Ký họa chân dung nhà thơ Trần Ngọc Mỹ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Nhủ lòng vượt lên những phôi pha

Một người làm thơ trẻ thông thường hay lựa chọn một cách thế sống cùng, sống giữa, đồng hành với thế hệ mình và với đời sống hôm nay trong tất cả sự bề bộn, phức tạp và sống động của nó.
Ký họa chân dung nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Phạm Thị Ngọc Liên: Người đi tìm chân dung tình yêu

Tròn 20 năm, nữ thi sĩ Phạm Thị Ngọc Liên mới trở lại thi đàn bằng tập thơ dày dặn mang tên “Trong tôi có nhiều tôi” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). 99 bài thơ kết thành một “con đường thơ” với biển chỉ đường là “Tình yêu”. Phải, tất cả đều là thơ Tình, của một người đàn bà hồn nhiên, đa đoan, sẵn sàng “nhắm mắt đi trên cầu thăng bằng/ nồng nàn/ liều lĩnh” để tìm cho được chân dung của Tình yêu, hay là chân dung thân phận con người.
Ký họa chân dung nhà thơ Thy Nguyên của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Thy Nguyên - Người đàn bà làm thơ buồn

Thơ gắn với buồn từ khi nào, có lẽ từ lúc thơ bắt đầu. Buồn là một phẩm chất của thơ, là một phẩm chất của đời sống con người vốn mong manh hữu hạn, nhiều bất toại hơn như ý. Người cầm bút tìm đến thơ như một cách để cất giấu, lại như một cách để phơi bày nỗi buồn trên mặt giấy. Ðể tìm kiếm một sự đồng cảm, tìm kiếm tri âm. Thy Nguyên là kiểu người làm thơ như vậy, “chơi” với buồn, và “phơi” nỗi buồn, không đắn đo giấu giếm.
Ký họa chân dung nhà thơ Nguyễn Hồng của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Thơ của những xuân thì

Nguyễn Hồng là một cái tên dường như đã quen trong đời sống văn học hiện thời. Chị khá chắc tay trong nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, thơ. Riêng với thơ, chị đã cho in tập “Ví dụ anh” (2016), và đã đăng rải rác khá nhiều bài thơ lẻ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một dáng vóc thơ dần được định hình...
Minh họa trang thơ: ĐẶNG TIẾN
Thơ

Trang thơ

Nhân Dân hằng tháng xin giới thiệu cùng độc giả trang thơ Tết.
Ký họa chân dung nhà thơ Phùng Khắc Bắc của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Thơ

Phùng Khắc Bắc, "Một chấm xanh"

Vào quãng năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước, khi đang làm nghiên cứu sinh ở Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi thấy trong văn giới xôn xao bàn tán về một tài thơ rất lạ mới có 47 tuổi vừa mới khuất. Đó là nhà thơ Phùng Khắc Bắc, tác giả tập thơ duy nhất mang tên “Một chấm xanh” do NXB Quân đội nhân dân phát hành cuối năm 1991.
Ký họa chân dung nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Nguyễn Hoàng Sơn, thơ viết cho thiếu nhi và...

Bạn đọc yêu thơ ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX đã biết đến một cây bút viết thơ cho thiếu nhi mang tên Nguyễn Hoàng Sơn. Lúc ấy, thơ viết cho thiếu nhi nổi bật nhất vẫn là một số cây bút quen thuộc, thế hệ đàn anh như Võ Quảng, Phạm Hổ, Định Hải... Cái tên Nguyễn Hoàng Sơn cùng vài cây bút thế hệ anh như Phạm Đình Ân, Trương Hữu Lợi, Mai Văn Hai... mới bắt đầu thấp thoáng.
Ký họa chân dung nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Nguyễn Thị Thúy Hạnh: Làm thơ, làm chữ

Trong số những nhà thơ trẻ (xuất hiện ở độ tuổi dưới 35) hiện nay, có một số cây bút rất quan tâm đến việc đổi mới thơ theo cách bắt đầu bằng việc dụng chữ, làm chữ, biến/đổi chữ. Nguyễn Thị Thúy Hạnh là một cây bút như vậy, ngay từ đầu, nhất quán và công khai tư duy về chữ, “di chữ”, “sống lời”, đã xác lập một quan niệm về thơ lấy chữ/ngôn ngữ làm trung tâm.
Ký họa chân dung nhà thơ Phạm Công Trứ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Nhà thơ Phạm Công Trứ: Tựa vào những câu thơ hay

Trong truyền thống, nhất là với thơ trung đại, người đọc thơ thường hay chú ý đến những câu chữ được coi là tuyệt bút trong bài: những “nhãn tự”, “thần cú”... Cách nhìn này, khi bước sang văn học hiện đại vẫn được chú ý, nhưng không còn là duy nhất, cuối cùng.
Ký họa chân dung nhà thơ Bạch Diệp của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Thơ

Nỗi đồng vọng xôn xao

Quan sát những người “dính” vào chốn thơ, thấy họ làm thơ với rất nhiều động cơ khác nhau. Những động cơ ấy có khi rõ rệt, có khi mơ hồ; có khi thiết thực, có khi lại vu vơ; có thể người thơ ý thức rõ công việc mình làm, có khi cứ viết như một thôi thúc bên trong không cưỡng được...
Ký họa chân dung nhà thơ Trần Lê Khánh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Say mê và kiên trì với thơ tối giản

Trong khoảng thời gian ngắn, nhà thơ Trần Lê Khánh công bố đều đặn mỗi năm một tập thơ. Tại NXB Hội Nhà văn: “Lục bát múa” (2016), “Dòng sông không vội” (2017), “Ngày như chiếc lá” (2018), “Giọt nắng tràn ly” (2019), “Xứ - rung một ngọn mây” (2020). Tại NXB White Pine Press (Hoa Kỳ): “The beginning of water”. Một gia tài thi ca đáng kể, ít ra là về mặt số/ khối lượng.
Thơ từ “Mách bảo của trái tim”
Thơ

Thơ từ “Mách bảo của trái tim”

Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh lại ra sách mới, tập thơ: “Vang âm tiếng sóng” (NXB Văn học) vào những ngày cuối năm 2022. Như một người lao động luôn có sẵn công cụ trong mình - chữ nghĩa - ông dường như chưa bao giờ ngơi nghỉ, năng lượng luôn tràn đầy, luôn nhiệt tình để đi - ngẫm ngợi và viết...
Ký họa chân dung nhà thơ Bùi Việt Phương của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Bùi Việt Phương & những vần thơ lạ

Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp anh lại về công tác tại quê hương, nghĩa là tự định vị một không gian sống thuần nhất làm chỗ cho thơ nảy mầm. Có lẽ đây là lý do khiến cho phong vị miền núi tràn ngập trong thơ Phương, tỏa một mùi hương riêng, lạ, khó mà trộn lẫn với bất kỳ tác giả nào cùng thế hệ.
Ký họa chân dung nhà thơ Chu Hồng Tiến của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Chu Hồng Tiến: “Mộng du” hai bờ thơ họa

Chu Hồng Tiến học Tổng hợp Văn Hà Nội. Ở đó có nhiều “dị nhân” đa tài, sống ngang tàng, chỉ biết khuất phục trước cái đẹp. Anh làm thơ từ hồi đang học. Lớp hậu sinh vào khoa vẫn nghe tên anh vang lên cùng với những Nguyễn Đức Hạnh, Xuân Hải, Tiến Thanh, Hồng Hải... Nhưng Tiến ít điền tên mình vào những chốn thơ phú, đàn ca, các mối tình nhiều giai thoại...
Ký họa chân dung nhà thơ Bế Kiến Quốc của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Thi ca phải nâng cao tâm hồn con người

Nhà thơ Bế Kiến Quốc sinh ngày 19/5/1949 tại Nam Định. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1970), Bế Kiến Quốc từng học Trường bồi dưỡng Những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam (1972), rồi tham gia Khóa học cao cấp rút gọn của Học viện Văn học Gorki (Liên Xô-1988).
Ký họa nhà thơ Yến Thanh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Nhà thơ Yến Thanh

Ông tên khai sinh là Nguyễn Thanh Bính, quê xã Thạch Vĩnh (nay là Lưu Vĩnh Sơn) huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Mùa đỏ
Thơ

Mùa đỏ

Có một người vừa qua nhành thơm cỏ
Qua bãi nương líu ríu cải ngồng vàng
Anh hỏi thăm tôi một chiều chật
Không gặp đâu tôi đã vắng nhà

Ký họa chân dung nhà thơ Bùi Quang Thanh của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường.
Thơ

Tự ru mình giữa bộn bề đa đoan

Trên Cánh đồng thời gian, có một người như Ngọn gió, theo Đò dọc-Sông đêm, mà cảm nhận từ chính cuộc đời mình những Hạt đắng, những Mật ong vàng lũng núi... Người ấy là Bùi Quang Thanh, tuổi đôi mươi xông pha khắp Trường Sơn rồi Nam Lào, Tây Nguyên... có một hành trình làm báo tưng bừng, tràn đầy năng lượng trên nhiều vùng miền của đất nước và là một tác giả thơ kiên nhẫn tìm mình với những con chữ hào hiệp để từ đó Tự ru mình giữa bộn bề đa đoan suốt ba thập kỷ qua.

Có một khách thơ...
Thơ

Có một khách thơ...

Nhà thơ Trương Hòa Bình đến với thơ ca bằng chiếc áo thơ mộc mạc, dung dị, không màu mè. Ông làm thơ như một người xưa cũ, điềm đạm và từ tốn chọn cho mình chỗ ngồi khiêm nhường giữa chốn văn đàn xôn xao.

Ký họa chân dung nhà thơ Vũ Duy Thông của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Thơ

Vũ Duy Thông, phù du phận mỏng ham trời thẳm

Có những con người mà ở gần thì thấy ấm áp, xa xa thì thấy thiếu vắng mơ hồ, đến khi mất hẳn, mới thấy rõ hơn chân dung của người đó so với khi đang sống, mới bàng hoàng tiếc nuối vì bao điều chưa kịp.

Anh Vũ Duy Thông với tôi là một người như vậy.