Chính phủ Pháp cung cấp các khoản trợ cấp để hỗ trợ người dân mua xe đạp mới hoặc xe đạp đã qua sử dụng. (Ảnh: MINH DUY)

Châu Âu muốn bớt "ồn ào" vì chi phí xã hội giải quyết hậu quả quá lớn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếng ồn là yếu tố gây tổn hại đến sức khỏe người dân châu Âu lớn thứ hai chỉ sau ô nhiễm không khí. Cơ quan Môi trường châu Âu (AEE) chỉ ra rằng, khoảng 20% dân số bị ảnh hưởng, tương đương hơn 100 triệu người. Tại Pháp, chi phí xã hội để giải quyết hậu quả do ô nhiễm tiếng ồn lên tới 156 tỷ euro/năm. Do vậy, các nước EU đang triển khai nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.
Ảnh minh họa.

Cột mốc quan trọng trong hợp tác EU-Nhật Bản

Hiệp định Đối tác chiến lược (SPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương. Đây là thỏa thuận khung đầu tiên giữa hai bên, định hướng cho sự gắn kết chặt chẽ hơn về chính trị, kinh tế và các vấn đề quốc tế, khu vực, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác Nhật Bản-EU trong hàng loạt vấn đề quan trọng.
Ảnh minh họa: https://european-union.europa.eu.

Kỳ vọng đột phá

Ba Lan đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1/2025 với mong muốn tận dụng cơ hội này để định hình chương trình nghị sự và tạo ảnh hưởng đáng kể đến các ưu tiên của liên minh. Nắm trong tay những lợi thế nhất định và kỳ vọng đem đến những bước đột phá trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU, Ba Lan đặt ưu tiên vào các vấn đề an ninh, năng lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vừa củng cố vị thế trong "ngôi nhà chung", vừa vì lợi ích chung của khối.
Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang. (Ảnh minh họa: TTXVN)

EU ban hành quy định mới về các biện pháp kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành quy định mới về kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những điều chỉnh đáng chú ý liên quan một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. (Nguồn: THX/TTXVN)

Mở rộng cánh cửa hợp tác giữa EU và MERCOSUR

Vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) hoàn tất quá trình đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ mở rộng cánh cửa hợp tác giữa hai bên, mang lại cơ hội tăng trưởng và phát triển bền vững cho cả hai khu vực. Dù đây là một tín hiệu tích cực, song việc hai bên phải mất tới 25 năm mới đạt đồng thuận và những tranh cãi bên trong mỗi khối vẫn tồn tại cho thấy còn nhiều thử thách trên chặng đường đưa thỏa thuận này đi vào hiệu lực.
Tình trạng phá rừng trái phép để trồng cà-phê đang đặt ra nhiều thách thức với các địa phương của Đắk Nông trong tuân thủ quy định của EUDR.

Đắk Nông chủ động đáp ứng quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) đã được điều chỉnh hạn cuối để các doanh nghiệp lớn tuân thủ EUDR là ngày 30/12/2025; các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là ngày 30/6/2026. Từ thời điểm này, các công ty không thể xuất khẩu cà-phê vào thị trường châu Âu nếu không chứng minh được sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng sau ngày 31/12/2020. Đắk Nông là một trong những khu vực trọng điểm về xuất khẩu cà-phê cho nên đòi hỏi việc tuân thủ EUDR là điều cấp thiết.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty TAVICO Long Bình (Đồng Nai).

Khẩn trương đáp ứng quy định EUDR để xuất khẩu vào thị trường EU

Sau ngày 30/12/2024, các tổ chức, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải đáp ứng quy định của châu Âu về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng (EUDR). Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất, khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Ảnh minh họa: https://european-union.europa.eu.

Thông điệp đoàn kết của EU

Romania và Bulgaria đã vượt qua trở ngại cuối cùng trên hành trình gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen, sau khi Áo “bật đèn xanh” cho nỗ lực kéo dài hơn mười năm của hai nước. Bước tiến này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn gửi đi thông điệp về nỗ lực củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch EC Margaritis Schinas. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với EU

Tại cuộc tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) và bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ giữa hai bên trong thời gian qua.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

EU không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine

Ngày 14/10, phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao EU tại Luxembourg, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho hay, các Bộ trưởng Ngoại giao EU một lần nữa không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ Quỹ hòa bình châu Âu.