Sáng 23/9, mưa lớn cục bộ tiếp tục kéo dài ở khu vực phía tây Hà Tĩnh, lũ trên các sông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh lên nhanh, gây ngập lụt cục bộ ở vùng trũng thấp, khu dân cư hạ lưu các sông. Vì vậy hơn 9.000 học sinh ở Hương Khê, Hương Sơn phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1304/QĐ-TTg ngày 7/11/2023 về việc xuất cấp hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các tỉnh Hà Tĩnh và Hòa Bình trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đến chiều 27/9, mưa lũ đã làm 1.178 ngôi nhà của các huyện phía tây Nghệ An bị ngập; 1.081ha hoa màu bị hỏng, nhiều gia súc và gia cầm bị cuốn trôi.
Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt cực điểm, song do gặp sự cố trong quá trình vận hành cống tưới tiêu nước từ hồ Ngàn Trươi về vùng hạ du đã khiến một số nhà dân và diện tích lúa hè thu ở Can Lộc (Hà Tĩnh) bỗng dưng bị... ngập lụt.
Ngày 23/6, Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trao tặng 6.000 cây lim xanh, keo lai trong chương trình “1 tỷ cây xanh" tại rừng phòng hộ sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) và hơn 5.000 cây tràm tại rừng tràm Tân Tuyến (An Giang).
Sáng 9/4, thông tin từ Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, các nhà khoa học vừa phát hiện, công bố 2 loài thực vật mới cho khoa học là 2 loài cùng chi Xú hương (tên khoa học là Lasianthus) thuộc họ thực vật Cà-phê (tên khoa học là Rubiaceae).
Trong những năm gần đây, khi kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, tình trạng đua nhau xây mộ to đẹp, đắt tiền, đua nhau mua đất, xí đất làm khu nghĩa địa riêng của gia đình, dòng họ cũng diễn ra ngày một rầm rộ. Trong khi không gian sống ở nhiều vùng nông thôn đang ngày một thu hẹp, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ngày một sụt giảm thì ở nhiều nơi, diện tích các khu nghĩa địa ngày một mở rộng, quy mô xây dựng ngày một hoành tráng với nhiều ngôi mộ “tiền tỷ” xây bằng vật liệu đắt tiền, to cao, kiểu cách, chiếm nhiều diện tích. Đã đến lúc cần có những quy định, giải pháp mạnh mẽ, thống nhất trong toàn quốc về quản lý nghĩa địa, đồng thời cần thay đổi những tập quán, quan niệm lạc hậu trong vấn đề an táng.
Ngày 11/1, đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đã đến dự Lễ khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng công trình xây dựng hạ tầng và nhà ở cho 24 hộ vạn chài thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Từ bao đời nay, người dân các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… (Hà Tĩnh) luôn phải đối mặt với những khó khăn, mất mát do mưa lũ gây ra. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là đầu tư, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi nên địa phương đã chủ động ứng phó với thiên tai, giữ ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Trước tình hình mưa lớn dồn dập, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước. Nhà máy thủy điện Hố Hô đã tiến hành xả điều tiết với lưu lượng 575 m3/giây; Thủy điện Hương Sơn dự kiến sẽ điều tiết nước qua các cửa van đập tràn vào lúc 11 giờ ngày 29/9.
Trước những diễn biến do cơn bão số 4 gây ra, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chỉ đạo xã Cẩm Nhượng khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ triển khai các biện pháp phòng, chống bão, gia cố tuyến kè xung yếu trên địa bàn.
Chiều 24/9, đồng chí Bùi Tuấn Sơn, Trưởng Ban quản lý các Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, để ứng phó với diễn biến phức tạp do bão Noru gây ra, ngư dân Hà Tĩnh đã chủ động đưa tàu thuyền cập bến, tránh trú bão an toàn.
Sau 20 năm gồng mình chống chọi với triều cường và các cơn bão cường độ mạnh, kè biển Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Nếu không những giải pháp nâng cấp, sữa chữa kịp thời, những giải pháp ứng phó kiểu “giật gấu vá vai” của người dân địa phương sẽ không cứu nổi kè biển Cẩm Nhượng, kéo theo đó cuộc sống của hơn 10 nghìn hộ dân nơi luôn được đặt trong tình trạng báo động trước mỗi mùa mưa bão.