Kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam

NDO - Ngày 26/10, tại tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam (1993-2023).
0:00 / 0:00
0:00
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Tuỳ từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nội dung hoạt động khuyến nông những năm qua luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển của bộ, ngành, nhu cầu thực tiễn sản xuất và sự phát triển của khoa học công nghệ.

Với phương châm “Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông” để người nông dân thực sự trở thành chủ thể, trung tâm của sự phát triển, hệ thống khuyến nông sẽ tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tạo dựng nền “Nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững - Nông thôn hiện đại, phồn vinh - Nông dân văn minh, làm chủ khoa học kỹ thuật.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh

Hệ thống khuyến nông căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, vùng miền, nhu cầu của nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật thích hợp để hướng dẫn, chuyển giao cho nông dân áp dụng nhằm phát huy lợi thế so sánh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết: "Con đường phát triển của khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam từ bảo đảm an ninh lương thực đến khẳng định vị thế của một cường quốc xuất khẩu nông sản. Trên hành trình đó, khuyến nông giữ vai trò chủ lực trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tạo nên những dấu ấn sâu đậm, đóng góp quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp giá trị cao, mang lại ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc.

Trước bối cảnh và yêu cầu mới với những cơ hội và thách thức đan xen, toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đây là thời cơ để hệ thống khuyến nông tiếp tục đổi mới và phát triển".

Kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam ảnh 1

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh tham quan mô hình nuôi cua gạch tại xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

"Với phương châm “Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông” để người nông dân thực sự trở thành chủ thể, trung tâm của sự phát triển, hệ thống khuyến nông sẽ tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tạo dựng nền “Nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững - Nông thôn hiện đại, phồn vinh - Nông dân văn minh, làm chủ khoa học kỹ thuật”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết thêm.

Từ năm 2010 đến nay, ở Trung ương, hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn được thực hiện theo hình thức dự án khuyến nông với 483 dự án. Trong đó, khuyến nông trồng trọt với 254 dự án, quy mô hơn 2.000ha, số hộ tham gia là 155 nghìn; khuyến nông chăn nuôi có 79 dự án với hơn 350 con, số hộ tham gia 5.924; khuyến lâm với 52 dự án, quy mô 2.263ha và 12.400 hộ tham gia...

Trong 30 năm qua, hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn là hoạt động chính của hệ thống khuyến nông nhằm trình diễn, phổ biến, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả tốt.

Từ năm 2010 đến nay, ở Trung ương, hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn được thực hiện theo hình thức dự án khuyến nông với 483 dự án. Trong đó, khuyến nông trồng trọt với 254 dự án, quy mô hơn 2.000 ha, số hộ tham gia là 155 nghìn; khuyến nông chăn nuôi có 79 dự án với hơn 350 con, số hộ tham gia 5.924; khuyến lâm với 52 dự án, quy mô 2.263 ha và 12.400 hộ tham gia...

Với mục đích hướng dẫn nông dân sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, né tránh bất lợi thiên tai, khuyến nông chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam ảnh 2

Tham quan gian hàng tại lễ kỷ niệm.

Trong đó, mô hình lúa-cá được mở rộng và đạt gần 200 nghìn ha, bình quân lợi nhuận 60 đến 80 triệu đồng/ha. Diện tích canh tác mô hình tôm-lúa hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Cả nước hằng năm có hơn 100 nghìn ha chuyển đổi từ sản xuất lúa sang cây ăn quả, ngô, lạc, rau đậu các loại. Hiệu quả kinh tế của các mô hình cho thu nhập cao gấp 1,5 đến 2,5 lần so với mô hình trồng lúa truyền thống.

Đến nay, hệ thống khuyến nông cả nước đã triển khai hơn 30 dự án về cơ giới hóa. Các mô hình tiêu biểu như: Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa cánh đồng lớn; ứng dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch; lò sấy lúa công suất từ 30 đến 50 tấn/mẻ; ứng dụng mạ khay máy cấy; mô hình tưới nước tiết kiệm; mô hình phun sạ lúa...

Phong trào ứng dụng cơ giới hóa đã góp phần tăng năng suất lao động từ 5 đến 20 lần, khắc phục tình trạng thiếu lao động; giảm 20 đến 30% chi phí sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Hiệu quả sản xuất của các mô hình tăng từ 15 đến 40% so với sản xuất đại trà.

Năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025.

Góp phần thực hiện đề án đó, hệ thống khuyến nông đang triển khai 14 dự án phục vụ phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn gồm: Vùng cây ăn quả miền núi phía bắc và Đồng Tháp Mười; vùng lúa gạo Tứ Giác Long Xuyên; vùng cà-phê Tây Nguyên và vùng rừng gỗ lớn duyên hải miền Trung.

Việc triển khai các mô hình khuyến nông chăn nuôi gia cầm áp dụng các giải pháp đồng bộ từ con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đã và đang góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhân dân. Hiệu quả kinh tế mô hình tăng 11 đến 17,5%, lợi nhuận tăng từ 3 đến 7 triệu đồng/1.000 gà thịt so với chăn nuôi truyền thống.

Từ chỗ người nuôi chủ yếu áp dụng các phương thức nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống với thức ăn tự nhiên nhưng từ sự hỗ trợ của các dự án khuyến ngư, bà con đã mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất; áp dụng các kỹ thuật nuôi thâm canh, phòng trừ dịch bệnh nên năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng nhanh.

Năng suất nuôi bình quân hiện nay đạt 10 đến 15 tấn/ha (gấp 2 đến 3 lần so với nuôi quảng canh, truyền thống). Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ đạt năng suất nuôi cá tra, cá ba sa 300 đến 500 tấn/ha/năm.

Trong 30 năm qua đã tổ chức 85 hội thi với hơn 6.000 thí sinh của gần 500 lượt tỉnh, thành phố tham dự, nhằm bình tuyển và tôn vinh những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ khuyến nông năng động sáng tạo; các sản phẩm cây trồng, vật nuôi tiến bộ để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

Ngày 25/3/2022, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1094/QĐ-BNN-KN phê duyệt Đề án: Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Đề án triển khai thành lập 26 tổ khuyến nông cộng đồng, thí điểm tại 13 địa phương, với tổng số 168 thành viên và 562 tổ khuyến nông cộng đồng mở rộng với tổng số 4.276 thành viên. Ngoài 13 địa phương tham gia đề án thí điểm, trên cả nước đã có thêm 30 địa phương thành lập khoảng 3.500 tổ khuyến nông cộng đồng.

Trong 30 năm qua đã tổ chức 85 hội thi với hơn 6.000 thí sinh của gần 500 lượt tỉnh, thành phố tham dự, nhằm bình tuyển và tôn vinh những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ khuyến nông năng động sáng tạo; các sản phẩm cây trồng, vật nuôi tiến bộ để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

Đồng thời tổ chức thành công 105 hội chợ với hơn 25.000 gian hàng nông nghiệp của 12.000 lượt đơn vị, tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu những sản phẩm, thành tựu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thu hút hàng triệu lượt người tham quan, mua sắm và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Tổ chức hơn 350 diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với các chủ đề gắn với nhu cầu thực tế sản xuất ở mọi lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Hoạt động này đã thu hút hơn 100.000 người tham dự, trung bình khoảng 240 đại biểu/diễn đàn, trong đó hơn 70% là nông dân sản xuất.

Hệ thống khuyến nông đã làm tốt việc chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp hữu ích vào sản xuất, canh tác giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam

Hệ thống khuyến nông đã tích cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Kỹ năng sư phạm dạy nghề” cho lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp; có khoảng 5.000 cán bộ khuyến nông các cấp được đào tạo và có đủ điều kiện để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết: "Hệ thống khuyến nông đã làm tốt việc chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các giải pháp hữu ích vào sản xuất, canh tác giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập.

Đội ngũ khuyến nông luôn bám sát địa bàn, gắn bó với bà con nông dân, chia sẻ những khó khăn, hướng dẫn phát triển sản xuất và làm giàu... Đây là là những thành tựu nổi bật của hệ thống khuyến nông trong 30 năm qua".

Định hướng phát triển khuyến nông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu chung là: Xây dựng hệ thống khuyến nông xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở, hướng đến nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, chất lượng cuộc sống và thu nhập của nông dân; đa dạng hóa nội dung và phương thức hoạt động theo hướng xã hội hóa và phát triển khuyến nông điện tử.

Bên cạnh đó, thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần tạo động lực chuyển đổi và phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Định hướng phát triển là: Khuyến nông đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo chiến lược phát triển của ngành; xây dựng, phát triển hệ thống khuyến nông; hình thành, phát triển khuyến nông số; phát triển khuyến nông vùng đặc thù và đối tượng đặc thù; phát triển khuyến nông đô thị; phối hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu, khuyến nông và đào tạo; hoàn thiện thể chế, chính sách về khuyến nông.

Kỷ niệm 30 năm Khuyến nông Việt Nam ảnh 3

Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Nhân dịp này, Trung tâm Khuyến nông quốc gia được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; bà Hạ Thúy Hạnh, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; 32 tập thể và 31 cá nhân được Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen.