Quy trình tạo nên những tấm vải đặc sắc của người Thái tại Nghệ An. |
Những tấm Nà pha quý hiếm được quy tụ
Nà pha thường được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông, trang trí ngày Tết…
Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái Nghệ An nói chung, nhóm Tày Mường nói riêng.
Nà pha thường được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, choàng giữ ấm cho trẻ em về mùa đông hay trang trí ngày Tết … |
Trong trưng bày này, hầu hết các tấm Nà pha có khổ rộng 40cm, được dệt theo kỹ thuật móc (khuýt) hoặc thêu (xéo) bằng sợi tơ tằm nhuộm màu rồi khâu ghép trên nền vải bông.
Các hoa văn trang trí thường được sắp xếp theo chiều ngang, tạo thành dải đối xứng hoặc xen kẽ, với phong cách chủ yếu là tả thực, thể hiện bốn chủ đề chính: động vật, thực vật, đồ vật và các hiện tượng tự nhiên.
Trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” diễn ra tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/01/2025. |
Trong trưng bày, có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước trên nà pha. Ngoài được thêu trên mặt chăn, loại hoa văn này cũng xuất hiện khá phổ biến trên chân váy của người Thái.
Trưng bày “Nà pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của Người Thái Nghệ An” diễn ra tại tòa nhà Trống đồng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 18/10/2024 đến ngày 17/01/2025.
Biên bản giám định hiện vật của Hội đồng giám định hiện vật, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho thấy, với niên đại từ 30 đến 90 năm, bộ sưu tập được xem là một trong những di sản đồ vải quý hiếm còn sót lại.
Triển lãm lần này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả trẻ yêu văn hóa hay các du khách nước ngoài bởi sự độc đáo, cầu kỳ.
Đến Việt Nam từ Vương quốc Anh trong 3 tuần, điều hấp dẫn Peter không phải là những điểm vui chơi, giải trí mà chính là sự đặc biệt trong văn hóa và ẩm thực. |
Bộ sưu tập không chỉ phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái, bộ sưu tập còn mang giá trị lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tính thẩm mỹ qua việc thể hiện màu sắc và hoa văn độc đáo, tinh tế.
Nghề dệt mang đậm tâm tình của người Thái
Tiến sỹ Vi Văn An, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ, nói đến người Thái thì phải nói đến nghề dệt, một nghề mà người Thái ở Nghệ An sở hữu từ rất lâu đời.
Nghề dệt đi vào đời sống của người Thái từ ăn, mặc, ở, nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. Đồ vải chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Thái. Nói đến đồ dệt thì nói đến phụ nữ, đến giới.
Người Thái 13-14 tuổi, bà mẹ đã hướng dẫn cháu bé gái đường kim mũi chỉ từ đơn giản đến phức tạp. |
Phụ nữ Thái là người đóng vai trò chủ chốt trong nuôi tằm ươm tơ trồng bông dệt vải. Nghề trồng bông dệt vải là thước đo về công dung ngôn hạnh của một cô gái.
Với Người Thái, động vật khi đưa vào hoa văn đã có tính toán. Ví dụ, con rồng là con vật trong tưởng tượng, chưa ai thấy bao giờ, vốn rất phổ biến trong trang trí chân váy, mặt chăn… Người ta quan niệm đó là con vật có sức mạnh, có nét đẹp, sẽ hữu ích cho con người vì khi người Thái canh tác ruộng con rồng sẽ làm mưa.
Có những hình tượng động vật đưa vào là mang tính hàm ơn, một trong những triết lý người Thái đưa vào họa tiết hoa văn.
Có nhiều hoa văn động vật cả trên cạn cả dưới nước được thêu trên Nà pha. |
Nhìn trên các sản phẩm dệt vải và thêu, có thể thấy sự giàu có của chủ nhân. Những hoa văn cầu kỳ tinh xảo là nhà giàu, nhà có thế, khá giả mới làm được. Vì thế, có thể nói hoa văn về ý nghĩa cũng thể hiện giàu nghèo.
Tiến sĩ Vi Văn An, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đánh giá, những hoa văn như con rồng, hoa quả sổ, hoa gai cọ đều là những những hoa rất phức tạp. |
Hiện nay người Thái ở phía tây Nghệ An, đặc biệt là vùng ven quốc lộ 48, vẫn duy trì việc dệt các tấm chăn thổ cẩm bằng những họa tiết hoa văn này nhưng độ tinh xảo cũng như chất liệu, gam màu không còn như các tấm trưng bày ở đây.
Những tấm Nà pha có độ tinh xảo cao như thế này hiện tại gần như đã không còn trong cộng đồng. |
Nghề dệt, thêu thùa của người Thái Nghệ An trong thời bao cấp cũng bị mai một, người ta không có điều kiện để ngồi thêu thùa như xưa. Ngày trước người dân tự túc dệt vải, chăn, váy chứ bây giờ chăn không thiếu, có thể mua sẵn.
Kết hợp công - tư, hướng đi hiệu quả trong công tác bảo tồn văn hóa
Trưng bày lần này mang đến 190 tấm mặt chăn đều thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Thủ công Trúc Lâm. Các tấm Nà pha được đơn vị sưu tầm trong khoảng thời gian những năm 1990 tại vùng người Thái Trắng (nhóm Tày Mường) ở miền tây tỉnh Nghệ An.
Kiến trúc xanh - một xu hướng thiết kế tất yếu
Tiến sĩ Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học, chia sẻ:"Việc hợp tác công tư về văn hóa là chủ trương mà UNESCO luôn đề cao, khuyến khích. Lần này, chúng tôi cùng nhau giới thiệu bộ sưu tập đồ thêu thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Thái. Sự hợp tác này mang đến sự đồng điệu giữa văn hóa, khoa học và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu trải nghiệm của khách tham quan. Qua đó, chúng tôi muốn làm sâu sắc thêm tình yêu đối với văn hóa, nghệ thuật và nhận thức để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Thái nói riêng và các tộc người của Việt Nam và trên thế giới".
Sự kiện mang đến những hấp dẫn ít được biết đến và kết nối được người xem ở nhiều độ tuổi. |
Đây cũng là bộ sưu tập được chuyên gia di sản, chuyên gia dân tộc học đánh giá là di sản quý hiếm mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc.
Cũng theo ông Quang: “190 tác phẩm này được lựa chọn trong số hàng nghìn tác phẩm đã được Công ty Trúc Lâm sưu tầm từ những năm 90 của thế kỷ trước. Bộ sưu tập dày dặn cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn rất chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản những di sản văn hóa của dân tộc. Điều này khẳng định quan điểm “làm kinh tế để nuôi văn hóa” là rất hợp lý, hiệu quả và đáng trân trọng”.
Sự hợp tác công - tư giúp người xem có nhiều cơ hội để tiếp cận với sự đa dạng của văn hóa. |
Ngày 14/10/2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho 101 hiện vật (di vật) là các tấm Nà pha được sưu tầm tại vùng người Thái trắng (nhóm Tày Mường) ở miền Tây tỉnh Nghệ An do Công ty TNHH một thành viên Thủy công Trúc Lâm đề nghị đăng ký.
Ngày 14/10/2024 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ra quyết định số 1195 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Theo đó, Sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho 101 hiện vật (di vật) là các tấm Nà pha được sưu tầm tại vùng người Thái trắng (nhóm Tày Mường) ở miền Tây tỉnh Nghệ An do Công ty TNHH một thành viên Thủy công Trúc Lâm đề nghị đăng ký.
Tất cả 101 di vật nói trên đều có mặt trong trưng bày Nà pha lần này.