Biếm hoạ của: SCHOT

Một cây làm chẳng nên non…

Đại diện 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (BĐKH) lần thứ 24 (COP24) tại TP Katowice (Ba Lan) tháng 12-2018 đã tiến được một bước dài trong nỗ lực ứng phó BĐKH.

Ảnh: AP

Phong cách quản trị quốc gia

Không đến mức đẩy dư luận vào “ma trận chính sách” như trong những tháng đầu lãnh đạo nước Mỹ, song các bước đi của Tổng thống Donald Trump (trong ảnh) trong năm 2018 tiếp tục “gây bão”. Phải chăng, khi hành động theo cách thức “phi truyền thống”, áp dụng kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong điều hành đất nước, vị “chính khách - doanh nhân” đứng đầu nước Mỹ muốn tạo nét khác biệt trong phong cách lãnh đạo quốc gia.

Cổng làng cổ ở Yên Cốc (Hà Nội).

Bâng khuâng mắt làng

Về quê. Bao giờ tôi cũng dừng chân ở cổng làng. Ngắm con đường lên huyện. Tôi nhớ lời bố nói, xưa còn có cánh cổng làng, dân dắt trâu ra đồng chỉ đi cửa nhỏ hai bên. Cổng giữa chỉ mở khi có lễ hội hay đón quan khách. Làng nào cũng có hai cổng. Đầu làng và cuối làng. Cổng cuối làng cho người đi, mỗi khi có đám ma, hay chạy giặc càn. Khi ấy kẻng khua lên. Cổng đầu làng đóng chặt…

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (Thái Bình).

Trên đất mới Tân Bồi

Đó là ngôi làng của những gia đình không cùng dòng tộc. Họ từng là những phận đời không thể nghèo khó hơn trôi về đây vào những thời khắc khác nhau. Mới đấy mà cũng đã gần 60 năm rồi. Nương dâu bãi bể… Ngày trở lại, đi trên những con đường bê-tông, trong ánh điện sáng đêm của xóm mạc được chia ô như phường như phố, bỗng muốn gọi tên những người đầu tiên về đây lập ấp…

Sâm Ngọc Linh “ngủ đông”.

Giữ gìn “quốc bảo”

Sâm Ngọc Linh là bảo vật thiên nhiên ban tặng cho Quảng Nam và Kon Tum. Nhưng giá trị ấy trở nên mong manh do “cơn bão” hàng giả tràn về khi có những loại “đội lốt” sâm Ngọc Linh bị “thổi” giá lên hàng trăm triệu đồng/kg… Tháng 9-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt trọng tâm đưa “quốc bảo sâm Ngọc Linh thành quốc kế dân sinh”. Đây là tín hiệu vui, cũng là thách thức trong việc bảo tồn nguồn gen quý.

Già làng Lê Văn Nghĩa bên sản phẩm tâm huyết. Ảnh: TRẦN LÊ LÂM

Già làng thời @

Khi hương rừng dậy lá cũng là thời khắc như hàng trăm năm qua, đồng bào Cà Tu trên dãy Trường Sơn lại sắm cho gia đình một mâm cơm tươm tất mừng năm mới. Với đồng bào Cà Tu xã miền núi huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, đón Tết về còn kèm thêm một ché rượu cần Phú Túc.

Trong vũ điệu Tămya - Ariya. Ảnh: NGỌC NGÀ

Phiêu lãng miền Chu Ru

Trên đại ngàn Tây Nguyên, những dãy núi lượn qua mỗi tộc người được gọi tên riêng theo ngữ hệ bản địa. Núi vờn nhau nhấp nhô như sóng xuôi dần về duyên hải. Cứ hình dung, đỉnh ở miền cao mà chân núi tận đồng bằng. Dõi mắt theo sơn dã mờ dần mà liên tưởng về biến động tạo nên cơ duyên lạ lẫm. Có sự gắn bó mật thiết nào đó của đại dương xa xôi với cư dân xứ rừng? Ngày cuối năm, tôi lang thang qua miền đất của người Chu Ru để tìm thêm đôi điều, hòng soi dần những bóng mờ trên hành trình di trú của một tộc người…

Tìm trong túi khôn xưa

“Lẩy” ra một vài nét trội trên cơ sở đọc tục ngữ Việt Nam. Tại sao lại tục ngữ? Tục ngữ Việt vừa là túi khôn của người Việt, vừa là kết tủa tâm tính, sắc thái tinh thần, diện mạo nhân cách của người Việt.

Minh họa: HUY MINH

Tiếng cười như vía làng

Có lẽ chảy qua các làng mạc từ thượng nguồn đến làng tôi, sông đã đón nghe bao nhiêu tiếng hò, tiếng hát giao duyên, tiếng rì rầm kể chuyện của bao nhiêu thế hệ con người tần tảo ở hai bên bờ! Nhất là sông chắc đã nghe các câu chuyện cười, lúc dí dỏm, bông lơn, khi sâu sắc, thâm thúy… của các làng cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước!

Ứng dụng chatbot vào du lịch.

Những trợ lý ảo thông minh

“Mình cảm thấy rất vui và tự hào khi chatbot ứng dụng vào việc xây dựng thành phố Đà Nẵng trong du lịch và hành chính công”, Minh Đức đã trả lời như vậy khi tôi hỏi: “Năm qua của Hekate như thế nào?”.

Cây thanh long giúp nhiều người dân Gò Công đổi đời, đón Tết sung túc.

“Bén duyên” đất Gò Công

Xuôi về vùng cuối nguồn ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi ở vùng đất đầy nắng gió, được coi là “túi phèn” này, cây thanh long lại phát triển mạnh và tươi tốt đến vậy. Mạnh dạn chuyển đổi từ lúa sang trồng cây thanh long, nhiều gia đình đã trở nên khá giả.

Mùa hoa mận Phiêng Cành, huyện Mộc Châu (Sơn La).

Khát khao thay đổi trên đất dốc

Đất đai màu mỡ, phân bổ ở độ cao từ 600m đến trên 2.000m tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau là điều kiện lý tưởng để Sơn La xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Ba năm qua, nhờ thay đổi cách nghĩ cách làm, Sơn La đã chuyển đổi thành công hàng chục nghìn ha đất dốc trồng ngô, sắn… kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Khu tái định cư mới của người Đan Lai bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn.

“Cây rừng lắm hoa” ở Pá Hạ

Những thửa ruộng bậc thang, những luống rau mướt xanh, đàn trâu, bò, dê đang gặm cỏ dưới chân núi, đàn gà con lích chích theo tìm mồi... Tất cả như nói lên rằng người Đan Lai ở Pá Hạ đã thật sự đoạn tuyệt với “nơi sơn cùng thủy tận”.

TP Hạ Long đang chuyển mình trở thành đô thị hiện đại. Ảnh: MINH THU

Đánh thức phố biển

Nếu là một người con xa xứ hay là một du khách đã lâu mới có dịp trở lại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), chắc hẳn nhiều người sẽ ngỡ ngàng trước sự chuyển mình không ngờ nơi đây. Dễ nhận thấy nhất là diện mạo thành phố biển ngày càng đẹp, thanh lịch và hiện đại hơn.

Các em học sinh ở Khun Há, Lai Châu. Nguồn: AIDE ET ACTION

Làn gió mới ở Tam Đường

Một tiết học, cô giáo giảng trên lớp cùng phụ huynh trợ giảng, học sinh sôi nổi tham gia. Nội dung và cách thức xây dựng bài học luôn lấy trẻ làm trung tâm thay vì giảng giải một chiều là mô hình học tập hiện đại mà nhiều trường học dưới xuôi còn khó thực hiện, thế nhưng đã được áp dụng tại một số điểm trường ở các xã vùng cao Lai Châu, mang đến cho những đứa trẻ cơ hội học tập tốt hơn.

Cẩn trọng.

Mùa xuân khởi nghiệp

Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, hoài bão, tìm tòi và sáng tạo. Với sức lực căng tràn, tuổi thanh xuân là giai đoạn trí tuệ phát triển rực rỡ nhất, có tinh thần hăng say và nhiệt huyết nhất. Những ưu thế đó nếu biết nắm bắt, mỗi người trẻ có thể chuẩn bị cho mình hành trang để bước vào đời một cách vững vàng; sẵn sàng dấn thân, dâng hiến vì cộng đồng, vì sự giàu mạnh phồn vinh cho đất nước, trong đó có cuộc sống và hạnh phúc của chính mình.

Khuôn viên rộng rãi của Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Nặng nghĩa đồng bào nơi viễn xứ…”

Từ món quà tặng trị giá 30 tỷ đồng được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam trao tận tay bà con Việt kiều nhân chuyến thăm chính thức Thái-lan tháng 6-2013 và đóng góp của bà con, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, được xây dựng ở trung tâm tỉnh Nakhon Phanom, vùng đông bắc Thái-lan, đã trở thành điểm du lịch văn hóa-lịch sử nổi tiếng của nước bạn. Công trình biểu tượng của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Thái-lan vinh dự là khu di tích lớn nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài.

Sản phẩm sản xuất ra không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chung tay xây đắp tình anh em

Là láng giềng gần gũi, chung dòng Mê Công cuộn chảy và dãy Trường Sơn hùng vĩ, người dân hai nước Việt Nam và Lào có mối quan hệ truyền thống, thủy chung, gắn bó bao đời, luôn sát cánh bên nhau trong đấu tranh, giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tiếp nối truyền thống cha ông, ngày nay trên đất nước Triệu Voi các thế hệ kiều bào đang nỗ lực vươn lên bằng tri thức, nhiệt huyết, đóng góp hết mình vào phong trào cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước Lào, vun đắp tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Một góc vùng mỏ đá granite lớn nhất Campuchia.

“Oknha” gốc Việt của đất nước Chùa Tháp

Nói đến lĩnh vực khai thác và chế biến đá granite tại Vương quốc Campuchia, người ta thường nhắc đến cái tên Rithy Granite Cambodia. Đây là một công ty lớn do ông Leng Rithy, người Campuchia gốc Việt làm chủ. Thời gian qua, doanh nghiệp này đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Tòng (thứ 2, phải sang) trao học bổng cho trẻ em tại Trung tâm Mái ấm Tre xanh ở TP Hồ Chí Minh.

Tấm lòng của Việt kiều Pháp

Nhiều năm qua, chương trình Nhịp cầu Nhân ái của Hội người Việt Nam ở Pháp được thực hiện tại nhiều địa phương của Việt Nam với mục tiêu giúp đỡ bà con vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Mỗi dự án là một câu chuyện chan chứa tình cảm hướng về quê hương của kiều bào xa quê...

Cố đô Gyeongju còn giữ được những không gian truyền thống, là nơi ghé thăm của du khách nhiều nước.

Gyeongju, những giấc mơ đại đồng

Sau khi về nước, nhiều lúc nghĩ lại, tôi cũng không hiểu sao khi đoàn nhà văn Việt Nam đặt chân xuống sân bay Incheon sau chặng bay gần năm giờ đồng hồ, khi cả đoàn cùng thi nhau chụp hình lưu niệm để đưa lên facebook hoặc gửi về, thì hình mình nom đã rạng rỡ và tươi rói hơn hẳn mấy ngày trước, như được tắm một thứ ánh sáng và không gian khác biệt, đẹp và trong lành.

Món ăn Việt luôn chinh phục được khách nước ngoài. Ảnh: NAM ANH

Vị quê hương

Tôi nghĩ nếu có thứ gì dễ mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới nhất, thì chính là đồ ăn. Như cô Hoa hậu H’Hen Niê gây ấn tượng mạnh bởi chiếc váy bánh mì. Các nhà hàng Việt trên thế giới khá nhiều, và đa phần đều không còn vị thuần Việt. Nhưng vẫn có một thứ gọi là vị quê hương, ở những món ăn được làm vội nơi xứ người.

Ảnh: VIỆT CƯỜNG

Ngắm mây

Hàng tỷ người trên Trái đất là có hàng tỷ cách khác nhau vỗ về lòng mình. Mỗi người có lẽ cũng có đến cả trăm cách tự mình giữ cho cuộc sống thăng bằng.

Một trong những cách tốt nhất (với tôi) mà tôi đã thử, là đi ngắm mây.

Hát quan họ hội làng Ngang Nội. Ảnh: THANH BÌNH

Tiếng của mùa xuân

Chưa nhìn, chưa chạm, chỉ nghe không thôi thì tiếng của Tết nhất, năm mới, ngày xuân đã dồi dào lắm. Nào âm thanh kỳ cạch cọ rửa bàn ghế, ban thờ, cửa kính, đồ kim khí. Lời chào mời đào hoa quất lá pha chút âm quê pha chút lam lũ. Tiếng nước sôi réo nồi bánh. Tiếng lầm rầm nhẫn nại văn khấn Nôm đêm ba mươi. Tiếng chuông loang không gian trừ tịch thoáng gợi mơ hồ khắc khoải xa nhớ. Từng hồi trống ngoài đình vọng qua những ngõ vắng sạch sẽ. Câu chào nhau vóng từ ngoài cổng vóng vào trong sáng ngày đầu tiên Tết cổ truyền lạnh se nắng trong vắt. Những lời mở hàng hỏi han năm cũ việc mới. Rồi mấy chiếc chén sủi tăm chạm lách cách. Tiếng cười ngả ngả, men men...

Phong tục Tết cổ truyền. Ảnh: NG.ANH

Tết gần, Tết xa, Tết trong nhà

Thấm thoắt, tôi đã đón cả chục cái Tết ở khu phố nhà binh Lý Nam Đế. Khi tôi chuyển về sống ở đây, những nhà văn khoác áo lính tóc đã bạc trắng. Sáng sáng, họ chụm quanh ấm trà, trước mặt là tờ báo gấp ngay ngắn. Ngày thường thế và Tết cũng chẳng khác là bao.

back to top