Phong trào đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của hội viên nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng sản xuất tập trung, cánh đồng liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.
Nhờ đó, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân của nông dân đạt hơn 5,1 triệu đồng người/tháng, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,11%.
Hội nông dân xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên hiện quản lý hơn 1.000 hội viên, sinh hoạt ở 5 chi hội. Để tạo điều kiện, giúp các gia đình hội viên nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo, hằng năm, hội Nông dân xã đề ra chỉ tiêu tặng từ 1-2 con bò sinh sản cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Trong 7 năm, Hội Nông dân xã Mộc Bắc đã trao tặng được 18 con bò vàng sinh sản (dự kiến tháng 9/2024 trao 2 con) trị giá gần 300 triệu đồng, giúp 18 gia đình hội viên khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Từ cách làm sáng tạo, hiệu quả của hội nông dân đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 1,43% và không có hội viên nông dân nghèo.
Trong 7 năm, Hội Nông dân xã Mộc Bắc đã trao tặng được 18 con bò vàng sinh sản (dự kiến tháng 9/2024 trao 2 con) trị giá gần 300 triệu đồng, giúp 18 gia đình hội viên khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Từ cách làm sáng tạo, hiệu quả của hội nông dân đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 1,43% và không có hội viên nông dân nghèo.
Hội luôn khuyến khích cán bộ, hội viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp các hộ nghèo thoát nghèo bằng nhiều hình thức, như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vay vốn, cung cấp cây con giống, tạo việc làm tại chỗ; tổ chức tặng quà hộ nghèo và các hội viên khó khăn đột xuất trên địa bàn.
Từ năm 2018 đến nay, các chi hội nông dân trong xã đã trích quỹ hơn 600 triệu đồng cho 50 hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Đồng thời, tạo điều kiện cho 30 hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm giàu và giảm nghèo, giữ vững xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Để giúp các hội viên của mình có được nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, Hội Nông dân tỉnh Hà Nam luôn xác định tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng; đồng thời đây cũng là chức năng quan trọng của tổ chức Hội trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, thúc đẩy các phong trào thi đua do Hội phát động, mà trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động nhận ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Là một trong hàng nghìn hộ hội viên nông dân nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Hội Nông dân để được vay vốn từ nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế gia đình, ông Trần Văn Lực, thôn Thanh Nga, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân cho biết: Năm 2012 gia đình ông thuộc diện hộ nghèo tại vùng chiêm trũng, kinh tế gia đình chủ yếu từ đồng ruộng, thu nhập bấp bênh, thậm chí không có thu nhập. Nhận được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã cũng như của thôn, xóm, gia đình ông Lực được bình xét cho vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách huyện để xây chuồng trại, chăn nuôi lợn. Nhờ được vay vốn ưu đãi để đầu tư cho chăn nuôi có việc làm, có thêm thu nhập từ việc chăn nuôi. Đến tháng 10 năm 2015 gia đình ông Lực vươn lên thoát nghèo, vợ chồng ông đã xây được nhà một tầng.
Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội kiểm tra mô hình nuôi gà đẻ của anh Bùi Xuân Chiến thôn Trung Hạ Đại Vượng, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm. |
Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Văn Toản, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, việc thực hiện chương trình nhận ủy thác cho hội viên nông dân vay vốn luôn gắn với nội dung thi đua của Hội; coi đây là tiêu chí trọng tâm trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của hệ thống Hội. Hội Nông dân các cấp cử lãnh đạo Hội tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, cấp huyện và Ban chỉ đạo cấp xã.
Công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được các cấp Hội quan tâm. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các chuyên trang, chuyên mục trên website Hội Nông dân tỉnh, bản tin Nông dân Hà Nam; qua sinh hoạt chi tổ hội, câu lạc bộ... các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; nhất là các chính sách mới ban hành để giúp nông dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo được biết để thực hiện. Tập trung tuyên truyền sâu rộng về các mô hình hộ gia đình hội viên nông dân sử dụng vốn có hiệu quả.
Qua 10 năm thực hiện ủy thác đối với Ngân hàng chính sách xã hội, Hội Nông dân đã giúp cho hơn 57 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; góp phần đưa hàng chục nghìn hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách.
Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo Hội Nông dân các cấp trong tỉnh nhằm quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả; lồng ghép với các chương trình, dự án của Hội; tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu,…
Qua 10 năm thực hiện ủy thác đối với Ngân hàng chính sách xã hội, Hội Nông dân đã giúp cho hơn 57 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; góp phần đưa hàng chục nghìn hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách.
Đến ngày 30/6/2024, dư nợ thông qua Hội Nông dân quản lý đạt 986 tỷ đồng, cho 400 tổ Tiết kiệm và vay vốn với 14.627 thành viên vay vốn; nợ quá hạn ở mức 0,13%.
Thông qua việc thực hiện ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững,…
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện và động lực khích lệ hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin, tình đoàn kết, tích cực hỗ trợ nhau trong cuộc sống vươn lên làm giàu, hội viên thêm gắn bó với tổ chức Hội.