Thành viên tổ khuyến nông cộng đồng các tỉnh trao đổi kinh nghiệm hoạt động với thành viên tổ khuyến nông cộng đồng tại tỉnh Sơn La. (Ảnh: LÊ LAN)

Cầu nối nông dân với doanh nghiệp và thị trường

Không được cấp kinh phí, không có trụ sở và cũng không có tư cách pháp nhân, vậy nhưng mô hình hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong liên kết, đồng hành với nông dân, sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của mô hình nêu trên góp phần quan trọng giúp nông dân sắp xếp lại sản xuất theo định hướng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập.
Các tổ khuyến nông cộng đồng tham quan mô hình trồng rừng gỗ lớn tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: VIỆT TOÀN)

Đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng có vai trò nòng cốt, là cầu nối giữa người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ người nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương.
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn đồng bào H’Mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên cải tạo cây chè shan tuyết.

Ngành khuyến nông Sơn La góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Thời gian qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Sơn La luôn tiên phong trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, qua đó đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Giải bài toán đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Giải bài toán đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu và kết quả tính toán theo các cách khác nhau đều cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn, đạt mục tiêu trên 50%. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực nhưng đời sống của những người làm khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu khoa học.
Mô hình canh tác lúa thông minh tại thành phố Cần Thơ. (Ảnh: ĐỖ TUẤN)

Hợp tác công tư thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Hợp tác công tư phục vụ triển khai đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, nhằm góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam là hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực trở nên minh bạch, có trách nhiệm và bền vững; đồng thời giảm phát thải và thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng lúa gạo thông qua chuỗi giá trị.
Mô hình sản xuất lúa tại tỉnh Trà Vinh. (Ảnh ĐỖ TUẤN)

Khuyến nông cộng đồng thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

Để góp phần thực hiện đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/11/2023, khuyến nông cộng đồng được xác định là một trong những lực lượng quan trọng đồng hành với người dân trong quá trình thực hiện.
Tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.

Hiệu quả việc hỗ trợ người dân vùng đệm tham gia quản lý bảo vệ rừng

Thời gian qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, tập trung triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước về Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm hỗ trợ cộng đồng dân cư khu vực giáp ranh vùng đệm phát triển kinh tế, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực.
Mô hình nuôi cua gạch trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng hành, hỗ trợ nông dân

Với phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”, thời gian qua, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hàng trăm dự án với hàng trăm nghìn hộ dân tham gia giúp cải thiện sinh kế cho nhân dân. Đặc biệt, hệ thống khuyến nông căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, vùng miền, nhu cầu của nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, tiến bộ kỹ thuật thích hợp để hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân.
Mô hình “Sản xuất lúa chất lượng J02 theo chuỗi giá trị hàng hóa tại Thanh Hóa” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai tại xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. (Ảnh TRỌNG MINH)

Hệ thống khuyến nông đồng hành, hỗ trợ nông dân

Với phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”, trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông cả nước giữ vai trò chủ lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến với bà con nông dân. Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông còn đóng góp quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào vùng khó khăn.
Các đại biểu tham quan mô hình phát triển nông nghiệp thông minh gắn với du lịch trải nghiệm tại Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng.

Diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp”

Ngày 6/10, tại tỉnh Bắc Giang, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp” với chủ đề “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị và liên kết chuỗi để phát triển kinh tế VAC hiệu quả, bền vững”.
Đại biểu thảo luận tại hội thảo khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả và chuỗi giá trị cây trồng an toàn vùng miền núi phía bắc.

Hội thảo khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả

Ngày 27/9, tại Sơn La, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả và chuỗi giá trị cây trồng an toàn vùng miền núi phía bắc.
Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách cho thanh niên năm 2023 tại huyện Vĩnh Linh.

Giúp thanh niên khởi nghiệp

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập. Thời gian qua, sự phối hợp giữa Tỉnh đoàn Quảng Trị và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị trong vấn đề hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ vốn tín dụng chính sách luôn được đặc biệt quan tâm và hoạt động hiệu quả.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh thăm mô hình nuôi cua gạch tại xã Phú Gia, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế).

Tạo sinh kế cho người dân từ các dự án khuyến nông

Thời gian qua, các dự án khuyến nông Trung ương triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Các mô hình góp phần giúp nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo… đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nhân dân. Cùng với đó, các mô hình đã giúp tạo sinh kế cho người dân, nhất là địa bàn vùng khó khăn.
Quang cảnh tọa đàm.

Khuyến nông cộng đồng để sản xuất cà-phê không gây mất rừng

Ngày 24/8, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng tổ chức Tọa đàm “Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà-phê không gây mất rừng”. Khoảng 200 đại biểu là đại diện một số cơ quan, tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cà-phê các tỉnh Tây Nguyên tham dự.
Cách chương trình hợp tác của Trung tâm khuyến nông và các đơn vị khác của Bộ góp phần tăng hiệu quả công tác khuyến nông. ( Ảnh minh họa).

Tăng cường hiệu quả trong hoạt động khuyến nông

Nhằm gắn kết chương trình khuyến nông với phát triển các vùng nguyên liệu theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức hợp tác của nông dân, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký kết chương trình hợp tác với nhiều đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tăng cường hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.