Trao tặng công trình nước sạch cho Trường mầm non Hương Bình.

Bàn giao công trình nước sạch cho Trường mầm non Hương Bình (Hà Tĩnh)

Nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch các trường học vùng sâu, vùng xa và đóng góp vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bàn giao công trình nước sạch cho Trường Mầm non Hương Bình (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).
Những lòng sông trơ đáy, cây trồng héo khô, nhiều địa phương công bố tình hình khẩn cấp do xâm nhập mặn.

Bảo đảm an ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, vẫn còn 43% người dân nông thôn chưa có nguồn nước hợp quy chuẩn quốc gia sử dụng. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đang có khoảng 50.000 hộ thiếu nước sạch, phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để bảo đảm có nước sạch sinh hoạt.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh.

DNP Water khánh thành Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh, góp phần hoàn thiện hạ tầng cấp nước tại Khánh Hòa

Ngày 20/09, Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh - một trong những dự án trọng điểm của DNP Water - đã chính thức đi vào vận hành sau 12 tháng thi công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng cấp nước của tỉnh Khánh Hòa.
Trong những ngày lũ lụt, Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên cấp nước sạch miễn phí cho người dân, cơ quan.

Thái Nguyên cấp nước trở lại cho người dân vùng lũ

Lũ lụt ngập sâu và mất điện, 12 giếng khai thác nước ngầm ở khu vực phường Quang Vinh và Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên phải ngừng hoạt động, dù đã đấu nối với hệ thống nước của thành phố. Sự cố ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân trên địa bàn, nhất là ở cuối nguồn. Ngay sau khi lũ rút, Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đã cấp nước trở lại để người dân sinh hoạt, thau rửa nhà cửa, đồ đạc.
Phụ nữ ở vùng sâu huyện Krông Bông hết sức phấn khởi khi được sử dụng nước sạch.

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ ở Đắk Lắk tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Do đó, việc vận động thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe cộng đồng như rửa tay với xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống, xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh đường làng ngõ xóm là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, giúp nâng cao sức khỏe phụ nữ và người dân, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng làng quê đáng sống.
Người dân xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sử dụng nước sạch phục vụ cuộc sống hằng ngày. (Ảnh minh họa)

Quảng Bình nâng mức cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

Ngày 28/8, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức cho vay Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, đơn vị đang thực hiện nâng mức cho vay từ 10 triệu đồng lên 25 triệu đồng/công trình nhằm giúp người dân có thêm nhiều công trình nước sạch sử dụng.
Cán bộ đội Công binh Việt Nam tại Phái bộ UNISFA hướng dẫn người dân Abyei lấy nước. (Ảnh: nhandan.vn)

Chung tay bảo vệ nguồn nước

Tăng cường hợp tác quốc tế được coi là nỗ lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phục hồi nguồn nước ở cấp độ toàn cầu. Lời kêu gọi khẩn thiết về vấn đề này được đại diện Indonesia đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba về Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” đang diễn ra tại Dushanbe (Tajikistan).
Hệ thống xử lý nước thô của công trình nước sạch Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình: Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước cho người dân trong cao điểm mùa hè

Chiều 29/5, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tại 2 huyện Tuyên Hóa và Bố Trạch để đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân trong cao điểm mùa hè.
Vận chuyển ống về mở rộng đường ống cấp nước cho người dân vùng nông thôn Cà Mau. Tỉnh này hiện còn hơn 2.600 hộ bị thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2024.

Phát động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường”

Sáng 9/4, tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn (xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức phát động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024” với chủ đề “Bảo đảm cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Nhân viên Nhà máy nước La Dạ lắp đường ống dẫn nước sạch cho người dân.

Bình Thuận nỗ lực đưa nước sạch đến đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nên thường thiếu nguồn nước sạch. Chính vì vậy, tỉnh Bình Thuận đang tập trung xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt để người dân có điều kiện thuận lợi tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kiểm tra rò rỉ để tránh thất thoát nước sạch

Kiểm tra rò rỉ để tránh thất thoát nước sạch

Dù không phổ biến nhưng vẫn có một số ít hộ sử dụng nước sạch gặp phải trường hợp hóa đơn tiền nước tăng đột ngột ngoài ra còn gặp các bất tiện khác như áp lực nước yếu ngay cả trong những thời gian dùng nước ít hay dùng bơm từ bể ngầm dưới đất bơm lên bồn chứa trên sân thượng, mái nhà vẫn hoạt động liên tục.
Cán bộ đội Công binh Việt Nam hướng dẫn người dân lấy nước.

Đội Công binh Việt Nam đem nước sạch đến với người dân Abyei

Thông tin từ Đội Công binh Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA cho biết: Hiện nay, Phái bộ UNISFA đang trong mùa khô, toàn bộ người dân tại khu vực trung tâm Abyei gần như phụ thuộc vào nguồn nước từ các giếng nước do Phái bộ đào hay thậm chí từ các vũng nước tù đọng còn sót lại.
Ðược đầu tư bể chứa và đường ống, đồng bào dân tộc H’Mông ở xóm Làng Giai (xã La Hiên, huyện Võ Nhai) được sử dụng nước hợp vệ sinh. (Ảnh CTV)

Thái Nguyên tăng cường cấp nước sinh hoạt nông thôn

Xác định nước sinh hoạt vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đời sống người dân, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đầu tư xây mới, sửa chữa nhiều công trình cấp nước, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 98% số hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh để cải thiện và nâng cao đời sống.
Nhà máy nước Đông Phương (huyện Kiến Thụy) không bảo đảm chất lượng nước sạch cung ứng, gây bức xúc cho người dân sẽ phải thay thế.

Gỡ khó trong cấp nước sạch nông thôn ở Hải Phòng

Cùng với tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, điều kiện sống của người dân nông thôn, thành phố Hải Phòng đang chú trọng giải quyết những vướng mắc, hướng tới mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt - một tiêu chí quan trọng nhằm sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố Cảng.
Nguồn nước sinh hoạt được dẫn về các bản, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước về dùng như trước đây.

Đưa nước sinh hoạt về vùng cao Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với bà con vùng cao, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng là một trong những yếu tố giúp ổn định cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Từ sự đầu tư hệ thống các công trình nước sinh hoạt của nhà nước trong những năm qua, hiện tại, nguồn nước đã về với nhiều bản khó ở vùng cao, bà con ở đây không còn phải đi cõng can nước về dùng như trước nữa.
Huyện Mỹ Đức đầu tư 80 tỷ cải tạo kênh Cầu Gỗ - Sâu Gia, đoạn Phù Lưu Tế. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)

Mỹ Đức tập trung thực hiện hai tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hai tiêu chí về thủy lợi và nước sạch luôn là những vấn đề nan giải của các địa phương và cũng không phải ngoại lệ với huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Xác định hai khó khăn này phải giải quyết một cách căn bản, lâu dài trong xây dựng nông thôn mới, suốt từ năm 2010 đến nay, huyện đã tập trung vào hai tiêu chí này và đạt được nhiều kết quả khả quan...
Người dân xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên góp công làm đường giao thông nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Giang có nhiều khởi sắc

Từ đổi mới cách làm cùng sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay tỉnh Hà Giang đã có một đơn vị cấp huyện và 48 xã về đích nông thôn mới. Chương trình nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo và đời sống của người dân vùng cao.
Làm đường giao thông về các thôn vùng cao xã Đông Thành, huyện Bắc Quang.

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Hà Giang

Từ đổi mới cách làm cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay tỉnh vùng cao Hà Giang đã có một đơn vị cấp huyện và 48 xã về đích nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo và đời sống của người dân vùng cao.