Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2024 Luiz Inacio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Rodolfo Abinader Corona và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Đây là lần thứ năm Việt Nam là khách mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Cộng hòa Dominica.
Những gam mầu tươi sáng hơn đã xuất hiện ngày càng nhiều trên bức tranh kinh tế toàn cầu nửa đầu năm nay. Liên hợp quốc vừa dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, trong khi các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về triển vọng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...
Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai lần được mời tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Trung Quốc, thể hiện vai trò quan trọng của Việt Nam tại diễn đàn quốc tế này, đồng thời cho thấy vị thế ưu tiên nổi bật trong bố cục ngoại giao của Trung Quốc.
OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt ở mức 2,8% và 2,9%, không thay đổi so với các mức dự báo được đưa ra trước đó.
Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
Thời gian gần đây, hàng loạt nền kinh tế lớn đối mặt mức thâm hụt ngân sách khổng lồ. Tình trạng mất cân bằng ngân sách không chỉ tác động tiêu cực cuộc chiến chống lạm phát, kìm hãm đà tăng trưởng của các nước, mà còn kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Theo nghiên cứu mới vừa được Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) công bố, ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây tổn thất 38.000 tỷ USD/năm cho các nền kinh tế. Trong khi đó, thảm họa đang ngày càng cận kề khi thế giới chỉ còn 2 năm để hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Trước thềm Hội nghị mùa xuân năm 2024 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra từ ngày 15 đến 20/4 tại Washington (Mỹ), IMF công bố báo cáo, trong đó nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay và giữ nguyên dự báo kinh tế ảm đạm trong trung hạn.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế thắp lên hy vọng kinh tế thế giới sẽ bước ra khỏi nguy cơ suy thoái.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 3,1% nhờ khả năng phục hồi bất ngờ ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.
Giá dầu thế giới có dấu hiệu tăng trở lại trong những tuần gần đây nhờ vào “lực đẩy” bao gồm triển vọng tăng trưởng khả quan hơn ở các nền kinh tế và biện pháp điều chỉnh sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu tăng cho thấy kinh tế thế giới đã bớt “ốm yếu”, nhưng phía trước vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, các yếu tố khó lường.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 có nhiều nhân tố khiến cho áp lực lạm phát sẽ không lớn, nổi bật là kinh tế thế giới và Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm; môi trường tiền tệ, tỷ giá trung tính, giá dầu cũng khó tăng đột biến do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Với việc Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát trong năm 2023, các chuyên gia kinh tế bày tỏ lạc quan đây sẽ là nền tảng để tạo đà cho việc giữ ổn định lạm phát trong năm 2024, trong đó có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lạm phát.
Kinh tế thế giới vượt qua một năm đầy thử thách, song đã chứng tỏ được sự bền bỉ hơn kỳ vọng. Tờ Financial Times (Anh) nhận định, 2023 là một năm vui đối với kinh tế thế giới khi Chỉ số bất ngờ kinh tế toàn cầu của City Group cho thấy các số liệu thực tế trong năm luôn cao hơn dự báo. Các xu hướng kinh tế này là cơ sở để lạc quan về kinh tế thế giới trong năm 2024.
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm đầy thăng trầm. Bên cạnh một số điểm tích cực, nhìn chung bức tranh kinh tế thế giới vẫn ảm đạm và được dự báo sẽ đối mặt một năm tiếp theo đầy thách thức. Một số nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, song chậm và không vững chắc, trong khi tác động của tình hình địa chính trị bất ổn làm chậm tốc độ tăng trưởng của một số khu vực.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (E.Rai-xi) đã có chuyến công du châu Phi trong nỗ lực ngoại giao nhằm xây dựng các mối quan hệ liên minh mới. Với các điểm dừng chân là Kenya, Uganda và Zimbabwe, chuyến công du đầu tiên của một Tổng thống Iran tới châu Phi trong 11 năm qua là bước ngoặt mới, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Iran với các nước châu Phi.
Các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo đầy tươi sáng về việc lạm phát hạ nhiệt ở một loạt nền kinh tế trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Tín hiệu tích cực này cho thấy các biện pháp đối phó của chính phủ các nước thời gian qua bắt đầu mang lại hiệu quả.
Trong báo cáo gửi các lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trước thềm cuộc họp của G20 tại Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế toàn cầu trong quý I năm 2023 tăng trưởng ở mức khả quan hơn so với dự báo hồi tháng 4. Tuy nhiên, triển vọng vẫn khó đoán định, có cả tiềm năng phục hồi lớn bên cạnh nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng giảm tốc.
Hội nghị thường niên lần thứ 14 các nhà lãnh đạo mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, còn được gọi là "Diễn đàn Davos mùa hè" sẽ diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc từ ngày 27 đến 29/6.
Chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đã được Chính phủ của nhiều quốc gia triển khai. Tại Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng đồng bộ để phát triển kinh tế tuần hoàn.
Lãnh đạo của hơn 10 quốc gia tiến hành thảo luận về việc củng cố mối liên kết chặt chẽ hơn với Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS-gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh BRICS đang xem xét mở rộng thành viên và ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập khối này.
Thủ tướng Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc Lý Cường kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay đoàn kết, hợp tác để ứng phó các thách thức; cởi mở, bao dung để thúc đẩy phát triển; đem đến nhiều yếu tố xác định cho châu Á và thế giới, kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.
Kinh tế-xã hội quý I/2023 của Việt Nam đạt được kết quả tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,32%, Việt Nam ghi nhận mức tăng trong quý đầu năm thấp thứ hai trong vòng 12 năm qua.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.
Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững là vấn đề thời sự, cấp bách của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay khi kinh tế toàn cầu có nhiều biến động ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tái định vị doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, cần phải dự báo tình hình kinh tế thế giới, đánh giá kinh tế trong nước và sức khỏe thực tế của doanh nghiệp.
Những khó khăn nền kinh tế phải đối mặt trong hai tháng đầu năm 2023 như số liệu công bố của Tổng cục Thống kê là những vấn đề không nằm ngoài dự báo của cơ quan điều hành và các chuyên gia kinh tế.
Tín hiệu phục hồi kinh tế toàn cầu đã rõ ràng hơn trong những tuần gần đây khi kinh tế Trung Quốc cho thấy triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn, trong khi đó "đầu tàu" kinh tế Mỹ tránh được nguy cơ suy thoái và mối lo lạm phát đã dịu bớt.
Lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí thúc đẩy và sẽ không kéo dài nên BOJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva dự đoán năm 2023 sẽ còn khó khăn hơn so với năm 2022, do các nền kinh tế lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn giảm tốc.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra dự báo ảm đạm rằng, gam màu xám chủ đạo sẽ bao phủ hầu hết các nền kinh tế lớn vào năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới đang quay cuồng trước cú sốc năng lượng lớn nhất kể từ những năm 1970.