Trong năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm, cùng với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh cân đối để thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo được triển khai tương đối đồng bộ nên đời sống, thu nhập của người dân, nhất là người nghèo được cải thiện, nâng lên.
Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 70 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 14 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí bình quân xã xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16,12 tiêu chí/xã. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2024 có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nhất là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.
Ngày 1/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh tổ chức phiên họp lần thứ nhất, bàn nội dung, giải pháp thực hiện với quyết tâm phấn đấu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân trong tỉnh trong năm 2025.
10 tháng năm 2024, tỉnh Tuyên Quang có 24.705 lao động được tạo việc làm, trong đó: lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 15.655 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác 7.955 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 1.095 người, đạt 109,6% kế hoạch và cao hơn 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Với các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", tới hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% .
Văn phòng quốc gia về giảm nghèo hướng dẫn quy trình mẫu xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Quy trình gồm 11 bước.
Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp, các địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để phù hợp thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh, chung tay góp sức của cộng đồng xã hội, nhất là chí vươn lên của các hộ nghèo, hộ khó khăn, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố đã được kéo giảm từ 1,49% xuống còn 0,33% (theo chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra trước thời hạn.
Tại Lễ phát động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ủng hộ gần 920 triệu đồng; các phường, xã ủng hộ gần 1,6 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo thành phố Đà Lạt năm 2024.
Ngày 10/10, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh An Giang lần thứ 20, giai đoạn 2022-2024 với chủ đề “Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”.
Trong thời gian qua, hàng nghìn gia đình nghèo, đối tượng chính sách tại tỉnh Bến Tre được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng chính sách.
Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của huyện từ 0,5-1%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,9%, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có nhiều cách làm. Ở cấp cơ sở, các xã, thị trấn rà soát để tìm ra nguyên nhân của hộ nghèo, từ đó hỗ trợ thiết thực, bảo đảm giảm nghèo bền vững.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được thông tin cho mọi người dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật; được bảo đảm ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng.
Nỗ lực thực hiện mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân ở khu vực nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm hơn 5%/năm (theo chuẩn nghèo đa chiều), ngay khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đặc biệt chú trọng công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách để thực hiện hiệu quả các chương trình. Cùng với đó, Mường Ảng chú trọng huy động các nguồn lực, lồng ghép các chính sách, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và coi đó là “đòn bẩy” quan trọng trong thực hiện giảm nghèo…
Bản Tèn có 145 hộ đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống, hầu hết thuộc diện hộ nghèo, là xóm ở trên cao, xa nhất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phụ nữ dân tộc H'Mông ở Bản Tèn vốn chỉ quanh quẩn trong xóm, cấy lúa và làm nương rẫy, nay ra lớp học nghề may, cho thấy chuyển biến lớn về nhận thức, quyết tâm giảm nghèo bền vững.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương và bố trí đủ vốn đối ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 theo quy định, đặc biệt là 5 tỉnh có tỷ lệ vốn đối ứng thấp là Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An.
Sau một thời gian triển khai các chính sách hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến nay, hơn 5.000 lượt lao động ở các địa bàn khó khăn được hỗ trợ làm các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với lao động tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã bãi ngang ven biển hải đảo, vùng còn khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, đi làm việc ở nước ngoài là một kênh tích cực, hiệu quả, nhanh chóng nhằm giảm nghèo bền vững.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cùng với việc cấp trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền cho các đơn vị cơ sở, tỉnh Thanh Hóa đa dạng hóa phương thức, đẩy mạnh truyền thông chính sách, đồng hành trách nhiệm, khơi dậy ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lúng túng, không thể thực hiện được Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 về phát triển giáo dục nghề vùng nghèo, vùng khó khăn. Trong khi đó, kinh phí hằng năm vẫn được cấp về mà không thể triển khai được.
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Tại nhiều tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ, bằng nhiều giải pháp, công tác này đã mang lại kết quả bước đầu và hứa hẹn sẽ có bước tiến mới…
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, gần 3 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Sáng 30/7, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Chương trình Hành động số 117-CTHÐ/TU, Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, triển khai cho vay đến các đối tượng chính sách trên địa bàn. Những chính sách thuận lợi này đã giúp tạo sinh kế bền vững, phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần hiện thực hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với rất nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung đang triển khai. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số dự án, tiểu dự án không còn đối tượng hỗ trợ, nhưng vẫn cấp vốn mà không giải ngân được, dẫn đến tồn đọng vốn.
Ðã gần hết giai đoạn (2021-2025) thực hiện hỗ trợ sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), vậy nhưng nhiều huyện tại tỉnh Ðiện Biên vẫn loay hoay lựa chọn mô hình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế. Thực tế này làm chậm tiến trình đưa nguồn lực về cơ sở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất của tỉnh Ðiện Biên trong khi hộ nghèo, người dân vùng dân tộc thiểu số, biên giới ở cơ sở lại đang rất cần nguồn hỗ trợ từ các chương trình.
Ngày 2 và 3/7, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi có các buổi tiếp xúc cử tri xã Sơn Mùa, Sơn Tân (huyện miền núi Sơn Tây) và xã Hành Thiện, Hành Minh (huyện Nghĩa Hành), sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Ngày 20/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Kế hoạch phối hợp giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững và thực hiện chương trình “Kết nối yêu thương” giai đoạn 2022-2024.
Những năm qua, mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tại tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên xóa nhà tạm cho hộ nghèo và cận nghèo. Qua đó, hàng nghìn gia đình có mái ấm để ổn định cuộc sống lâu dài.