Bên mái nhà rông làng Kon Brăp Ju. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Sắc màu văn hóa bên dòng Đăk Pne

Nằm hai bên bờ sông Đăk Pne mát lành, làng Kon Brăp Ju và Kon Biêu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) là nơi sinh sống của dân tộc Ba Na và Xơ Đăng. Nhà rông ở đây vừa là biểu trưng của tộc người, vừa là thiết chế văn hóa quan trọng góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Bảo tàng trưng bày khoảng 2.000 tác phẩm nghệ thuật kính màu các loại được sưu tầm từ nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Bảo tàng Nghệ thuật kính màu - không gian sáng tạo và kết nối văn hóa độc đáo

Sự ra đời của Bảo tàng Nghệ thuật kính màu tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội đánh dấu cột mốc bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho nghệ thuật kính màu ra đời, góp phần kết nối văn hóa-nghệ thuật với công chúng và thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Hát múa Sắc bùa làng Phò Trạch (huyện Phong Điền) tham gia biểu diễn tại Lễ hội Festival Huế.

Những người “lưu giữ” văn hóa làng

Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.
Phụ nữ Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy dệt thổ cẩm.

Ấm no ở những bản làng người Brâu, Rơ Măm

Trong những năm qua, quán triệt, thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người, tỉnh Kon Tum đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Brâu và Rơ Măm; góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Ðảng, Nhà nước.
Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Bản Đông, xã Ôn Lương là ngôi nhà sàn truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày.

Bảo tồn làng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên có hơn 50 dân tộc thiểu số, với khoảng 380 nghìn người, chiếm 30% dân số toàn tỉnh; trong đó có 8 dân tộc thiểu số chiếm số đông như Tày, Nùng, Sán Chỉ, H'Mông, Dao. Hội nhập ngày càng sâu rộng, truyền thống dân tộc có nguy cơ mai một. Tỉnh Thái Nguyên triển khai 3 dự án bảo tồn làng truyền thống, qua đó bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy.
Phụ nữ dân tộc Hà Nhì huyện Mường Nhé thi thiết kế trang phục truyền thống dân tộc.

Điện Biên nỗ lực bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Là nơi sinh sống của 19 dân tộc, trong đó có 18 dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc từ trang phục, kiến trúc tới phong tục tập quán, tín ngưỡng… Điện Biên luôn có sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước, quốc tế. Cùng với nỗ lực xây dựng Điện Biên thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Trung du miền núi phía bắc, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành trong tỉnh Điện Biên luôn dành sự quan tâm nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các tộc để tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Điện Biên…
Ông Lò Văn Chiến bên những trang sách nghiên cứu về văn hóa Pú Nả.

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu.
Nà pha - nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái

Nà pha - nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái

Nà pha (vỏ chăn của người Thái tại Nghệ An) là những sản phẩm gần như không thể sưu tập được ở cộng đồng nữa, đang được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái tại Nghệ An.
Chung tay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chung tay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hiện nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân tộc. Những chương trình, chính sách được ban hành đang phát huy hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần củng cố khối đại đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Các chuyên gia văn hóa, nhà quản lý, nghệ sĩ, doanh nhân, nhà báo... tâm huyết với di sản văn hóa dự sự kiện.

Sắc sen hội tụ trong chương trình "Sen Thu Hà Nội"

Tại Bảo tàng Hà Nội, đông đảo công chúng Thủ đô và du khách vừa có dịp thưởng thức nghệ thuật và giao lưu trong sự kiện đặc biệt mang tên "Sen Thu Hà Nội". Chương trình được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam - Quỹ Hỗ trợ và bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hà Nội tổ chức chiều 28/8.
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT

Phát triển sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam

Trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021) được in trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ một trong những điều cần làm khi chấn hưng nền văn hóa Việt Nam là phải: “quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới”.
Ðội múa sư tử của xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) biểu diễn trong ngày hội Lồng Tồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản múa sư tử

Năm 2017, múa sư tử của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó đến nay, công tác bảo tồn luôn được các cấp, ngành và nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh quan tâm, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Nghệ nhân Kray Sức truyền dạy các làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Pa Cô cho thế hệ trẻ.

Lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa Cô

Với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, nghệ nhân Kray Sức, 61 tuổi, ở thôn ALiêng, xã Tà Rụt, huyện Ða Krông (Quảng Trị) đã dày công nghiên cứu, lưu giữ các làn điệu dân ca cũng như nhạc cụ, tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình. Ông Kray Sức là một trong số ít người đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị vinh dự được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Làm bánh phu thê Ðình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh).

Xây dựng sản phẩm OCOP về du lịch ở Bắc Ninh

Trong quá trình triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Ninh xác định OCOP du lịch là hướng đi quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế. Những năm qua, địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm OCOP trở thành nguồn lực phát triển du lịch của địa phương.
Ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc H’Mông được huyện Đồng Hỷ tổ chức hằng năm.

Cơ hội thoát nghèo của người H'Mông ở Bản Tèn

Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là nơi đặc biệt khó khăn, hầu hết các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên đặc thù, cảnh quan thiên nhiên đẹp, bản sắc văn hóa lâu đời, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc ở Bản Tèn đang có cơ hội lớn để thoát nghèo.