Nhạc sĩ Ðỗ Bảo:

“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng”

Một mình bao la diễn ra sau 10 năm im hơi lặng tiếng, nhạc sĩ vốn không phải là một gương mặt thường trực trên truyền hình hay mạng xã hội với những “hit triệu view” nhưng Ðỗ Bảo khẳng định hấp lực đặc biệt, khi là nhạc sĩ đầu tiên tổ chức chương trình ở cả hai đầu đất nước và thu hút tới gần 6 nghìn khán giả. Thành công của Ðỗ Bảo (ảnh dưới) đã chứng tỏ, vẫn có một tầng lớp khán giả luôn dõi theo và ủng hộ người làm nhạc thuần túy, miễn là hay.
0:00 / 0:00
0:00
“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng”

Quyền lực hay sức hút?

Vì sao anh cứ phải tạo sức ép cho bản thân, khi ngồi nguyên một vị trí tạisânkhấuđể chơinhạc và chỉ huy, dẫn dắt chương trình “Một mình bao la”từ đầu đến cuối như vậy?

Đêm trước buổi diễn ở Hà Nội, tôi chỉ ngủ đúng 2 tiếng. Sáng 6 tiếng đóng đinh trên sân khấu chạy chương trình, chiều về ngủ 45 phút rồi tối ra sân khấu ngồi liền 4 tiếng rưỡi. Đầu TP Hồ Chí Minh cũng chỉ kịp ngủ 45 phút rồi đóng bộ ra sân khấu luôn. Những ngày đấy không có thời gian để ngủ vì luôn có những công việc còn phải rà soát, ghi chú...

Trước đêm diễn, từ khách sạn đến nhà hát, người tôi cứ lao đao mệt mỏi, ngồi vào đàn sau mà cảm giác như chực sốt, nhưng chương trình mở màn ra là quên hết... Mọi thứ khác “đóng băng”, chỉ để dành cho một năng lực duy nhất là giữ cho 4 tiếng đấy cùng từng đó nhiệm vụ được diễn ra ổn nhất, sau đấy muốn lăn ra ốm thì lăn...

Có những quy trình công việc mà chắc là 10 năm sau sẽ khắc phục được. Nhưng ở trình độ tổ chức sản xuất hôm nay, tôi nghĩ thế là cũng tốt lắm rồi. Dù nhân vật chính luôn phải lao tâm cho rất nhiều thứ. Tôi vừa chơi đàn vừa tạo không khí cho mỗi bài, cũng là người nắm kịch bản để nhắc các bước tiếp của ban nhạc, để ý quan sát tình hình khán giả để điều tiết trên sân khấu. Rồi luôn phải nghe từng tiết mục đang diễn ra và nhớ những điểm quan trọng để nếu cần nhắc nhở ca sĩ... Chừng ấy thứ thì chỉ có thể ngồi một chỗ, làm gì có thời gian nghĩ đến di chuyển (cười).

Anh có nghĩ bản thân đủ quyền lực cũng như uy tín nào đấy để khán giả sẽ thích hoặć thích, ráng... thích bất́ sản phẩm gì anh đưa ra?

Tôi không có quyền gì nhưng có một chút uy tín trong nghề. Tôi thích mọi điều tự nhiên, công việc làm, việc ta yêu thích, việc ta chia sẻ với nhau để tạo nên đời sống chung - phải đi từ cảm xúc tự nhiên của mỗi con người vốn khác biệt nhau. Nếu giả sử tôi từng thích có quyền lực trong showbiz hay đời sống sản xuất âm nhạc thì chắc nên làm từ cách đây 20 năm, nhưng tôi không hề thích. Điều gì khiên cưỡng và bắt ép đều không đúng cái tạng của tôi.

“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng” ảnh 1

Nhạc sĩ Đỗ Bảo trong liveshow Một mình bao la. Ảnh | NVCC

Hay đúng hơnnên gọi là hấp lực, kiểuĐỗBảo là một thương hiệu khiến người ta cảm thấy anh đưa ra cái gì thì chắc chắn sẽ hay?

Nói là hấp lực thì tôi đồng ý vì tôi có ý thức về điều này, có theo đuổi hoặc thấy cần có nó hiện hữu lờ mờ hoặc rõ nét trong các sáng tác. Nghệ sĩ tốt nhất làm thế nào để tạo ra cái hấp lực đấy. Hát, sáng tác, hòa âm hay viết văn, vẽ tranh hoặc làm gì cũng thế. Sản phẩm hoặc có thể các quan sát, quan điểm sống, lối sống hay văn hóa của anh mà toát lên một sức hút nào đó để người khác tìm hiểu thì lý tưởng nhất.

Và rồi đỉnh của hấp lực hay uy tín là phải cho mọi người được tự do lựa chọn, liệu họ có thể thích và tiếp tục tương tác hay không. Chứ bảo nếu không thích nhạc của tôi là anh không hiểu gì thì không ổn. Nhưng tôi cũng cho rằng, không có lý do gì mà khi tiếp cận đủ nhiều tác phẩm của tôi, người ta lại không thể ưa thích hay mến trọng ít nhiều.

Ðiểm chạm giữa nghệ thuật và thị trường

Chương trình quy mô gầnđâycủa các nhạc sĩ Trần Tiến, Đức Trí... đều né thị trường TP Hồ Chí Minh, trong khi Đỗ Bảo lại chọn địa điểm này làm trước. Dường như trong thị trườngtổchức biểu diễn vẫn tiềm ẩn mộtsự nghingại: nhà sản xuất lo khán giả không mặn mà với chương trình, nghệ sĩ không dám chắc khán giả đủ đồng cảm đến mức chịu mua vé?

Có một niềm tin gắn cùng với một linh cảm nào đấy khiến tôi quyết định làm chương trình ở mảnh đất phía nam mà không hề lo lắng, dù bạn bè ngăn cản và ê-kíp đôi lúc cũng do dự. Nhờ đó, tôi cũng được xác thực một niềm tin, rằng luôn có những khán giả chờ đợi một không khí âm nhạc đương đại và chuyên nghiệp thuần chất và vì một cơ duyên nào đó, tôi may mắn đáp ứng được nhu cầu ấy. Đời sống âm nhạc nên có vài thí dụ cho thấy, sự cân bằng, hợp lý giữa nghệ thuật và thị trường vẫn tồn tại

Một thứ âm nhạc tưởng chừng khó nghe nhưng vẫn có vị trí đáng nể trong thịtrường. Dường như Đỗ Bảo đã hóa giải được mâuthuẫn muôn thuở giữa nghệ thuật và tính đại chúng?

Tức là nó không khó nghe. Từ “khó nghe” này không vấn đề gì với tác giả cho lắm nhưng nó hay bị đánh đồng với âm nhạc kém giá trị, không hay hoặc có gì đó ngang chướng, trúc trắc, thách đố... Nếu đĩa CD của tôi luôn được mua nhiều, các live concert được nồng nhiệt đón nhận, nhiều khán giả thuộc lòng và vui buồn với những gì tôi viết thì âm nhạc của tôi không khó nghe, chỉ là âm nhạc ấy không thuộc ngưỡng phổ thông hay bình dân chăng.

Tôi thấy tác phẩm của mình chỉ khó với những giọng ca lười biếng hoặc dễ dãi, khả năng hạn chế ở mức nghiệp dư. Chứ còn với người chuyên nghiệp và bài bản thì âm nhạc của tôi không khó. Bằng chứng là những ca sĩ, dàn nhạc tham gia các live concert của tôi thường biểu diễn hay hơn chính họ ở các chương trình chạy sô, bởi mọi người đầu tư thời gian, tâm sức cho tôi nhiều hơn.

“Người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng” ảnh 2

Nhạc sĩ Đỗ Bảo trong liveshow Một mình bao la. Ảnh | NVCC

Qua trường hợp Đỗ Bảo có thể lạc quan rút ra kết luận, tác giả hay nghệ sĩ cứ đi trọn con đường và làm hết́ mệnh của mình thì đến một lúc nào đấy sẽ gặp được, thay vì cứ ra sức chạy theo khán giả?

Điều đấy hiển nhiên đúng cho công việc, dù nó vẫn luôn là câu hỏi của cuộc sống. Khi tác giả có đủ năng lực nhận thức về cái đẹp và thấy điều anh ta muốn làm đủ hấp dẫn để say mê theo đuổi suốt nhiều năm thì đương nhiên nó phải có một phẩm chất hay cái hồn của riêng nó. Chứ không lẽ một người năng lực bình thường lại đi sống mãi với một thứ vô nghĩa chả đem lại cảm xúc gì.

Chỉ cần trung thành với các quan điểm vững chắc của mình, từ đó tạo ra những tác phẩm đẹp nhất cho đời, cho người thì đương nhiên chúng phải có giá trị gì rồi. Còn giá trị đấy bao giờ được nhìn thấy thì với tôi chỉ là vấn đề thời gian.

Vấn đề lànhiều nghệ sĩ thường sốt ruột muốn nhanh thành công nên sẽ lựa chọn đốt cháy giai đoạn vì không đủ kiên nhẫn dànhnhiềunăm đằng đẵng để theo đuổi lý tưởng của mình?

Tôi gọi vui, đó là bi kịch của nghệ sĩ sáng tạo, một cái bẫy nhàn hạ êm ái mà đối diện hay vượt trên nó thế nào sẽ thể hiện rõ con người của anh. Tôi đã nói nhiều lần rằng, người sáng tác phải tạo dấu ấn riêng, chứ làm giống người khác kể cả người đó có là một tượng đài đi nữa cũng là sự phí phạm sức người không cần thiết.

Chưa kể bây giờ, ai đó cứ bắt chước hay lặp lại những thứ rất thường, để tạo thành những sản phẩm hàng chợ hay hàng chợ chất lượng đi nữa, ta vẫn rất dễ trở thành người cung cấp một dịch vụ hay kỹ nghệ thôi. Bởi thế, sứ mệnh cuộc đời cùng năm tháng, sức khỏe, quá trình học hỏi khổ công, thời gian, cảm xúc và cả những hy sinh của nghệ sĩ nên dành để làm một thứ gì đấy riêng khác, độc đáo thì mới tương xứng.

Đỗ Bảo không để ý đến thị trường hay sự thích thú của đại chúng mà cứ viết những gì cảm thấy cần phải làm. Anh nghĩ sao về nhận định này?

Tôi chỉ nghĩ mình phải khắt khe với bản thân, khi thẩm định cái mình chọn và thích. Đầu tiên là xem liệu nó có thể có đời sống không, liệu có ai cần nó không? Và hơn thế nữa, liệu mình có thể chờ được 5-10 năm đến ngày nó trở thành một phần của đời sống? Cái đó tôi đều có nghĩ đến và đánh giá, chứ không phải thích gì viết nấy. Tôi không để ý tới việc phải đuổi theo những sản phẩm đang bán chạy trên thị trường vì tôi không đủ năng động, không thể làm tốt được việc đó.

“Tôi vẫn nghe nói, khán giả phía nam không ngồi xem một chương trình quá khuya hay những năm gần đây, Nhà hát Hòa Bình bán được 50% vé đã là thành công. Trong khi âm nhạc của Ðỗ Bảo có thể nói là mới, không phổ biến tại cả thị trường miền nam lẫn miền bắc. Nhưng khán giả TP Hồ Chí Minh vẫn ngồi lại đến 00h15, nghe nói đến 1 giờ rưỡi sáng mọi người mới ra về hết vì tắc sân, tắc đường. Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả nơi đây khiến mọi nghệ sĩ, không phân biệt bắc-nam đều thấy vui mừng”, nhạc sĩ Ðỗ Bảo chia sẻ.