Chiều 19/11, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Bạc Liêu có thế mạnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, làm muối... Sau gần 7 năm thực hiện chương trình mỗi xã ít nhất có 1 sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP, nhằm đa dạng và đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Sáng 16/11, trên đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công Thương tổ chức lễ khai mạc “Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long-Vĩnh Long năm 2024”.
Tới nay, Đồng bằng sông Cửu Long có gần 3.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Khu vực này hiện giữ vị trí thứ 2 trong danh sách các vùng có sản phẩm OCOP đã được công nhận trên cả nước.
Việt Nam không thiếu những vùng chè cổ thụ với những cây chè quý hàng trăm năm tuổi. Nhưng chè Shanam trên đỉnh Tà Xùa – sản phẩm OCOP 4 sao của Sơn La vẫn có những nét riêng trong câu chuyện của búp chè kết tụ tinh hoa.
Tối 9/11, tại Khu đô thị 5A, Phường 4, thành phố Sóc Trăng, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Nông dân Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) tranh thủ trời nắng ráo có mặt tại những cánh đồng kiệu để làm cỏ, xới đất. Những giống kiệu được trồng hơn một tháng qua đã lớn gần gang tay, báo hiệu mùa vụ kiệu Tết lại đến.
Ngày 30/10, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”.
Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công thương) đã khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất-tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP".
Chiều 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm Bưởi Soi Hà, huyện Yên Sơn sang thị trường Vương Quốc Anh.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho các chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện, và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Triển lãm sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.
Từ nay đến 27/10, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội) tổ chức Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.
Một năm thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ đã trôi qua, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng duyên hải Trung Bộ.
Thử nghiệm mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung và nuôi sinh sản được một số hộ dân ở thôn 4, xã Ia Dom, huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum triển khai từ năm 2016, đến nay, đàn hươu đã sinh trưởng, phát triển ổn định, mở ra hướng đi mới trong việc đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để tăng thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Ngày 18/10, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng Đặng Thành Sơn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Siêu thị Co.opMart thực hiện Chương trình Tuần lễ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh tại siêu thị Co.opMart Sóc Trăng.
Bằng hướng đi đúng, cách làm bài bản, không chạy theo số lượng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả.
Sau hơn 5 năm triển khai đồng bộ ở các địa phương, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) khu vực Tây Nam Bộ đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
Tin tưởng, mạnh dạn giao thanh niên đảm nhận những công trình, phần việc phù hợp để thanh niên có môi trường rèn luyện, cống hiến và nhanh chóng trưởng thành.
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 diễn ra từ 29/9-3/10/2024, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với 320 gian hàng trưng bày của các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Tỉnh Kiên Giang có điều kiện tự nhiên, thuận lợi là tiềm năng phát triển nông nghiệp. Quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang nỗ lực tận dụng các thế mạnh của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thay đổi diện mạo các vùng nông thôn.
Việc đẩy mạnh công tác truyền thông về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp người dân hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn. Qua đó, thúc đẩy chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, đi vào chiều sâu, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bền vững, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 70% hàng nông sản của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cung cấp ra thị trường ở dạng thô. Điều này không chỉ cho thấy năng lực chế biến của HTX còn hạn chế mà còn là rào cản trong việc nâng cao giá trị nông sản và tiếp cận thị trường quốc tế.
Qua chế biến, gạo và nhiều mặt hàng nông, thủy sản khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước theo hướng giảm sản phẩm thô, gia tăng sản phẩm tinh, tạo thêm giá trị gia tăng. Thực tế cũng cho thấy, công nghiệp chế biến nông, thủy sản ở Tây Nam Bộ vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức cần sớm vượt qua...