Cùng với rất nhiều vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập rất nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Sáng 23/3 (ngày 14/2 âm lịch), thành phố Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Văn Miếu năm 2024 tại Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh ở phường Thạch Linh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng dự buổi lễ.
Ngày 22/2, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 233 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Lễ tưởng niệm là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2024.
Sáng 15/2 (tức mồng 6 tháng Giêng), tại Khu di tích, danh thắng chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024.
Album đặc biệt “Người Hà Tĩnh có thương” vừa ra mắt đầu tháng 2 đánh dấu sự trở lại của ca sĩ - Tiến sĩ âm nhạc - Phó Trưởng khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Tân Nhàn sau một thời gian dài gặp trục trặc về giọng hát.
Suốt cuộc đời làm quan của mình, Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ luôn đau đáu nỗi niềm và khát vọng kiến tạo cuộc sống thái bình no ấm cho nhân dân. Nhìn lại quá trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang, rửa đất dựng vườn, lập làng gây nghiệp, chúng ta mới thấy rõ hơn ở ông một cốt cách lớn, một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm nhìn tiến bộ đi trước thời đại và mang tính chiến lược đáng khâm phục của một nhà kinh tế, một nhà nông nghiệp.
Sáng 24/12, huyện Hương Khê phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức Tết Chăm Cha Bới cho đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên.
Tối 9/12, tại Quảng trường Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức kỷ niệm 245 năm Ngày sinh và tưởng niệm 165 năm Ngày mất Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.
Gồm 10 chương 154 điều, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã cập nhật về di sản tư liệu, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề về chuyển đổi số di sản; quyền sở hữu trí tuệ trong khai thác di sản văn hóa cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập nhận diện, quản lý về một loại hình di sản không kém phần quan trọng là di sản công nghiệp.
Gắn kết nhà văn hóa cộng đồng-ngôi nhà trí tuệ, xây dựng cụm dân cư sinh thái, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu… là những cách làm sáng tạo mà tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai nhằm vun đắp nghĩa tình, giữ gìn và trao truyền văn hóa truyền thống, góp phần khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới.
Năm mười tám tuổi, Nguyễn Du đi thi hương và đậu tam trường. 20 tuổi, sau cuộc binh biến Tây Sơn, Nguyễn Khản, chỗ dựa cuối cùng của Nguyễn Du cũng mất, dòng họ Nguyễn Tiên Điền cũng chịu cảnh tang thương cùng với sự sụp đổ của nhà Lê-Trịnh. Nguyễn Du bắt đầu cuộc đời lưu lạc, nay đây mai đó từ bắc vào nam, sau nhiều năm sống tại quê vợ ở Thái Bình, ông lại đưa gia đình về Tiên Điền sinh sống.
Sáng 22/8 (tức ngày 7/7 âm lịch), huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức lễ hội Tết Lấp lỗ cho đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên.
Sáng 20/7, tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Tuần văn hóa “Linh thiêng Đồng Lộc”.
Sáng 24/6, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 310 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-2023), 280 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Tự (1743-2023), 240 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Hổ (1783-2023) và đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm Làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sáng 29/4 (10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử-văn hóa Đại Hùng (thị xã Hồng Lĩnh), tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2023.
Tuần Văn hóa du lịch Nguyễn Du năm 2023 được sẽ được huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn nhằm tiếp tục tôn vinh những giá trị văn hóa vượt thời gian cũng như tiếng lòng Đại thi hào Nguyễn Du gửi lại hậu thế.
Ngày 28/3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử-văn hóa Phật giáo Việt Nam”.
Với bà con ngư dân Hà Tĩnh, Lễ hội cầu ngư đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Không chỉ gửi gắm niềm tin, cầu mong quốc thái, dân an, Lễ hội cầu ngư là dịp để người dân biểu thị sức mạnh đoàn kết, nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống của cha ông.
Chiều 11/1, tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà báo tiêu biểu, đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đánh giá, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà báo trên địa bàn đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được định danh cách nay trên 550 năm. Nghi Xuân - Hà Tĩnh hội đủ núi sông biển và đồng bằng. Hai phía là dòng Lam bao phủ, hai phía còn lại là núi Hồng Lĩnh và biển.
Các tôn giáo xuất hiện ở Hà Tĩnh từ rất sớm, cùng tồn tại và phát triển hài hòa, đóng góp vào quá trình phát triển văn hóa của địa phương. Tôn giáo với những hệ giá trị sâu sắc, là bệ đỡ tinh thần giúp tín đồ sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quê hương Hà Tĩnh.
Nhà văn quân đội Nam Hà (Nguyễn Anh Công) người con xã Bắc Sơn, Đô Lương, Nghệ An, vào nam chiến đấu năm 1964 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm 1966, từ chiến trường, ông viết bài thơ “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”, như một lời thề, một cảm hứng thời đại, trong đó có những câu: Đất nước/Ta hát mãi bài ca đất nước/Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc/Cho mắt ta nhìn tận cùng trời/ Và cho chân ta đi cuối đất/Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất/Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!
Là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tỉnh Hà Tĩnh sở hữu kho tàng di tích đồ sộ với 86 di tích được xếp hạng quốc gia. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, do chưa được quan tâm đúng mức, một số di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chưa phát huy được giá trị của di sản.
Từ ngày 2-5/8, tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn "Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”.
Ngày 4/8, tức ngày 7/7 âm lịch, tại Nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt (Mã Liềng).