Người lao động tại Công ty Tân Á - Đại Thành. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Tổ chức thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142 của Quốc hội kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Kế hoạch Triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tới việc nâng cao nhận thức về Luật Bảo hiểm xã hội; tổ chức thi hành Luật này và Nghị quyết số 142/2024/QH15 bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Ðại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Vĩnh Thịnh (huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người lao động tại phân xưởng. (Ảnh TRÀ HƯƠNG)

Bài 2: Làm sạch môi trường sống cho công nhân, người lao động

Phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội trong công nhân lao động là việc cấp bách, cần sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các cấp, ngành để làm sạch môi trường sống cho lực lượng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trách nhiệm nêu trên có vai trò không nhỏ của tổ chức công đoàn.
Quang cảnh hội thảo chuẩn bị cho AFML lần thứ 17.

Xây dựng khuyến nghị về công việc chăm sóc và di cư lao động ở ASEAN

Dự kiến vào năm 2050, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN sẽ gia nhập nhóm dân số đang già hóa hoặc dân số già. Điều này sẽ dẫn đến những vấn đề như thiếu hụt lao động và tăng nhu cầu công việc chăm sóc. Việt Nam đã xây dựng một khuyến nghị chung về vấn đề này để gửi đến Diễn đàn Lao động di cư ASEAN lần thứ 17 sắp diễn ra tại Lào tới đây.
Tiết học kỹ năng tại một cơ sở giáo dục tư thục tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Quan tâm, chăm lo hơn nữa với con em công nhân, lao động

Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa... Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trước thực trạng khó khăn của giáo dục mầm non ở những địa bàn này trong thời gian qua.
Lao động tại Công ty Tân Á - Đại Thành. (Ảnh SƠN TÙNG)

Chú trọng truyền thông dự thảo chính sách về lao động, người có công và xã hội

Thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách. Vì vậy, đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận trong quá trình xây dựng chính sách, nhất là các chính sách lớn tại những dự án như Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Luật Bảo hiểm xã hội.
Hoạt động trao thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: HSS)

Sớm nộp hồ sơ, chuyển kinh phí để gia hạn thẻ bảo hiểm y tế năm 2025

Theo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị sử dụng lao động cần chuyển nộp đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp chậm nhất ngày 25/12/2024 để thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2025 cho người tham gia.
Lễ xuất cảnh cho các ứng viên điều dưỡng, nhân viên chăm sóc khóa 11 của chương trình EPA đi làm việc tại Nhật Bản, ngày 4/6/2024 tại Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tạo cơ hội vay vốn cho lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Nhiều lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài, nhất là các thị trường có thu nhập cao, ổn định, mong được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
[Infographic] Chuyển đổi số về bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích cho người dân Hà Nội

[Infographic] Chuyển đổi số về bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích cho người dân Hà Nội

Nhờ những nỗ lực không ngừng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, quá trình chuyển đổi số về bảo hiểm xã hội tại Hà Nội đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hoa đào Nhật Tân. (Ảnh THÀNH ĐẠT)

Trình Chính phủ phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 chín ngày

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 từ thứ bảy, ngày 25/1/2025, đến hết chủ nhật, ngày 2/2/2025 Dương lịch, (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với phương án này, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày trong dịp nghỉ Tết Ất Tỵ.
Thu hoạch lúa tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Tăng cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với nông dân và lao động tự do

Hiện nay, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Quy định tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 cũng khiến mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng cao, ảnh hưởng đến thu nhập ít ỏi của nông dân và người lao động tự do. Do đó, cử tri đề xuất tăng mức hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhóm đối tượng này có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội nhiều hơn.
Người lao động ở Công ty Tân Á - Đại Thành. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Tiếp tục mở rộng lưới an sinh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Qua 9 tháng đầu năm nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng, phát triển so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội chịu “tác động kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và thách thức bên trong. Dự kiến, các chỉ tiêu về độ bao phủ cả năm 2024 sẽ vượt so với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ giao.
Mô hình trồng đỗ leo bốn mùa tại Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: NGUYÊN DŨNG)

Đề xuất tiêu chí lao động có thu nhập thấp trong Chương trình giảm nghèo bền vững

Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp, các địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để phù hợp thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.
Người lao động tìm hiểu thông tin tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn)

Bảo đảm quyền lợi thỏa đáng cho người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân tháng là 6 triệu đồng, và cứ 12-14 người đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có 1 người hưởng. Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ trình lên Quốc hội sắp tới có nhiều đề xuất bảo đảm quyền lợi thỏa đáng cũng như thu hút thêm người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.