Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Mỹ Latin và Caribe, trong bối cảnh thế giới chứng kiến những thay đổi chóng mặt về địa chính trị khi Mỹ chuyển hướng các ưu tiên chiến lược. Mối quan hệ chặt chẽ giữa EU và Mỹ Latin và Caribe được đánh giá mang lại nhiều lợi ích thực chất cho đôi bên.
Ngày 24/3, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas sẽ đến Israel và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng nhằm thúc đẩy việc nối lại ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, sau khi xung đột leo thang nghiêm trọng.
Tên nước Pháp xuất hiện dày đặc trên truyền thông thời gian qua khi Paris tích cực tham gia giải quyết những thách thức của châu Âu cũng như xung đột tại Ukraine và Trung Ðông. Trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Pháp ở châu Phi liên tục bị suy yếu, đây được xem là bước đi cần thiết để Ðất nước hình lục lăng củng cố vị thế trên bàn cờ chiến lược thế giới.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Theo thông báo này, thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời.
Hàng loạt lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, đổi mới, khí hậu, năng lượng, quốc phòng, an ninh đã được Nam Phi và Liên minh châu Âu (EU) cam kết tiếp tục mở rộng hợp tác tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 diễn ra ở thành phố Cape Town (Nam Phi). Trong bối cảnh cả hai bên đều đang phải đối phó những thách thức liên quan vấn đề viện trợ và thương mại, đây là cơ hội để các nước EU và một trong những nền kinh tế hàng đầu ở châu Phi cùng tìm ra những hướng đi mới và khai thác tiềm năng hợp tác.
Ngày 13/3, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nam Phi được tổ chức tại thành phố Cape Town (Nam Phi), hai bên đã cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh cả hai bên đều đang phải đối phó với những thách thức liên quan đến vấn đề viện trợ và thương mại.
Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tung ra lời đe dọa sẽ áp thuế 200% lên rượu vang, sâm-panh và các loại đồ uống có cồn từ châu Âu nếu EU không hủy bỏ mức thuế 50% đối với rượu whisky Mỹ.
Theo thông báo của Phủ Thổng thống Pháp, chiều 11/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng quân đội từ 30 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng với Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất đàm phán về Hiệp định Thương mại số (DTA). Đây được coi là bước tiến lớn trong quan hệ đối tác kinh tế-thương mại giữa hai bên và là thỏa thuận mang tính bước ngoặt, tạo môi trường kinh doanh năng động, thuận lợi và mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp hai bên. Thỏa thuận này không chỉ củng cố mối quan hệ thương mại song phương, mà còn đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa Hàn Quốc với "đại gia đình" 27 quốc gia thành viên EU trong kỷ nguyên số hóa.
Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Nâng cao năng lực quốc phòng đang là vấn đề được châu Âu quan tâm hơn bao giờ hết, khi Mỹ - đồng minh ở phía bên kia Đại Tây Dương - thay đổi chính sách đối ngoại và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu gia tăng. Những quyết định quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vừa qua của Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ đã phản ánh quyết tâm ứng phó hàng loạt thách thức bên ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, hôm 7/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức công bố Lộ trình quyền của phụ nữ và trình bày Báo cáo bình đẳng giới năm 2025. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Liên minh châu Âu (EU), đồng thời phản ánh cam kết mạnh mẽ của EU đối với quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái, từ đó tạo dựng một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.
Ngày 6/3, lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiến hành họp Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Brussels với mục tiêu tăng cường quốc phòng và an ninh cho châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine và những thay đổi chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 4/3 đã công bố một kế hoạch trị giá 800 tỷ euro nhằm tăng cường đáng kể chi tiêu quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU).
Diễn ra tại thủ đô London của Anh ngày 2/3, hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Âu bàn thảo về an ninh khu vực, trong đó tập trung vào cuộc xung đột tại Ukraine. Hội nghị có sự tham dự của hơn 10 nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), cùng lãnh đạo Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine.
Sau gần 5 năm thực thi, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư và thúc đẩy cải cách thể chế. Trước khi có EVFTA, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng gần 49 tỷ USD, đến nay đã tăng lên gần 70 tỷ USD, là sự tăng trưởng rất lớn.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ vừa đạt đồng thuận về mục tiêu hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên trong năm 2025. Quyết định được đưa ra đúng thời điểm cả EU và Ấn Độ đều mong muốn củng cố và hướng tới nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược.
Ngày 27/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết, ông đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/3 tới để thảo luận về việc hỗ trợ Kiev trong tương lai.
Dù từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu nhưng EU vẫn siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu khác, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt phải có bước đi phù hợp, bảo đảm tuân thủ các quy định mới của EU để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đã cập nhật việc liên lạc với đối tác Mỹ và thảo luận kế hoạch phòng thủ, an ninh cho châu lục trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu đang ngày một gia tăng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/2/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.
Nhằm tăng cường an ninh và giám sát hàng hóa nhập khẩu, từ ngày 1/4/2025, Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở rộng Hệ thống Kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) sang các phương thức vận tải đường bộ và đường sắt. Đây là bước tiếp theo trong lộ trình kiểm soát hải quan chặt chẽ hơn, sau khi ICS2 đã được áp dụng đối với hàng không, đường biển và đường thủy nội địa.
Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững, đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với nông sản nhập khẩu, trong đó có sản phẩm từ Việt Nam. Đặc biệt, thị trường Bắc Âu với những tiêu chuẩn cao về chất lượng và môi trường đang trở thành thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Trong bối cảnh xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới có dấu hiệu gia tăng, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực mở ra những cánh cửa hợp tác kinh tế mới. Sau khi đạt những thỏa thuận quan trọng với Thụy Sĩ và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), mới đây, Liên minh Cờ xanh tuyên bố đẩy mạnh tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Malaysia và Ấn Độ.
Ngày 4/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị cho các cuộc đàm phán khó khăn với Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
Các quy tắc đầu tiên được áp dụng bao gồm: định nghĩa về hệ thống AI, nâng cao nhận thức về AI và một số trường hợp sử dụng AI bị cấm do tiềm ẩn rủi ro không thể chấp nhận được trong EU.