Những giải pháp quan trọng bảo đảm an ninh lương thực

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sự nóng lên toàn cầu và các đợt nắng nóng dự kiến sẽ làm tăng giá lương thực và lạm phát trên toàn thế giới trong tương lai.
0:00 / 0:00
0:00

Thế giới đối mặt một mùa hè khốc liệt khi phải đối phó nhiệt độ tăng cao do tình trạng biến đổi khí hậu kéo theo nguy cơ hạn hán gây ảnh hưởng an ninh lương thực, đẩy nhiều người tới bờ vực của nạn đói.

Dựa trên dữ liệu lịch sử về giá cả và thời tiết của 121 quốc gia từ năm 1996-2021, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) và ECB đã phát hiện rằng, nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu sẽ khiến chi phí lương thực trên toàn thế giới tăng từ 1,49-1,79 điểm phần trăm mỗi năm từ nay đến năm 2035.

Tương tự, ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ cực đoan trong tương lai đối với lạm phát chung sẽ là từ 0,76-0,91 điểm phần trăm trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với giá lương thực sẽ khác nhau nhưng xảy ra ở khắp mọi nơi, nhất là tại các nước đang phát triển.

Dựa trên dữ liệu lịch sử về giá cả và thời tiết của 121 quốc gia từ năm 1996-2021, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) và ECB đã phát hiện rằng, nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu sẽ khiến chi phí lương thực trên toàn thế giới tăng từ 1,49-1,79 điểm phần trăm mỗi năm từ nay đến năm 2035.

Một trong những tác giả của báo cáo từ PIK, ông Maximilian Kotz cho biết: “Chúng tôi tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nhiệt độ cao hơn, đặc biệt là vào mùa hè hoặc ở những nơi nóng bức, khiến giá cả tăng chủ yếu do lạm phát thực phẩm, cũng như lạm phát tổng thể”.

Theo ông Kotz, tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với giá lương thực và lạm phát trong tương lai thể hiện rõ nhất ở các khu vực vốn đã nóng hơn, điển hình là các khu vực nghèo và đang phát triển trên thế giới.

Bờ vực nạn đói

Châu Phi và Nam Mỹ sẽ là những lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng trên. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, khoảng 6,5% dân số tại khu vực Mỹ Latin và Caribe đang sống trong tình trạng thiếu ăn, tương đương khoảng 43,2 triệu người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các loại thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu hằng ngày.

Mặc dù tỷ lệ đói ăn tại Mỹ Latin, khu vực có tổng cộng 650 triệu dân, đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn 0,9% so với năm 2019, giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Điều này đồng nghĩa đã có khoảng 6 triệu người bị thêm vào danh sách thiếu ăn so với cách đây 5 năm.

Châu Phi và Nam Mỹ sẽ là những lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng trên. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, khoảng 6,5% dân số tại khu vực Mỹ Latin và Caribe đang sống trong tình trạng thiếu ăn, tương đương khoảng 43,2 triệu người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các loại thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu hằng ngày.

Khu vực này đang chật vật trong vấn đề bảo đảm an ninh lương thực cho người dân bởi hoạt động kinh tế chậm lại, giá cả hàng hóa biến động, chi phí lương thực cao và tác động của biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, khu vực Trung Đông đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ, khi các nguồn viện trợ ngày càng sụt giảm đã ảnh hưởng đến nỗ lực xoa dịu khủng hoảng lương thực. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, 40 triệu trong tổng số 400 triệu người ở Trung Đông đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.

Đáng chú ý, cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza ngày càng trầm trọng khi toàn bộ dân số ở dải đất này đang cần được hỗ trợ lương thực khẩn cấp. Theo Giám đốc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Đông Âu của WFP, bà Corinne Fleischer, tháng lễ Ramadan trở thành gánh nặng đối với hàng triệu người tại Trung Đông khi họ phải đối mặt với giá lương thực cao, trong khi thu nhập vẫn bấp bênh.

Ngoài ra, lạm phát cao ở Liban, Ai Cập và Iran, cũng như hậu quả của các cuộc xung đột ở Syria và Yemen cùng các cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Gaza và Sudan đã đe dọa sự ổn định gần đây của giá lương thực trên toàn cầu. Giá lương thực tăng cao kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Biến đổi khí hậu tác động an ninh lương thực

Hiện tượng thời tiết El Nino, cùng với tình trạng hạn hán lan rộng, đang đặt ra nguy cơ ngày càng lớn đối với an ninh lương thực ở khu vực miền Nam châu Phi. Trong thời gian mùa hè ở Nam bán cầu từ giữa tháng 11/2023 đến tháng 2 vừa qua, các vùng trồng trọt chính ở Malawi, Mozambique, Namibia, Zambia và Zimbabwe chỉ nhận được 80% lượng mưa so với mức trung bình.

Trong tháng 2 - thời điểm mà lượng nước tưới có tác động lớn nhất đến năng suất cây trồng, lượng mưa ghi nhận ở mức “thiếu hụt đáng kể”. Nhiệt độ cao hơn mức bình thường và lượng mưa phân bố thất thường đã khiến tình hình an ninh lương thực ở khu vực Nam châu Phi trở nên tồi tệ hơn.

Sản lượng ngũ cốc ở khu vực dự báo sẽ giảm trong năm nay, làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Nam Phi, nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất khu vực, cũng đã phải hứng chịu lượng mưa ít và nhiệt độ cao trong 2 tháng đầu năm nay, có nguy cơ làm giảm sản lượng ngô so với năm ngoái.

Cùng với xung đột vũ trang, hạn hán nằm trong những nguyên nhân lớn nhất gây mất an ninh lương thực và tác động tổng thể của chúng lớn hơn tổng tác động riêng lẻ. Thế giới đã trải qua nhiều cú sốc, bao gồm đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine dẫn đến giá lương thực trên thế giới tăng cao.

Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu cũng được thể hiện qua tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, sản xuất thủy điện không ổn định, thiệt hại về hạ tầng và tổn thất về sức khỏe con người.

Trong bối cảnh giá lương thực, phân bón và nhiên liệu biến động, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, xung đột, khủng hoảng khí hậu, các trường hợp khẩn cấp liên quan đến hoạt động nhân đạo và ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, thế giới cần phải cùng nhau hành động nhanh chóng để giải quyết những vấn đề toàn cầu vì một tương lai lành mạnh hơn, bền vững hơn.

Thay đổi cách thức hoạt động của các hệ thống lương thực, thực phẩm, từ phương thức sản xuất, cung cấp và tiêu thụ thực phẩm đến giải pháp giảm thiểu sự thất thoát và lãng phí thực phẩm, hỗ trợ các nước nghèo và đang phát triển đầu tư dài hạn vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được cho là những giải pháp quan trọng nhằm thiết lập một hệ thống lương thực bền vững để thế giới có thể đối phó tốt hơn đối với các cuộc khủng hoảng xảy ra trong tương lai.