

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#Cuộc chiến chống khủng bố
Có 31 kết quả
LHQ mới đây đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng khủng bố tại châu Phi, trong khi số người thiệt mạng vì các cuộc tiến công khủng bố trên toàn cầu đang có chiều hướng giảm. Điều này làm dấy lên lo ngại khu vực này trở thành “điểm nóng” mới về khủng bố.
Một loạt vụ tấn công đẫm máu xảy ra những ngày gần đây tại Afghanistan đã dấy lên lo ngại chủ nghĩa khủng bố chực chờ trỗi dậy. Trong khi đó, khủng hoảng y tế và nhân đạo tại đất nước Tây Nam Á vẫn trầm trọng và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát bất cứ lúc nào.
Tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa xác nhận thủ lĩnh Abu Ibrahim al-Qurayshi của nhóm cực đoan này đã bị tiêu diệt, đồng thời chỉ định người thay thế là Abu Hasan al-Hashemi al-Qurashi. Những cuộc truy quét của Mỹ trong thời gian qua đã khiến IS ngày càng suy yếu và khó có cơ hội khôi phục lực lượng như trước đây.
Mỹ bắt đầu chương trình huấn luyện chống khủng bố hằng năm cho các lực lượng châu Phi tại Côte d’Ivoire. Chương trình diễn ra trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động, khi các tay súng Hồi giáo cực đoan chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, các cuộc đảo chính gia tăng và Pháp đang rút dần lực lượng khỏi Mali và khu vực Sahel.
Chính phủ Mỹ vừa thông báo treo thưởng lên tới 10 triệu USD cho thông tin nhận dạng hoặc dẫn đến vị trí của Sanaullah Ghafari, thủ lĩnh nhánh Afghanistan của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một thách thức đối với an ninh toàn cầu. Đối mặt mối đe dọa không lường trước này, các nhà nghiên cứu về an ninh đã tiến hành nhiều phân tích khác nhau để đánh giá tác động của đại dịch đối với các nguy cơ khủng bố. Gần đây, báo cáo của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore cho biết, mối đe dọa khủng bố ở Đông Nam Á và Nam Á đã giảm xuống trong năm 2021.
CNN ngày 22/9 đưa tin, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray (trong ảnh) nhận định rằng, các tổ chức khủng bố như al-Qaeda, nhóm cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang âm mưu thực hiện những vụ tiến công khủng bố quy mô lớn trên đất Mỹ.
Ngày 11/9 của 20 năm trước, gần 3.000 người thiệt mạng trong loạt vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ. Sự kiện khủng bố chưa từng có trong lịch sử này đã gây chấn động cả thế giới, dẫn đến những thay đổi lớn với nước Mỹ, từ chính sách đến đời sống. Mối đe dọa khủng bố toàn cầu nay cũng đã khác xưa
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov ngày 9/9 nhận định, kể từ ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9 cách đây 20 năm, mối đe dọa khủng bố đã thay đổi đáng kể, xuất hiện những thách thức mới không thể coi thường đối với các nước trên thế giới.
Cách đây hai thập kỷ, ngày 11/9/2001, Chính phủ và người dân Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế bàng hoàng trước vụ tiến công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở TP New York. Vụ khủng bố do các phần tử cực đoan al-Qaeda thực hiện đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Tròn 20 năm ngày xảy ra thảm kịch này, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ dù thu được một số thành quả, song vẫn cần tới những động thái quyết liệt và toàn diện hơn.
Cảnh sát Italia cho biết, vừa bắt giữ bốn đối tượng bị cáo buộc gửi tiền tới các đầu mối tài trợ tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Cuộc điều tra đang tiếp tục tìm kiếm manh mối của mạng lưới tài trợ khủng bố được xem là có quy mô lớn ở châu Âu và khu vực Trung Đông.
Trong bối cảnh nguy cơ về dịch bệnh vẫn nghiêm trọng trên toàn cầu, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo tình trạng gia tăng các mối đe dọa khủng bố mới trong đại dịch và điều này đòi hỏi các nỗ lực hợp tác quốc tế chống khủng bố chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Ngày 3-1, AP đưa tin, giới chức Pakistan đã bắt giữ Zaki-ur-Rehman Lakhvi (trong ảnh), kẻ bị tình nghi lên kế hoạch cho các vụ tiến công tại Mumbai (Ấn Độ) năm 2008.
Phát biểu tại thủ đô Warsington (Mỹ) ngày 12-9, nhân kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ (11-9-2001 – 11-9-2020), Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, lập trường của Nga sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, chỉ cần phía Mỹ nhất trí quan điểm này và lên tiếng đề nghị hợp tác.
Cách đây19 năm, ngày 11-9-2001, thế giới rúng động bởi loạt vụ khủng bố nhằm vào hai biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ là Trung tâm Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc. Sự kiện kinh hoàng này đã cướp đi tính mạng của khoảng 3.000 người, làm hơn 6.000 người khác bị thương và khiến nước Mỹ tổn thất hàng nghìn tỷ USD.
NDĐT – Hãng tin Tass dẫn lời Văn phòng báo chí tổng thống Nga ngày 29-12 cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 29-12 giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump vì chia sẻ thông tin của các cơ quan đặc nhiệm, giúp Nga nhăn chặn được các cuộc tấn công khủng bố tại Nga.
NDĐT - Ngày 28-10, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, nếu các thông tin về việc thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi được xác thực, thì đây sẽ là một tín hiệu cho thấy những đóng góp nghiêm túc của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến chống khủng bố.
NDĐT - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã thông qua Chiến lược quốc gia về chống chủ nghĩa khủng bố sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn nỗ lực của các nhóm khủng bố sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) để chống lại nước Mỹ.
NDĐT - Ngày 4-10, Mỹ đã công bố chiến lược chống khủng bố đầu tiên kể từ năm 2011. Trong văn kiện này, chính quyền Mỹ nêu ra cách tiếp cận mới để chống và ngăn chặn mối đe dọa khủng bố đang gia tăng, đồng thời khẳng định Washington sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho nước Mỹ.
NDĐT - Ngày 19-4, Lầu Năm Góc cho biết, một người đàn ông liên quan vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ đã bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ tại Syria hơn một tháng trước.
NDĐT- 16 năm sau các vụ khủng bố ngày 11-9-2001, khi al Qaeda thực hiện các vụ tấn công kinh hoàng vào Trung tâm thương mại thế giới và Lầu năm góc, nước Mỹ đã không phải hứng chịu một vụ tấn công thành công nào bởi một tổ chức khủng bố nước ngoài. Liệu nước Mỹ đã thực sự an toàn trước nguy cơ khủng bố?