cho công nhân cần thêm giải pháp đột phá

Từ khi đất nước mở cửa, việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút một lượng lớn người lao động từ các địa phương dồn về. Sự tập trung đông nhân lực về một địa điểm phát sinh các đòi hỏi thiết yếu về hạ tầng, phục vụ cho đời sống của người lao động: nhà ở và đi kèm với đó là điện nước, chợ búa; trường học, trường mầm non; bệnh viện...
Phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm. Theo số liệu ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn, tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng. Số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt ngoài trời. Trong khi đó, hệ thống công trình hạ tầng đô thị chưa phát triển đồng bộ, trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng - đặc biệt, ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác đang gây bức xúc đối với xã hội.

Triển lãm tranh minh họa do Báo Nhân Dân hằng tháng tổ chức năm 2015. Ảnh: Dương Mai

Từ phương nam gửi ra "Cây đa Hàng Trống

Sau mấy năm ở chiến trường, ra Hà Nội, tôi được về làm báo Nhân Dân, mà trụ sở từ sau hòa bình 1954, đặt tại khu biệt thự đẹp xây dựng theo kiến trúc Pháp, ở 71 phố Hàng Trống, sát Hồ Gươm, nơi mang nhiều dấu ấn lịch sử, trong khuôn viên rộng rãi có một cây đa cổ thụ xanh mát sum suê.

Tranh của họa sĩ Phạm Luận.

25 năm & hành trình của đẹp

Tháng 5 này, Nhân Dân hằng tháng (NDHT) vui mừng đón tuổi 25. Tháng 5 này, NDHT lại tiếp tục gửi tới công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô một triển lãm có tên Tranh trên báo cũ, như một dấu mốc ấn tượng trên hành trình một phần tư thế kỷ song hành, nâng niu và tôn vinh CÁI ĐẸP.

Ngư dân Lào đánh bắt cá trên dòng Mê Kông.

Theo dấu phù sa

Từ vùng biên giới Vĩnh Xương, Tân Châu, An Giang, chúng tôi theo ranh giới giữa hai huyện Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp) để ngược dòng phù sa nơi dòng Mê Kông “nhập cảnh” vào đất Việt. Xe chạy bon bon trên những hương lộ nhỏ giữa những phum sóc bình lặng của hai tỉnh Kandal và Takeo của Campuchia.

back to top