Chủ động ứng phó thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm, tại Đại hội đồng cổ đông do Công ty cổ phần cấp nước Điện Biên tổ chức ngày 28/3, có 100% cổ đông đều nhất trí với các giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước bình quân dưới 15%; khai thác hiệu quả các nguồn nước, bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Để triển khai nhiều dự án lớn, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, hàng nghìn người dân trong diện giải phóng mặt bằng tại tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đến sinh sống ở các khu tái định cư. Tuy nhiên, dù đã chuyển đến sinh sống ở các khu tái định cư thời gian dài, nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa được cấp điện, cấp nước sinh hoạt, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Sáng 10/1, Công ty Cổ phần Viwaco tổ chức lễ động thổ “Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. Dự án do Công ty cổ phần VIWACO làm chủ đầu tư để cấp nguồn cho mạng lưới cấp nước 11 xã chưa có hệ thống cấp nước và thay thế nguồn nước cho 5 xã, thị trấn có hệ thống cấp nước đang sử dụng nước ngầm của huyện Thanh Oai.
Ngày 26/12, tại Hội thảo "Cung ứng nước sạch cho Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam: Thách thức và Giải pháp" do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam nhìn nhận: Tại các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, bài toán bảo đảm cung ứng nước sạch an toàn, bền vững đang trở nên cấp bách.
Cấp nước sạch cho nhân dân vùng nông thôn trên địa bàn cả nước đã đạt được nhiều kết quả khi tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch ngày càng tăng. Mặc dù vậy, việc cấp nước sạch cho người dân hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như nguồn nước ngọt ngày càng suy thoái cả về số lượng và chất lượng; giá nước thấp, thu không đủ bù chi; nhiều công trình cấp nước không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả...
Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã dành nhiều nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư để phủ kín mạng lưới cung cấp nước máy về các ấp, khu phố. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng nước máy ở nông thôn còn khá thấp, mới chỉ hơn 40% và đô thị đạt hơn 80%.
Ngày 29/10, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé với tổng mức đầu tư hơn 1.330 tỷ đồng.
Những năm qua, trên địa bàn cả nước đã có hàng nghìn công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng ở các vùng nông thôn, nhất là các khu vực vùng sâu, xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Cùng với đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông kết nối, điện, nước sạch phải đi trước một bước để bảo đảm đồng bộ vào năm 2026 khi sân bay hoạt động. Trong đó, việc đưa nước sạch cho sân bay lớn nhất nước ta đang được các đơn vị gấp rút thực hiện.
Sau 19 năm hình thành và phát triển, hệ thống mạng lưới cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh tăng 500%, đạt gần 11.000 km. Đến năm 2023, gần 1,6 triệu đồng hồ nước đã được gắn cho khách hàng. Với mục tiêu bảo đảm nước sạch đến từng hộ dân, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn-Sawaco đã lắp đặt mạng lưới cấp nước gần như phủ khắp khu dân cư trên địa bàn thành phố, đồng thời nỗ lực đưa nước về tận vùng sâu, kể cả nơi xa nhất thành phố - huyện Cần Giờ.
Chiều 29/5, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tại 2 huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch để đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm mùa hè.
Sau khi Báo Nhân Dân có bài phản ảnh tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng biên giới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo ngành chức năng triển khai các biện pháp khẩn cấp để cấp nước cho người dân.
Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nên thường thiếu nguồn nước sạch. Chính vì vậy, tỉnh Bình Thuận đang tập trung xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt để người dân có điều kiện thuận lợi tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt ở miền trung gây ra nhiều thảm họa hơn… Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Tỉnh Bình Phước đang vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa khô, khiến mực nước ở các hồ thủy lợi đều xuống thấp, nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp một số nơi đã cạn kiệt. Để đối phó với khô hạn, ngành chức năng tỉnh Bình Phước đang nỗ lực điều tiết nước ở các hồ lớn để hỗ trợ người dân cứu cây trồng. Cùng đó, nông dân cũng chủ động triển khai các giải pháp tiết kiệm nước để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, nhưng đến nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hơn 120 xã chưa có nguồn cấp nước sạch tập trung. Thành phố đang tập trung “phủ sóng” nước sạch cho các xã nông thôn mới.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang yêu cầu ngành chuyên môn, các địa phương trong vùng ảnh hưởng mặn hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
Xác định nước sinh hoạt vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đời sống người dân, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đầu tư xây mới, sửa chữa nhiều công trình cấp nước, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 98% số hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh để cải thiện và nâng cao đời sống.
Cùng với tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, điều kiện sống của người dân nông thôn, thành phố Hải Phòng đang chú trọng giải quyết những vướng mắc, hướng tới mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt - một tiêu chí quan trọng nhằm sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố Cảng.
Chiều 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành chức năng và địa phương liên quan để nghe báo cáo và cho ý kiến về việc nhà đầu tư đề xuất xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Dung Quất.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ ngày 18/10, lưu lượng nước từ nguồn nước sạch sông Đuống điều tiết cấp cho khu đô thị Thanh Hà đã tăng lên khoảng 112m3/giờ, tương đương khoảng 2.500-2.600m3/ngày đêm. Dự kiến trong 1 đến 2 ngày nữa sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân khu đô thị.
Ngày 28/9, bên lề hoạt động Tuần lễ ngành nước Việt Nam đang diễn ra tại Bình Dương, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững và bao trùm tại Việt Nam.
Tỉnh miền núi Ðiện Biên là nơi thượng nguồn của nhiều con sông nhưng còn nhiều bản, xã ở các huyện vùng cao, như: Tủa Chùa, Ðiện Biên Ðông, Mường Nhé… thiếu trầm trọng nước sinh hoạt.
Năm 2017, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Tul A, buôn Tul B và một số hộ dân thuộc thôn 7.
Đưa nước sạch về tận hộ dân, đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước đến các xã vùng sâu của huyện duyên hải Cần Giờ, qua đó đạt được mục tiêu 100% số hộ dân trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sạch. Mục tiêu này được ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh dồn sức thực hiện bằng nhiều chương trình, công trình đầu tư giúp thay đổi cuộc sống của hàng nghìn hộ dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...
Từ duy nhất một nhà máy cấp nước ban đầu, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thêm nhiều nhà máy nước với công suất sản xuất gần 2,4 triệu m3/ngày đêm, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của hơn 10 triệu dân thành phố đang làm việc, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng công suất cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đạt khoảng 1.530.000m3/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, trước dự báo nhiệt độ mùa hè năm nay cao hơn trung bình nhiều năm và nhu cầu sử dụng nước sạch trong những ngày cao điểm nắng tăng cao, các đơn vị chức năng của thành phố đã chủ động xây dựng phương án cấp nước.
Mỗi năm đến mùa khô hạn, chuyện nước sạch phục vụ người dân vùng ven biển tỉnh Tiền Giang luôn là bài toán nan giải. Bởi hai huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông giáp biển, xa nhà máy nước ngọt và hơn 2.800 hộ với hàng chục nghìn nhân khẩu sống rải rác ngoài đê, ven sông, ven biển chưa được tiếp cận trực tiếp nguồn nước sạch.