

#Nguồn gốc và ý nghĩa
Có 26 kết quả
Tết không chỉ là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, mà đó còn là dịp những người con xa quê trở về quê hương, sum vầy cùng người thân, để sẻ chia và trao gửi yêu thương, để thắp nén nhang tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, để truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị bất diệt của gia đình, tình thân.
"Năm nay có về quê không?", câu hỏi giản dị ấy, năm nay, nghe nhiều người hỏi quá. Hay chính bởi sự đặc biệt của một năm giãn cách, dịch bệnh, đau thương mất mát và cả sự hồi sinh, kỳ vọng đang nhen lên hy vọng trong mưa bụi tiết xuân, đã làm nên cái chộn rộn, mong mỏi ấy?
Cứ đến Tết là những người đàn ông Việt dù mới xây dựng gia đình hay đã ở tuổi xưa nay hiếm, bao giờ cũng chuẩn bị đồ lễ trước ngày Tết Nguyên đán để thắp hương tổ tiên, ông bà ông vải nhà vợ, tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn bố mẹ vợ đã sinh thành và nuôi dưỡng vợ mình cho tới ngày làm dâu nhà chồng.
Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến cái Tết truyền thống trở nên đầy đủ hơn. Vì thế, khi Tết đến xuân về, nhiều người dần mất đi cảm giác mong mỏi một cái Tết sung túc, từ đó nảy sinh ý kiến đòi “xóa Tết”, “gộp Tết”. Tuy nhiên, với phần lớn người Việt, một khoảng thời gian đủ đầy cả vật chất, tinh thần lẫn thời gian như Tết Nguyên đán truyền thống vẫn có ý nghĩa thật thiêng liêng.
Mỗi độ xuân về, là một lần những thành viên của các gia đình hiện đại về gần với truyền thống hơn. Những đứa con xa chờ phút giây sum họp; những “công dân toàn cầu”, những người con dân Việt xa xứ, đều bằng cách này hay cách khác “về nhà”, với đầy đủ nghĩa của từ này. Đây cũng là lúc người ta có thể cùng ngồi lại với nhau, nhìn về một hướng, nhìn về 365 ngày vừa qua với bao buồn vui được mất, và hướng tới một năm mới với rất nhiều dự định cho những ban mai đang tới.
NDĐT - Sẽ có một đêm cả đất trời và con người không ngủ. Khi mà mọi thứ đã chuẩn bị xong, gia đình nào cũng ngồi lại, thư thái bên ấm trà, ly rượu. Trên ban thờ tổ tiên, hương thơm đang đỏ đầu, ngan ngát. Đó là thời khắc chờ đón giao thừa, khi cái cũ chưa mất hẳn và cái mới chưa hoàn toàn đến. Sự giao thoa của năm cũ và năm mới, ai cũng chộn rộn mong chờ, để rồi, thời khắc đến, lòng người cứ dâng lên cảm xúc, khó nói nên lời, nhưng rất đẹp, rất lạ.
NDĐT - Tết là phải phơi phới xuân. Xuân là trẻ, là mới mẻ và theo quy luật thường là đón những khởi đầu mới. Nhưng có một thứ không thể cưỡng, cứ găm mãi trong tâm hồn, đó là ký ức. Ký ức ẩn trong đời sống và lưu luyến trong dòng chảy vồn vã, để rồi được chuyển vào đáy sâu tâm hồn một cách sâu lắng, đến nỗi thành “kho ký ức”, thành một gia tài đẹp của con người mà nếu thiếu, cuộc sống chẳng còn trọn vẹn.
Phút cuối cùng của năm cũ được chú ý, ngóng chờ nhất mỗi năm, để bước sang năm mới, mùa mới, mà đỉnh điểm là khi ba kim giờ - phút - giây nhập một - khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng được cả nhân loại đón trong hân hoan. Từ cú nhích đầu tiên của kim giây, Xuân đến. Mùa vạn vật sinh sôi đã nghìn đời nay được coi là mùa sáng tạo.
Tết đến, Xuân về là lúc người người, nhà nhà đoàn tụ, nhen nhóm lên những mong ước, những tin yêu. Tết là di sản quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Nhân ngày đầu năm mới 2020, hướng đến Tết Canh Tý không còn xa nữa, Thời Nay có cuộc gặp gỡ GS, TS NGƯT Vũ Anh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, GVCC khoa Ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Đôi khi ta than thở một ngày sao dài quá, rồi bỗng giật mình nhận ra một năm quá nhanh, Tết đến nơi rồi.
Những cuộc tranh luận về các giá trị cũ - mới vẫn đang tiếp tục được khơi lên mỗi khi Tết đến - Xuân về. Nhưng thay vì phủ nhận các giá trị của Tết, người Việt đang hướng đến việc định hình những phương thức ăn Tết mới, thích hợp với điều kiện của xã hội hiện đại. Không nằm ngoài sự chuyển động của một xã hội đang phát triển, Tết cũng đang “vận động”, để thích nghi với cuộc sống mới.
NDĐT - Cuộc sống cuốn đi. Có những lúc tưởng lòng chai sạn. Thế mà cứ cãi cữ 23 tháng Chạp trở ra, ta bỗng trở thành một người khác. Ta vẫn cứ cập rập, vội vàng để gói ghém những việc năm cũ. Nhưng cũng lúc ấy, đang có một cuộc hành hương lặng lẽ trong lòng, về với nguồn cội, với những nhớ thương...
Người Việt dù ở độ tuổi nào, dù đi đông đi tây, vẫn có sự gắn bó bền chặt với khái niệm “nghĩa tình”, với tình cảm gia đình. Có lẽ đó chính là nền tảng vững chắc nhất để giữ gìn truyền thống.
Một trong những thứ dễ gợi lại ký ức sống động nhất đó là mùi vị. Có người xa xứ tha hương hai thập kỷ, cứ tưởng đã vùi chôn ký ức vĩnh viễn rồi, ấy thế mà khi tới nhà bạn nơi xứ người vào ngày Tết, bất chợt ngửi thấy mùi bánh chưng mới vớt khỏi nồi nóng hổi tỏa khói, đã trào nước mắt.