Chiều 14/4, tại Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã diễn ra công tác tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật xuất sắc phục vụ Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày 5/3, cô trò Câu lạc bộ Mỹ thuật Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu (thành phố Lai Châu, Lai Châu) tổ chức vẽ tranh theo nhóm với chủ đề "Lòng biết ơn".
Với “Từ nhà ra công viên”, Dương Thùy Dương đã sắp đặt một cuộc triển lãm đặc biệt, để công chúng thong thả thưởng thức chặng hành trình 15 năm mà cô miệt mài gắn bó với hội họa. Từ những phác thảo bằng chì, màu nước, đến các sáng tác sơn dầu, sự độc đáo trong lối vẽ của Dương đã không ngừng thôi thúc người xem giải mã tác phẩm.
Triển lãm tranh “Anh em Vol.3” vừa ra mắt và đang được trưng bày tại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Đây không chỉ là dịp để các họa sĩ tương tác, chia sẻ góc nhìn nghệ thuật mà còn là hành trình sáng tạo, đi tìm mình trong hội họa và vượt qua chính mình thông qua mỗi lần công bố.
Theo họa sĩ Đỗ Chung, tìm hiểu, khám phá, lao động nghệ thuật là quy trình biện chứng, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Từ rung động thẩm mỹ “Làng quê tôi” réo rắt tiếng sáo mục đồng, chú trâu đang vươn cánh mũi, đôi mắt lên trời cao có những cánh diều no gió, gọi mảnh trăng non; “một quá khứ đau thương và oanh liệt”, những chủ thể trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã khơi nguồn cảm hứng, phác thảo nên tương lai của người họa sĩ.
Không được đào tạo bài bản về hội họa, thậm chí những gì anh học được ở Trường đại học Xây dựng cũng không liên quan vẽ hay thiết kế, nhưng bằng niềm đam mê và một tình yêu lớn dần theo năm tháng gắn bó với Hà Nội, Nguyễn Văn Luận quyết tâm ghi lại cuộc sống đời thường của thành phố qua hình ảnh những con phố, nhà cổ, những người bán hàng rong, bằng nét bút bi độc đáo.
Đà Lạt mờ đêm. Chuyến tàu chầm chậm rời sân ga không người tiễn, sương mù phủ tràn sau những cơn mưa đuổi dài nóc phố. Trên "hành trình đêm Đà Lạt", không gian dường như lắng đọng và huyền diệu hơn trong tiếng vĩ cầm của nghệ sĩ trên toa xe lửa cổ. Nghệ sĩ chơi nhạc, du khách nhâm nhi cà-phê, rượu vang trong tiết trời se lạnh và ngắm phố núi về đêm trên hành trình 14 km khứ hồi, ấy là trải nghiệm thú vị ở Đà Lạt - miền đất thăng hoa, thành phố sáng tạo nghệ thuật.
Những ngày này, đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), người yêu hội họa sẽ được đắm chìm trong không gian đa sắc của triển lãm “Ngày rộng” lần thứ 4, để được hướng tâm hồn mình ra thế giới chung quanh bằng xúc cảm trong trẻo, trìu mến.
Một xóm chài ven biển thức dậy chào ngày mới, một căn nhà trên cây đẹp như cổ tích, một khu vui chơi với máy móc hiện đại, hay cả hành tinh Trái đất - “mái nhà” vĩ đại của nhân loại..., rất nhiều ý tưởng độc đáo, đáng yêu đã được gần 30.000 tác giả “nhí” thể hiện trên những bức tranh gửi về Cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc “Ngôi nhà mơ ước” năm 2024.
Tiếp nối thành công từ mùa 1, năm nay, Tạp chí Trẻ em Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tiếp tục tổ chức Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” mùa 2 với chủ đề “Ngôi nhà xanh”. Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 6/3, các tác phẩm đoạt giải sẽ được bán đấu giá để ủng hộ các hoạt động vì trẻ em, cộng đồng.
Hàng trăm bức họa rồng từ một cuộc thi trực tuyến của cộng đồng nghệ sĩ trẻ được trưng bày tại không gian của hai di tích quốc gia đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội là Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long, cho thấy sức sáng tạo mới mẻ và tình yêu dành cho văn hóa truyền thống dân tộc.
Câu chuyện hội họa với ông dẫn người nghe vào một thế giới hoàn toàn khác những huyên náo, bộn bề thường nhật nơi khu chợ vỉa hè ngay bên ngoài ô cửa sổ cũ kỹ, thấp nhỏ. Thế giới ấy chỉ có cái đẹp từ sự hân hoan trong tình yêu con người và tình yêu lao động.
Lấy cảm hứng từ những vần thơ đầy tinh tế và cảm xúc của Hàn Mặc Tử, họa sĩ Nguyễn Hóa cho ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên - “Lối gió đường mây” như một cột mốc quan trọng, vượt ra ngoài giới hạn hoạt động nghệ thuật quen thuộc, đánh dấu sự lộ diện của anh với công chúng.
Con phố Matignon, nằm ngay giữa trung tâm quận 8 của thủ đô Paris (CH Pháp), nổi tiếng với vô số không gian trưng bày của những nghệ sĩ tên tuổi trong nhiều lĩnh vực như: hội họa, kiến trúc, thiết kế, điêu khắc,… Một trong số đó là căn phòng triển lãm đầy tự hào của nghệ sĩ, nhà thiết kế người Việt, Tia-Thủy Nguyễn.
Khi nói về nghệ thuật ở Hà thành, chúng ta thường nghĩ ngay đến sự tinh hoa của các ngành nghệ thuật. Đã đành nghệ thuật là tinh hoa, nhưng dường như nghệ thuật cũng không chỉ đơn thuần là ở phía người sáng tạo và tác phẩm, mà ta cần quan tâm đến cả khía cạnh thưởng thức nữa. Và nhìn ở phương diện này, thì Hà Nội chính là nơi dung dưỡng cho đời sống nghệ thuật đích thực.
Thông qua cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”, ban tổ chức hy vọng hội họa sẽ là cầu nối, giúp các em bày tỏ suy nghĩ, khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội, nâng cao nhận thức về tiêm chủng, bảo vệ quyền trẻ em được tiêm vaccine đầy đủ.
Triển lãm hội họa và điêu khắc với tên gọi "Màu nắng" của 6 nghệ sĩ: Đinh Khắc Công, Vũ Thanh Yên, Hoàng Ngọc Hà, Lê Ngọc Huyền, Lưu Thanh Lan, Nguyễn Nghĩa Cương sẽ khai mạc chiều 14/10, đón công chúng tham quan tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Với nét vẽ hồn nhiên, trong trẻo, các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm “Sắc màu” thể hiện suy nghĩ và ước mơ của các em thiếu nhi về cuộc sống tươi đẹp.
“Người ta vẫn cho rằng cuộc đời là một giấc mộng, vậy nên thân thể chúng ta vừa là sinh thể vật lý, vừa là cái gì đó ảo mộng. Nó như con thuyền đưa chở linh hồn chúng ta đi qua cuộc đời này, đi qua một thế gian tuyệt đẹp tràn đầy hạnh phúc và đồng thời cũng là nơi bi thảm, một bể khổ của muôn vạn sinh linh”.
Sau 71 năm, kể từ triển lãm lần đầu với 30 tác phẩm sơn mài tại Sài Gòn vào tháng 1/1952, người dân Thành phố Hồ Chí Minh mới có dịp “tái ngộ”, thưởng thức tranh của họa sĩ Trần Phúc Duyên trong một sự kiện văn hóa mang đậm màu sắc di sản.
Diễn ra đều đặn hằng tháng, một phiên chợ nghệ thuật độc đáo tại Quảng An (Hà Nội) không chỉ là điểm đến của những người yêu mến nghệ thuật thị giác mà còn trở thành cầu nối giữa nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng.
Từ một cuộc thi trực tuyến trên mạng xã hội của cộng đồng nghệ sĩ trẻ đương đại, những tác phẩm đẹp mắt và sáng tạo nhất đã tạo nên triển lãm "Vùng nào thức nấy" đang diễn ra đến hết ngày 16/7 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (Hà Nội). 41 bức tranh đưa người xem vào hành trình du ngoạn đầy cảm xúc khi cảm nhận các món ngon trên khắp mọi miền đất nước.
Chiều 12/7, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, triển lãm “Hội họa Việt trên chất liệu truyền thống” đã khai mạc, với sự tham dự của đông đảo kiều bào sinh sống tại Paris, cũng như công chúng Pháp yêu thích hội họa và văn hóa Việt Nam.
Sáng 20/5, tại Trường phổ thông Liên cấp Alfred Nobel, hàng trăm học sinh tiểu học, trung học cơ sở đã tham gia thể hiện tài năng và niềm yêu thích hội họa tại cuộc thi vẽ tranh và triển lãm, với chủ đề “Những sắc màu cuộc sống” lần thứ hai.