Chiều 4/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh tổ chức tọa đàm Truyền thông khuyến nông cộng đồng về mô hình hoạt động Tổ Khuyến nông cộng đồng.
Tối 29/8, Sở Công thương Hà Tĩnh phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn khai mạc Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 29 đến 31/8, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Sáng 29/8, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, địa phương đã tham dự lễ khánh thành các đường dây dự án 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) tại điểm cầu Hà Tĩnh ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên).
Trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến là địa phương có môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn, biểu hiện rõ nhất đó là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương này luôn được đánh giá cao. Tuy vậy, theo bảng xếp loại về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì Hà Tĩnh lại nằm ở nhóm "đội sổ" khi đứng thứ 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vậy đâu là lý do khiến mức độ hài lòng của các doanh nghiệp với địa phương này sụt giảm?
Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Theo số liệu thống kê từ cơ quan chuyên môn, từ đầu năm đến nay, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra sôi động hơn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm đạt kết quả ấn tượng.
Sáng 25/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà.
Ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tăng cường hiệu quả, giảm chi phí sản xuất cho người nông dân mà còn góp phần xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt. Ðây cũng được xem là “chìa khóa” để nông nghiệp phát triển bền vững.
Đã thành thông lệ, thời điểm cuối tháng Giêng đầu tháng hai âm lịch, khi những vườn bưởi Phúc Trạch nở rộ hoa trắng muốt cũng là lúc người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) tất bật “se duyên”, thụ phấn bổ sung để tăng khả năng đậu quả cho cây.
Trong những ngày giữa tháng 3, các công trình xây dựng cho Dự án Đường dây 500kV mạch 3 tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đang được các công nhân và kỹ sư đôn đốc thi công, đề cao tiêu chí "Chỉ bàn làm, không bàn lùi. Vượt nắng thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương. Thi công 3 ca, 4 kíp. Làm việc xuyên lễ, xuyên Tết".
Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng Dự án Đường dây 500kV mạch 3 nhằm đạt đúng tiến độ hoạt động vào ngày 30/6 tới đây - theo đúng tinh thần chỉ đạo cấp bách của Thủ tướng Chính phủ, giải quyết nhu cầu cung ứng điện cho miền bắc.
Chiều 17/2, tại thành phố Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình về kiểm điểm tình hình triển khai các dự án trọng điểm giao thông vận tải và truyền tải điện trên địa bàn; thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Chiều 24/11, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh lần thứ 6 và Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2023.
Thực tiễn kết quả sản xuất, tiếp cận thị trường ở Hà Tĩnh những năm qua cho thấy, nếu các sản phẩm OCOP trên địa bàn được định hướng sản xuất bài bản và làm tốt công tác tiếp thị, Chương trình mỗi xã một sản phẩm là bước đi tất yếu đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Bưởi Phúc Trạch là loại quả đặc sản của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Những trái bưởi tròn, vàng mọng sẽ "đến độ" vào khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm.
Sáng 6/10, ông Trần Hữu Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Do xảy ra tình trạng sốc nước, nên hơn 50 tấn cá chẽm nuôi trong lồng bè trên diện tích 20ha mặt nước của 56 hộ dân thôn Sông Hải đã chết hàng loạt.
Qua hơn 15 năm triển khai, chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được xem là chương trình mang đậm tính nhân văn, chia sẻ phần nào nỗi lo về chi phí học tập và giúp các em theo đuổi ước mơ đến giảng đường đại học. Tại huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), chương trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên những năm qua đã giúp cho hàng nghìn học sinh, sinh viên là con em các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được tiếp sức tới trường.
Mặc dù đã được xây dựng, đưa vào sử dụng từ lâu, tuy nhiên do chưa có đơn vị khai thác công trình đích thực nên việc khai thác, quản lý, vận hành công trình hồ chứa nước thủy lợi Ngàn Trươi (Hà Tĩnh) đang gặp không ít khó khăn.
Ngày 16/9, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với nội dung “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.
Tại hội thảo “Chuyển đổi số-Thực trạng và giải pháp” được tỉnh Hà Tĩnh tổ chức vào ngày 14/9, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trên địa bàn đã được các chuyên gia về công nghệ tư vấn giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý và tạo ra nhiều giá trị mới.
Ngày 5/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) Đặng Tuấn Anh cho biết, trên tổng số 2.768ha bưởi Phúc Trạch hiện có, mùa thu hoạch bưởi năm nay đã có gần 2.000ha diện tích trồng bưởi cho thu hoạch, với tổng sản lượng ước đạt hơn 21.000 tấn, tương đương giá trị 500 tỷ đồng.
Theo số liệu từ Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, trữ lượng nguồn nước các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tính đến ngày 24/8 đạt mức thấp hơn so mức bình quân các năm. Cá biệt, một số hồ đập có dung tích thiết kế lớn như: Ngàn Trươi, Kẻ Gỗ, Thượng Tuy… chỉ đạt từ 5,8-31% so công suất thiết kế.
Giữa mùa hè oi bức, nhiều hộ dân thôn Khe Giao, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn đang tất bật chăm sóc những đàn ong mật. Thời gian qua, những đàn ong mật đang là chiếc phao “cứu cánh” trong phát triển kinh tế của mười hộ dân nơi đây. Cũng từ nghề nuôi ong lấy mật đang mở ra triển vọng phát triển kinh tế và thay đổi tư duy sản xuất của người dân địa phương.
Sau 13 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi, đi vào chiều sâu, được cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia. Bằng lợi thế sẵn có cũng như tranh thủ các nguồn lực, các địa phương đang có nhiều giải pháp linh hoạt để sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.
Chiều 3/7, phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong muốn cấp có thẩm quyền sớm đưa ra phương án chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Sau gần 2 năm ngừng hoạt động do sự cố hư hỏng hệ thống Tuabin, đến thời điểm hiện nay, công tác khắc phục sự cố tại tổ máy số 1, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 vẫn chưa được hoàn thành.
Sáng 28/5, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng ở Hà Tĩnh, bà con nông dân đang tất bật chạy đua với nắng nóng để thu hoạch lúa vụ xuân 2023. Vượt lên những vất vả, bà con ai cũng phấn khởi vì năm nay lúa được mùa, được giá.
Tỉnh Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển hơn 137km với nhiều ngư trường lớn để khai thác thủy hải sản. Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển khác, Hà Tĩnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung cho đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), quyết tâm tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).
Theo dự báo, thời gian tới cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc bắc-nam, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, việc khắc phục tình trạng mất cân bằng cung-cầu, khan hiếm vật liệu, kiểm soát giá cả là vấn đề bức thiết cần được chính quyền địa phương thực hiện rốt ráo.
Năm 2022 tuy phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức song nhờ nhận diện đúng tình hình, chủ động thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp “mở đường” cho các công trình, dự án cho nên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh khá toàn diện và cao hơn bình quân chung của cả nước.