Báo chí cách mạng Việt Nam phát triển không ngừng, thực sự trở thành diễn đàn ngôn luận của Nhân dân, của các tổ chức xã hội, là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 798 cơ quan báo chí (bao gồm 127 báo và 671 tạp chí); 72 cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình (gồm 67 đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng riêng), 78 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình trong nước, 45 kênh truyền hình nước ngoài; có 9.959 đài truyền thanh cấp xã trên 10.500 xã, phường, thị trấn (trong đó có 1.799 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông trên hạ tầng internet). Còn 787 xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh, chủ yếu là các xã khu vực miền núi, xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tính đến hết quý I/2023, thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 17,5 triệu thuê bao (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2022).
Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam được hoạt động tự do; các cơ quan báo chí, xuất bản ở Việt Nam không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn, phát sóng. Việt Nam đang thực hiện tổng kết việc thi hành Luật Báo chí 2016, lấy ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội đối với đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và có kế hoạch đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội giai đoạn 2023-2025.
Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 798 cơ quan báo chí (bao gồm 127 báo và 671 tạp chí); 72 cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình (gồm 67 đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng riêng), 78 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình trong nước, 45 kênh truyền hình nước ngoài; có 9.959 đài truyền thanh cấp xã trên 10.500 xã, phường, thị trấn (trong đó có 1.799 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông trên hạ tầng internet).
Đưa internet đến với học trò vùng cao. (Ảnh: Internet) |
Thông qua các chiến lược, chính sách như Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (hợp phần giảm nghèo về thông tin), Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển vùng kinh tế-xã hội khu vực dân tộc, miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình viễn thông công ích để trang bị hạ tầng truyền thông Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng cường tiếp cận thông tin của người dân, thu hẹp khoảng cách về thụ hưởng thông tin giữa thành thị và nông thôn, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc miền núi, biên giới, hải đảo. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng di động, internet và truyền thông xã hội, tạo điều kiện để người dân tìm kiếm, tiếp cận, biểu đạt, trao đổi thông tin một cách tự do, dễ dàng.
Sau 26 năm kết nối internet, Việt Nam đã có công nghệ viễn thông hiện đại, mức phổ cập internet cao. Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có hơn 78 triệu người sử dụng internet (xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng, tăng 21% so với năm 2019), số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu (tăng 38% so với năm 2019). Tốc độ truy cập internet băng rộng di động đạt 48,29 Mbps (tăng 26,28% so với năm 2022), xếp thứ 45 và cao hơn trung bình thế giới là 42,35 Mbps).
Mạng lưới viễn thông phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% xã, phường, thị trấn, 91% thôn, bản, 100% trường học và 78,3% số hộ gia đình. Việc công khai thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã được các cơ quan nhà nước tăng cường thực hiện thường xuyên, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
Việt Nam đã thúc đẩy nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý để bảo đảm môi trường thông tin an toàn, lành mạnh, phục vụ hiệu quả cho thực hành quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt trong xã hội số, chuyển đổi số, xử lý nghiêm minh các hành vi cản trở việc thực hiện các quyền này.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, gồm các Nghị định sửa đổi Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và trong hoạt động báo chí, xuất bản; đang hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; căn cứ Luật An ninh mạng, ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân…